Bế mạc kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa XIII

(Kiến Thức) - Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết trước khi Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa XIII.

Trước khi bế mạc kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa XIII, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020; Nghị quyết về tổng kết công tác nhiệm kỳ 2011-2016.kỳ họp cuối khóa XIII.
Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ phát biểu bế mạc kỳ họp trước khi Quốc hội làm lễ chào cờ.

Đây là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII (2011-2016). Nội dung trọng tâm của kỳ họp này là tổng kết công tác nhiệm kỳ 2011-2016 và kiện toàn nhân sự cấp cao Nhà nước.

Be mac ky hop cuoi cung Quoc hoi khoa XIII
Bế mạc kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa XIII - Ảnh minh họa: nguồn Internet.

Quốc hội đã bầu và phê chuẩn hàng loạt chức vụ trong Quốc hội gồm: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án TAND tối cao, 3 phó Thủ tướng, 18 bộ trưởng và thành viên Chính phủ; Phó chủ tịch nước; 2 phó chủ tịch Quốc hội; Viện trưởng VKSND tối cao; 7 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm 5 Ủy ban của Quốc hội và Tổng kiểm toán Nhà nước; Phó chủ tịch và một số ủy viên Hội đồng Quốc phòng An ninh và Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Trong kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Khóa XIII (từ 21/3 đến 12/4), Quốc hội đã xem xét, thông qua nhiều dự án quan trọng như: Luật tiếp cận thông tin; Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật báo chí (sửa đổi); Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật dược (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi).
Đồng thời, Quốc hội cũng đã xem xét, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2015, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2020; quyết định kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020; xem xét các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011- 2016 của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn thỏa thuận về việc cấp thị thực giữa Việt Nam- Hoa Kỳ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII.
Đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội đã có nhiều quyết định quan trọng về công tác nhân sự. Qua đó, Quốc hội khóa XIII đã bầu và phê chuẩn các chức danh: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội; 3 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng và thành viên Chính phủ; Phó Chủ tịch nước; 2 Phó Chủ tịch Quốc hội; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 7 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm 5 Ủy ban của Quốc hội và Tổng Kiểm toán Nhà nước; Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng Quốc phòng An ninh và Hội đồng Bầu cử Quốc gia
Trước khi bế mạc kỳ họp cuối khóa XIII, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020; Nghị quyết về tổng kết công tác nhiệm kỳ 2011-2016.kỳ họp cuối khóa XIII.
>>> Xem thêm video: Những kỳ vọng đối với chính phủ mới được kiện toàn trong kỳ họp cuối của Quốc hội

Sẽ chi hơn 11.000 tỷ đồng để tăng lương từ ngày 1/5/2016

Từ ngày 1/5/2016, thực hiện tăng lương cơ sở từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 đồng (tăng 5%) đối với cán bộ công chức, lực lượng vũ trang.

Để có hơn 11.000 tỷ đồng tăng 5%, Chính phủ yêu cầu từ trung ương đến địa phương cắt giảm 30% chi thường xuyên cho các hoạt động hội nghị, hội thảo, những dự án chưa thật cấp bách, chi trả nợ giữ nguyên, bội chi giữ nguyên mức 254.000 tỷ đồng…

Khai mạc phiên họp 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng nay (7/3) khai mạc phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại tòa nhà Quốc hội, Hà Nội.

Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 7- 9/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các báo cáo: đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011- 2015; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2020; kế hoạch tài chính 5 năm 2016- 2020, bao gồm: mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 5 năm 2016- 2020; kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016- 2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016- 2020.

Khai mac phien hop 46 cua Uy ban Thuong vu Quoc hoi
 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên khai mạc phiên họp thứ 45 Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đọc nhiều nhất

Tin mới