Bé gái sinh ra khỏe mạnh với 4 vòng dây rốn cuốn cổ

Chuyện hy hữu đã xảy ra khi bé gái nặng 3.600g ra đời bằng phương pháp sinh thường có tới 4 vòng dây rốn cuốn cổ, chiều dài tới 110cm.

Bé gái sinh ra khỏe mạnh với 4 vòng dây rốn cuốn cổ

>>>Mời độc giả xem video: "TP.HCM: Em bé chào đời với 4 vòng dây rốn quấn cổ" tại đây. Nguồn: VTC14.

Ngày 18/7, TS.BS Bùi Chí Thương, BV Từ Dũ TP.HCM cho biết ngày 17/7,  BV đã đỡ đẻ thành công cho một sản phụ mang thai nhi có dây rốn dài 110cm cuốn bốn vòng quanh cổ. 

Sản phụ này 32 tuổi, mang thai lần 2, sinh con đủ tháng. Trước khi sinh, sản phụ siêu âm có một vòng dây rốn cuốn cổ thai nhi. Sau khi khám, theo dõi, các BS nhận thấy trường hợp này hoàn toàn có thể sinh thường được. Tuy nhiên, khi bé gái được sinh ra lại có tới 4 vòng dây rốn cuốn cổ, các BS trong ê kip đã rất ngỡ ngàng và vui mừng vì đã mẹ tròn con vuông.

Chia sẻ về ca sinh khá hy hữu này, BS Thương hóm hỉnh: “Tôi chưa bao giờ thấy dây rốn nào dài đến thế, có lẽ do nằm trong bụng mẹ... rảnh quá nên bé đeo đến bốn "sợi dây chuyền". Tuy nhiên, một điều các bà mẹ cần nhớ là không phải bé nào bị dây rốn cuốn cổ cũng buộc phải sinh mổ".

Be gai sinh ra khoe manh voi 4 vong day ron cuon co
Dây rốn dài hy hữu được các bác sĩ ghi nhận lại . Ảnh: BSCC

Cũng theo BS Thương thai nhi bị dây rốn cuốn đến bốn vòng quanh cổ là trường hợp khá hiếm, nhất là lại sinh thường. Hiện có rất nhiều quan niệm sai lầm về dây rốn cuốn cổ, nhiều người hễ thấy con bị dây rốn cuốn cổ là lo mất ăn, mất ngủ. Cũng có gia đình sợ tai biến nên thường đề nghị được sinh mổ, làm tăng tỷ lệ sinh mổ.

“Trước kia có rất nhiều trường hợp bé bị dây rốn cuốn cổ sinh ra vẫn khỏe mạnh vì thời đó ít ai biết đến phương pháp mổ lấy thai. Hiện nay, khoa học hiện đại ra đời máy siêu âm giúp phát hiện ra dây cuốn cổ, nhưng do thai phụ không được giải thích cặn kẽ nên  thường có tâm lý lo sợ, tưởng tượng cổ con đang bị siết không thở được do đó họ thường chọn sinh mổ", BS Thương lý giải.

BS Thương khuyến cáo, không phải trường hợp nào dây rốn cuốn cổ cũng cần phải sinh mổ, không phải bé nào bị dây rốn cuốn cổ cũng bị suy tim, suy hô hấp. Thai nhi có nhau thai cuốn cổ hay không cuốn cổ khi sinh thường vẫn cần phải theo dõi cử động của thai nhi. Trong trường hợp tim thai suy sẽ biểu hiện trên máy và BS sẽ chỉ định mổ đẻ. “Sinh mổ chủ động sẽ không tốt cho em bé do bé ra đời sớm sẽ chậm hấp thu dịch phổi dễ bị suy hô hấp hơn đứa trẻ sinh thường”, BS Thương cho biết thêm.

Kẹp dây rốn chậm lợi mang ích lâu dài cho bé

(Kiến Thức) - Thông qua nhiều nghiên cứu thực tế, các chuyên gia sinh sản cho hay kẹp dây rốn chậm có lợi sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Kẹp dây rốn chậm lợi mang ích lâu dài cho bé
Kep day ron cham loi ich lau dai cho be
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy kẹp dây rốn chậm trong vòng vài giây sau khi sinh là đã tước mất của bé cơ hội nhận một lượng máu quan trọng từ nhau thai, có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt sau này. 

Những bí mật về dây rốn bạn có thể chưa biết

(Kiến Thức) - Những bé hiếu động thường có dây rốn dài, dây rốn không có dây thần kinh nên việc cắt nó không gây đau... là những bí mật về dây rốn ít người biết.

Những bí mật về dây rốn bạn có thể chưa biết
Nhung bi mat ve day ron ban co the chua biet
 Bí mật về dây rốn đầu tiên là hầu hết chúng đều xoắn hình lò xo. Tỉ lệ dây rốn xoắn về bên trái so với bên phải là 7/1.

Trào lưu tạo hình nghệ thuật với dây rốn của các mẹ

(Kiến Thức) - Là sợi dây kết nối giữa mẹ và con suốt 9 tháng nhưng lại bị bỏ đi ngay sau khi sinh, ngày càng có nhiều bà mẹ đã lưu trữ dây rốn làm kỷ niệm.

Trào lưu tạo hình nghệ thuật với dây rốn của các mẹ
Trao luu tao hinh nghe thuat voi day ron cua cac me

Các bậc cha mẹ đã nghĩ ra đủ mọi cách để lưu lại những kỷ niệm về con cũng như thể hiện tình yêu với con. Người thì chụp ảnh đôi chân hoặc đôi tay của bé, người thì in dấu tay dấu chân…và giờ là trào lưu lưu trữ dây rốn khô. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.