Bé 4 tuổi bị hóc xương cá, bố làm việc này cứu con

Khi cho trẻ nhỏ ăn cá, cha mẹ phải hết sức cẩn thận bởi trẻ có thể bị hóc xương bất cứ lúc nào và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bé 4 tuổi bị hóc xương cá, bố làm việc này cứu con

Mới đây, bé Junjun 4 tuổi ở Thiên Tân, Trung Quốc sau khi ăn cá đã bị xương cá mắc vào cổ họng. Bà nội lo lắng bảo Junjun nuốt một miếng cơm lớn để xương cá trôi vào bụng. Tuy nhiên, bố của Junjun đã ngăn lại vì cho rằng nếu con tiếp tục nuốt thức ăn mà chẳng may xương cá mắc vào thực quản thì càng nguy hiểm.

Có người khuyên cho Junjun uống giấm nhưng theo bố của cậu bé, dù giấm có thể làm mềm xương nhưng phải mất ít nhất 2-3 ngày, trẻ không thể đợi lâu như vậy. Việc trẻ uống nhiều giấm cũng có thể kích thích niêm mạc dạ dày, làm ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ. Anh cũng dặn con không nên nuốt mạnh hoặc uống nước vì sẽ làm đau rát thực quản.

Người bố dặn con mình ho thật mạnh đồng thời anh vỗ lưng và động viên con ho nhiều hơn. Anh cũng dùng pin soi, dùng đũa ấn vào cổ họng của con để đứa trẻ buồn nôn kết quả miếng xương vẫn mắc lại ở cổ họng.

Sau đó, Junjun được đưa tới bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ đã dùng nhíp nhẹ nhàng gắp xương cá của trẻ ra một cách chuyên nghiệp.

Theo các bác sĩ vị trí của xương cá khá lắt léo, hành động vỗ lưng để con ho làm bật xương cá ra của người bố là hoàn toàn đúng đắn. Nếu cho trẻ uống giấm hay uống nước sẽ không mang lại hiệu quả.

Be 4 tuoi bi hoc xuong ca, bo lam viec nay cuu con

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Nhôm, Phó khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Quốc tế City TP.HCM, khi trẻ bị hóc xương, các phụ huynh cần bình tĩnh và xử lý kịp thời theo các bước sau:

- Bước 1: Ngừng cho bé ăn rồi nhẹ nhàng trấn an tinh thần bé. Một số trẻ nhỏ khi hóc xương thường quấy khóc, cần dỗ bé nín để tránh xương cá không bị kẹt sâu hơn.

- Bước 2: Yêu cầu bé há miệng và dùng đèn pin soi để kiểm tra cổ họng của bé. Nếu phát hiện xương mắc ở cổ họng bạn cần bình tĩnh dùng kẹp y tế để gắp xương ra. Trong quá trình xử lý, cha mẹ cần nhẹ nhàng, trấn an tinh thần để bé không ngọ nguậy có thể gây tổn thương vùng họng.

- Bước 3: Cho trẻ uống nước vài lần, nếu bé uống không có dấu hiệu đau đớn nghĩa là đã hết hóc xương. Những trẻ lớn hơn sau khi cho uống nước bạn có thể hỏi bé có còn đau không.

- Bước 4: Trong trường hợp nếu không phát hiện thấy xương cá nằm ở cổ họng mà bé vẫn có biểu hiện đau đớn, la khóc, gia đình nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý kịp thời, vì có thể xương đã đi sâu xuống thực quản bạn không thể nhìn thấy được.

Hóc xương - không thể chủ quan

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nuốt khó, đau đớn, không ăn được, có kèm triệu chứng tức ngực nhưng không khó thở, không sốt, không ho... Sau khi tiến hành thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ phát hiện có dị vật xương bám chắc vào hai bên thực quản. Bệnh nhân được phẫu thuật gắp dị vật, tránh biến chứng nguy hiểm.

Hóc xương - không thể chủ quan
Bệnh nhân nữ 36 tuổi (Nam Từ Liêm, Hà Nội), trước đó ăn thịt gà, bị hóc xương đã chữa mẹo và uống sữa để nhanh… tiêu. Tuy nhiên, dị vật xương không tiêu mà còn gây khó chịu khiến bệnh nhân phải vào viện khám.
Hoc xuong - khong the chu quan
 Mảnh xương cắm vào thực quản bệnh nhân.

Ăn đầu gà, nữ bệnh nhân đau đớn nhập viện

Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Hà Nội) - chia sẻ bệnh viện vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân Lý Thị Quỳnh (đã đổi tên, ở Hòa Bình), trong tình trạng đau đớn vì hóc xương gà.

Ăn đầu gà, nữ bệnh nhân đau đớn nhập viện

Kinh hãi những vụ hóc xương nguy kịch phải nhập viện cấp cứu

(Kiến Thức) Bị hóc xương suýt chết vì cố nuốt... mỏ gà, Mất nửa lá phổi sau 5 năm hóc xương cá, thủng ruột vì hóc xương cá...là những vụ hóc xương nguy hiểm giống như lời cảnh tỉnh cho chúng ta.

Kinh hãi những vụ hóc xương nguy kịch phải nhập viện cấp cứu
Bị hóc xương suýt chết vì cố nuốt... mỏ gà
Mới đây, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Hà Nội đã tiếp nhận nữ bệnh nhân Lý Thị Quỳnh (đã đổi tên, sinh năm 1959, ở Cao Sơn, Đà Bắc, Hòa Bình), trong tình trạng hóc xương gà. Khi vào viện, bà Quỳnh rất đau đớn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.