Bé 14 tháng nôn 7 lần/ngày, đứng không vững chỉ bởi nụ hôn của ông bố hút thuốc lá

Theo chia sẻ của bà mẹ Bùi Thanh Huyền (Hà Nội), đứa con 14 tháng của chị bắt đầu phát bệnh từ ngày 17/9. Sau khi được điều trị, tách khỏi bố 3 ngày và không tiếp xúc với khói bụi đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Bé 14 tháng nôn 7 lần/ngày, đứng không vững chỉ bởi nụ hôn của ông bố hút thuốc lá
Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi - có lẽ là câu tuyên truyền trên báo đài "ra rả" mỗi ngày mà ai cũng có thể nghe được. Tuy nhiên, nhiều người biết được tác hại khủng khiếp của thuốc lá nhưng khó lòng bỏ được thói quen này. Còn theo một số bác sĩ cho rằng, người hút thuốc lá đôi khi còn không bị nhiễm chất độc hại bằng những người ở xung quanh.
Cách đây khoảng hơn 2 năm, câu chuyện xôn xao mạng về con trai của chị Anne Nguyen bị chuyển biến ho rất nhanh chỉ trong vòng đúng 1 ngày, cơn ho kéo dài, sâu và chuyển nhanh thành hen phế quản, phổi có tiếng rít. Và nguyên nhân được bác sĩ xác định đó là do bé đã tiếp xúc với người từng hút thuốc lá.
Tưởng chừng như vụ việc sẽ là bài học cảnh tỉnh cho nhiều bậc cha mẹ cần có biện pháp bảo vệ con chặt chẽ hơn thì mới đây, trường hợp một em bé nữa ở Hà Nội gặp cảnh tương tự khiến ai nghe cũng xót xa.
Be 14 thang non 7 lan/ngay, dung khong vung chi boi nu hon cua ong bo hut thuoc la
 
Theo chia sẻ của bà mẹ Bùi Thanh Huyền (Hà Nội), đứa con 14 tháng của chị bắt đầu phát bệnh từ ngày 17/9. Sau khi được điều trị, tách khỏi bố 3 ngày và không tiếp xúc với khói bụi đã hoàn toàn khỏi bệnh.
Chuyện là vào sáng ngày 17/9, bé Nấm (con chị Huyền) bất ngờ có biểu hiện ho rồi nôn ra dịch màu đỏ 2 lần. Vợ chồng chị Huyền tức tốc đưa con nhập viện để kiểm tra. Trên đường di chuyển bé có nôn 2 lần nữa và thêm 3 lần tại bệnh viện.
Be 14 thang non 7 lan/ngay, dung khong vung chi boi nu hon cua ong bo hut thuoc la-Hinh-2
Bé Nấm nôn ra máu sau khi bị nhiễm độc không khí. 
Khi bác sĩ khám bệnh có hỏi người nhà, môi trường xung quanh cháu nhiễm khói bụi gì không? Chị Huyền cho rằng chỉ có chồng chị thường hút thuốc ở nhà nhưng mỗi lần hút đều cách xa con và nhà thì mới phun thuốc muỗi. Bác sĩ cho rằng khả năng bé Nấm bị ngộ độc không khí, cần cho bé đi soi mũi họng xem có tổn thương gì không. Kết quả bé 14 tháng bị viêm mũi họng do hít phải không khí có độc.
Be 14 thang non 7 lan/ngay, dung khong vung chi boi nu hon cua ong bo hut thuoc la-Hinh-3
Giấy tờ bệnh của bé Nấm. 

"Bố bé hút thuốc thường tránh xa bé lắm nhưng hút xong thì hay chơi với con, ôm hôn con, con cũng quấn bố nên mới bị ngộ độc gián tiếp như vậy. Con được 12kg mà mắc bệnh vài ngày đã tụt xuống còn 8,6kg, không đứng nổi, người ngợm cứ xiêu vẹo. Mình thương con mà không biết phải làm sao, cũng không thể trách bố cháu được, chỉ biết kể ra câu chuyện của bản thân để làm bài học cho tất cả mọi người.

Bên cạnh đó, con nhỏ sức đề kháng yêu nên rất nhạy cảm với không khí có độc nên mới dễ dàng bị mắc chứ mình không hề lấy chuyện con ốm ra mà bịa đặt như nhiều người nói".

Be 14 thang non 7 lan/ngay, dung khong vung chi boi nu hon cua ong bo hut thuoc la-Hinh-4
Rất may hiện tại bé Nấm đã khỏe mạnh. 

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Lệ Quyên – Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai cho biết, gia đình có người hút thuốc lá, trẻ sẽ gánh chịu nhiều bệnh tật, đặc biệt là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Theo phân tích, một người hút thuốc lá sẽ thải ra 4 luồng khí khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ rõ đó là các luồng khí độc:

Luồng khói thứ nhất là người hút thuốc hít vào trong phổi. Luồng khói thứ hai toả ra từ đầu thuốc đang cháy. Luồng khói thứ 3 là người ta hút vào và thở ra. Luồng khói thứ 4 là luồng khói tổng hợp của luồng khói thứ 2 và thứ 3 bao quanh, tồn tại trong không khí nhiều giờ.

Qua phân tích thấy rằng, luồng khói thứ 2 toả ra từ đầu thuốc đang cháy có nồng độ độc chất như CO, NH3, khí cabua tăng cao gấp 10 – 20 lần so với luồng khói hút vào phổi.

Các chất độc trong luồng khói thứ 4 có kích thước hạt nhỏ, kích thước này có khả năng thâm nhập sâu vào trong phổi và phế nang của người hít phải.

Vì thế, người hút thuốc lá không những hít phải chất độc hại mà những người xung quanh họ cũng chịu tác hại nặng nề.

Người ta thấy ở những đứa trẻ có bố mẹ hút thuốc lá nguy cơ bị đột tử ở tuổi nhũ nhi tăng. Lớn lên, nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý cơn hen cấp tăng, hen phế quản cao rõ rệt. Bản thân thuốc lá còn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ nhỏ.

Nghiên cứu còn chỉ ra: Bố hút thuốc lá, con sẽ tăng nguy cơ các đợt cấp hen phế quản, tăng nguy cơ viêm tai mãn tính ở trẻ.

Nhưng nếu mẹ hút thuốc lá thì những nguy cơ đó tăng lên gấp đôi. Nếu cả bố và mẹ cùng hút thuốc thì nguy cơ đó còn tăng hơn nữa.

Bộ phận cơ thể nào bị thuốc lá tàn phá mạnh nhất?

(Kiến Thức) - Hút thuốc lá sẽ làm biến đổi da, răng, tóc và những bộ phận khác của cơ thể, trực tiếp và gián tiếp gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.

Bộ phận cơ thể nào bị thuốc lá tàn phá mạnh nhất?
Hệ tim mạch. Hút thuốc lá gây tổn thương tới toàn bộ hệ tim mạch. Khi nicotin được hít vào cơ thể, nó khiến cho mạch máu bị co lại, cản trở lưu thông máu. Hút thuốc làm giảm hàm lượng cholesterol tốt và tăng huyết áp, có thể dẫn tới giãn động mạch và tích tụ cholesterol xấu. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông từ đó tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Về lâu dài, những người hút thuốc có nguy cơ cao hơn bị ung thư máu. Ảnh: http://huyetap.net/
 Hệ tim mạch. Hút thuốc lá gây tổn thương tới toàn bộ hệ tim mạch. Khi nicotin được hít vào cơ thể, nó khiến cho mạch máu bị co lại, cản trở lưu thông máu. Hút thuốc làm giảm hàm lượng cholesterol tốt và tăng huyết áp, có thể dẫn tới giãn động mạch và tích tụ cholesterol xấu. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông từ đó tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Về lâu dài, những người hút thuốc có nguy cơ cao hơn bị ung thư máu. Ảnh: http://huyetap.net/

8 thực phẩm chặn ngay cơn thèm thuốc lá

Thực phẩm có một vai trò đáng kể giúp người nghiện thuốc lá giảm cơn thèm thuốc và giúp quá trình bỏ thuốc dễ dàng hơn.
 
 

8 thực phẩm chặn ngay cơn thèm thuốc lá
Nghiện thuốc lá đang lấy đi hàng triệu mạng sống mỗi năm. Theo WHO, thuốc lá giết chết hơn 7 triệu người mỗi năm. Ung thư phổi là căn bệnh chết người tồi tệ và phổ biến nhất ở những người hút thuốc lá.

Tại sao hút thuốc lá lại gây liệt dương?

Hút thuốc lá có rất nhiều tác hại, trong đó có những ảnh hưởng không nhỏ đến sinh sản. Nam giới hút thuốc lá có thể gây liệt dương, rối loạn cương dương. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao hút thuốc lá gây liệt dương.

Tại sao hút thuốc lá lại gây liệt dương?
Tai sao hut thuoc la lai gay liet duong?
 
Việc hút thuốc lá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, nó không chỉ là nguyên nhân gây ung thư phổi mà còn gây xơ vữa động mạch, hẹp động mạch, ung thư máu, làm giảm tuần hoàn máu khắp cơ thể dẫn tới rối loạn cương dương, liệt dương. Hút thuốc lá cũng gây những ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của nam giới. Hơn nữa hút thuốc lá còn làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng, giảm khả năng di chuyển của tinh trùng, tinh trùng dị dạng. Chính vì thế không nên hút thuốc thuốc lá mà phải tìm cách từ bỏ ngay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.