Hành trình vượt Thái Bình Dương vòng quanh thế giới của chiếc máy bay dùng năng lượng mặt trời đã kết thúc vào ngày 23/4 với một màn hạ cánh thành công ở California, vịnh San Francisco, Mỹ.
Chiếc máy bay năng lượng mặt trời cất cánh từ Abu Dhabi ngày 9/3 trong hành trình bay vòng quanh thế giới. |
Phi công người Thụy Sĩ Bertrand Piccard đã hạ cánh máy bay Solar Impulse 2 tại sân bay Moffett sau 62 giờ bay mà không cần đến một giọt nhiên liệu.
Chiếc máy bay rời Hawaii vào ngày 21/4 là nỗ lực của hai phi công với ước muốn bay vòng quanh thế giới bằng một chiếc máy bay năng lượng mặt trời.
Hành trình bay vòng quanh thế giới của chiếc máy bay dùng năng lượng mặt trời bắt đầu từ tháng 3.2015 từ Abu Dhabi, sau đó lần lượt dừng tại Oman, Myanmar, Trung Quốc và Nhật Bản trước khi đến Hawaii tháng 7.2015.
Solar Impulse là tên tổ chức đằng sau chuyến đi này, được thành lập bởi phi công Piccard và kỹ sư André Borschberg. Bộ đôi hy vọng chuyến bay sẽ "thúc đẩy các giải pháp công nghệ sạch để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu."
"Nếu một chiếc máy bay có thể bay cả ngày lẫn đêm mà không cần nhiên liệu, mọi người đều có thể sử dụng công nghệ tương tự trên mặt đất để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện chất lượng cuộc sống," theo trang web của họ.
Chiếc máy bay Solar Impulse 2 chạy hoàn toàn bằng năng lượng từ mặt trời; được lưu trữ trong pin trên máy bay. Đây là chiếc máy bay duy nhất có khả năng hoạt động không giới hạn trên thế giới, vì nó có thể bay cả ngày lẫn đêm mà không cần nạp nhiên liệu.
Mặt trên của cánh máy bay được bao phủ với 17.000 tế bào năng lượng mặt trời cung cấp năng lượng tái tạo cho 4 động cơ điện. Các pin của máy bay có thể lưu trữ năng lượng mặt trời ban ngày đủ để giữ cho máy bay di chuyển suốt đêm.
Mời quý độc giả xem video