Đó là nhận định của cộng tác viên Viện Caton, John Glaser, trong một bài báo dành cho tạp chí Time.
Một chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle của Mỹ bị "hạ thổ" trên đường băng tại Căn cứ Không quân Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh Business Insider |
Trước hết, nhà phân tích John Glaser viết, các căn cứ quân sự ở nước ngoài này không thể bảo vệ nước Mỹ khỏi bị tấn công trực tiếp. Ông viết: "Việc triển khai 80.000 binh sĩ trên 350 căn cứ ở Châu Âu không có quan hệ trực tiếp đến an ninh của nước Mỹ". Đồng thời, ông Glaser lưu ý rằng nước Mỹ vốn đã được hai đại dương và kho vũ khí hạt nhân bảo vệ.
Thứ hai, “hiệu ứng răn đe” của các căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài đã được quá đề cao. Hơn nữa, hiệu ứng này có thể đảo ngược.
Thứ ba, căn cứ quân sự không phải lúc nào cũng ngăn chặn được việc phổ biến vũ khí hạt nhân. Các căn cứ quân sự Mỹ có thể ngăn chặn xuất hiện kho vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng lại không thể ngăn cản CHDCND Triều Tiên tự phát triển vũ khí hạt nhân.
Thứ tư, các căn cứ quân sự có thể gây ra bất mãn trong dân chúng địa phương.
Thứ năm, sự hiện diện căn cứ Mỹ tại nước này hay nước khác có thể dẫn đến việc Washington sẽ buộc phải duy trì "chế độ độc tài" của quốc gia đó. Chuyện đó đã xảy ra như trường hợp của Bahrain là căn cứ chính của Hạm đội 5 Hoa Kỳ.
Thứ sáu, Mỹ có thể vướng vào các cuộc xung đột không cần thiết bởi chính các căn cứ quân sự của mình. Ví dụ, trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông, Washington sẽ phải can thiệp để đảm bảo an ninh cho Đài Loan, Nhật Bản và Philippines.
Và cuối cùng, thứ bảy, các căn cứ quân sự của Mỹ đã lỗi thời về mặt kỹ thuật. Hiện nay, nhờ có công nghệ mới, các đơn vị quân sự có thể triển khai chuyển quân nhanh chóng đến khoảng cách xa, vì vậy họ có thể đóng quân ngay tại Mỹ, tác giả John Glaser nhận xét.