"Nói về xe ô tô thì bà ấy mua rất nhiều: xe chở hàng, xe chở cá, rồi ô tô 5-7 chiếc toàn xe sang. Ngoài ra, bà Diệu Hiền đầu tư phải đến 200 tỷ tiền mua cây cảnh, rồi xây biệt thự,… Vào bên trong nhà máy mà cứ như đi vào resort.", bầu Hiển cho biết. |
Ngoài ra, ông cũng kể lại quá trình gánh đỡ công việc cho công ty thủy sản Bình An của nữ đại gia Diệu Hiền ở giai đoạn năm 2012, khi căn biệt thự của nữ đại gia bị nông dân vây kín đòi nợ.
Bầu Hiển kể: "Nhớ lại hồi cuối năm 2012, thực trạng của Bình An lúc đó thực sự rất “rối ren”… Thứ nhất, bà Diệu Hiền nợ người nông dân, người ta quây nhà máy, quây kín nhà bà Diệu Hiền biểu tình tố cáo bà ta lừa đảo, gây ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự xã hội.
Thứ hai, trước đó nhiều công ty cũng vào và hứa rằng sẽ tái cấu trúc, xong trả nợ cho người nông dân nhưng kéo dài đến 2-3 năm trời, người nông dân thực sự đã hết kiên nhẫn. Lúc tôi vào đó là ngày 20/8/2012, chỉ còn 10 ngày nữa là ông Trí (chồng bà Diệu Hiền) đến hạn cam kết với người nông dân.Theo đó nếu không trả được tiền cho nông dân thì phải giao nhà máy cho họ. Mà nếu phải giao nhà máy thì khả năng lớn sẽ "nát" công ty. Họ lấy được gì thì họ lấy bởi vì người nông dân họ đâu có biết quản lý, có biết tái cấu trúc là gì đâu”
Theo bầu Hiển, nhớ lại khoảng thời gian đó, ông thực rất “khổ”. “Có những chuyện tôi chưa kể với ai, như chuyện thường xuyên phải họp kéo dài rất căng thẳng. Có hôm đáp xuống sân bay lúc 3 giờ chiều là họp liên tục đến tận 1, 2 giờ sáng, đói quá anh em phải ra tận huyện để mua cái bánh mỳ ăn tạm. Cái bánh mỳ nhiều mỡ và bì ở Hà Nội bình thường tôi không bao giờ ăn, trông thấy mỡ là sợ nhưng vào trong đấy đói quá là ăn hết.
Chuyện tái cấu trúc, nhà máy đang “be bét” như thế mà để dựng lại thì chỉ có tôi mới vào trực tiếp làm được vì trước đây tôi làm doanh nghiệp, làm sản xuất có kinh nghiệp rồi chứ cán bộ ngân hàng nói thật không ai làm được vì sản xuất nó khác hoàn toàn với ngân hàng.
Đứng trước thực trạng có thể nói là đường cùng của người nông dân và phá sản của nhà máy, và đặc biệt là tương lai của ngành thủy sản ở miền Tây, tôi đã quyết định đứng ra để đàm phán với các chủ nợ là các ngân hàng và các chủ nợ là doanh nghiệp, cá nhân.
Theo đó, SHB cho Bình An vay tiền để trả nợ cho nông dân và tái cấu trúc để nhà máy có thể tiếp tục sản xuất. Sau 2 năm, Bình An đã ổn định sản xuất, trở lại xuất khẩu, không chỉ tạo được việc làm cho hơn”
Nói về lý do quyết định rút khỏi công ty Thủy sản Bình An, bầu Hiền cho hay, nguyên nhân chính là do Thông tư 36 của NHNN áp dụng ngày 1 tháng 2 là không cho vay những đối tượng có liên quan. “Nếu tôi với anh Lê hiện là chủ tịch và tổng giám đốc SHB mà đồng thời là chủ tịch Bình An, tức là có liên quan thì SHB không thể cho Bình An vay được. Do đó, tôi phải rút khỏi Bình An để SHB tiếp tục được cho vay”, ông cho hay.
Hiện, Công ty của nữ đại gia Diệu Hiền đang nợ riêng SHB gần 400 tỉ đồng. Bầu Hiển cho biết, trong kiểm toán tài sản Bình An, giá trị doanh nghiệp khoảng 1.700 tỉ nhưng có 1 số công nợ và tài sản thì kiểm toán loại trừ vì không có chứng từ đầy đủ để chứng minh. Vì ngày trước bà Diệu Hiền quản lý công ty theo kiểu gia đình, kế toán thì không có sổ sách gì hết: mua ô tô không có chứng từ, không có phiếu chi, …
Bầu Hiển, Diệu Hiền, thủy sản, vỡ nợ, dinh thự, siêu xe, Bầu-Hiển, Diệu-Hiền, thủy-sản, vỡ-nợ, dinh-thự, siêu-xe
Nữ đại gia Diệu Hiền là một trong những đại gia chịu chi nhất Việt Nam.
Đại gia Diệu Hiền và độ chịu chi khiến dư luận "lác mắt"
Năm 2007 trong một phiên đấu giá ủng hộ Quỹ vì người người tại TP.HCM, Bà Phạm Thị Diệu Hiền - Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Cần Thơ đã khiến cho nhiều doanh nhân, quan khách trong buổi đấu giá choáng váng vì mức độ chịu chơi và chịu chi của bà Hiền.
Bức tranh Bức tranh "Văn Miếu - Văn hóa Việt” được sáng tạo bởi bàn tay của những người khuyết tật đã được chào bán với giá 500 triệu đồng. Tuy nhiên, mức giá khởi điểm đã đội lên đến mức giá cuối cùng là 13 tỷ đồng. Bức tranh thuộc về sở hữu của Dương Thị Bạch Diệp - Giám đốc Công ty Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Diệp Bạch Dương.
Trong buổi đấu giá này, bà Phạm Thị Diệu Hiền cũng thể hiện máu kinh doanh của mình khi bà Hiền ra giá 3 tỷ, bà Diệp trả gấp đôi, các mức 5 tỷ, rồi 8 tỷ lần lượt bị phá vỡ. Khi bà Diệp ra mức 10 tỷ đồng, thì bà Hiền mới tuyên bố dừng cuộc chơi.
Không thắng cuộc trong phiên đấu giá ngày hôm ấy nhưng bà Hiền đã quyết định ký tặng 2 tỷ đồng cho quỹ người nghèo. Nhiều người đánh giá phụ nữ vốn chi li nhưng khi vào cuộc cạnh tranh máu "chịu chơi" thì họ cũng khiến cánh mày râu nể sát đất".
Bà Phạm Thị Diệu Hiền luôn trở thành tâm điểm của báo chí và giới kinh doanh thủy sản từ khi thành lập Viện nghiên cứu thủy sản Bình An. Bà được coi là người đàn bà thờ cá. Năm 2010, bà Diệu Hiền vinh dự được bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ, mời gặp gỡ tại Hà Nội nhân chuyến công tác Việt Nam. Và bà hứa sẽ theo nghề cá đến hết đời.
Thật trớ trêu, trong khi đang túi bụi chuẩn bị đám cưới cho con trai thì Bà Hiền lại đứng trước những khoản nợ khổng lồ và bà lại là con nợ của những người nông dân.
Để gây thanh thế và khẳng định việc lùm xùm nợ nần của mình, bà Hiền đã tổ chức màn rước dâu cho đám cưới của con trai bằng cả dàn siêu xe, có những chiếc xe lên đến hàng triệu USD đi từ TP.HCM về. Chưa dừng lại ở đó, sau khi cử hành hôn lễ xong tại tư gia, gia đình bà Hiền đã lên dàn siêu xe diễu hành trên đường phố Cần Thơ. Đến 5 giờ chiều tiệc cưới được tổ chức tại trung tâm tiệc cưới lớn nhất Cần Thơ, tất cả cũng chỉ để khẳng định tôi không nợ nần ai.
Không dừng lại ở đó, sau khi trần tình về việc đón dâu bằng dàn siêu xe trong lúc người nông dân đang kéo đến đòi nợ bà Hiền vẫn gây thanh thế cho mình khi có tin đồn bà Hiền ngỏ ý mượn máy bay của bầu Đức để đón con dâu từ TP.HCM về TP. Cần Thơ.
Tuy nhiên, bà lại khẳng định việc mượn máy bay chỉ là nói vui: “Nếu mượn máy bay đón dâu chắc cũng có thể vì toàn là doanh nhân với nhau, nhưng ai lại đi đón dâu bằng máy bay vì tôi với bạn bè có rất nhiều siêu xe. Tôi chỉ có duy nhất đứa con trai nên đám cưới cũng phải làm cho hoành tráng một chút để rạng mặt bà con hai họ".