Bầu Đức chia tay cao su-con bài chiến lược sau nhiều năm nỗ lực

Sau nhiều năm chịu đựng và từng dọa bán hết lĩnh vực cao su cho đối tác nước ngoài, bầu Đức chính thức chuyển nhượng mảng cao su cho Thaco. Ông chủ Hoàng Anh Gia Lai từng kỳ vọng cao su sẽ giúp doanh nghiệp của mình bước lên một nấc thang mới nhưng không thành công.

Mảng kinh doanh cao su đã từng là con bài chiến lược được bầu Đức kỳ vọng đưa Hoàng Anh Gia Lai lên nấc thang mới. Nhưng mọi thứ tiêu tan vì giá cao su đã tăng không như kỳ vọng, đẩy công ty của ông vào gánh nặng tài chính.
Bau Duc chia tay cao su-con bai chien luoc sau nhieu nam no luc
 
Thế nên sau nhiều năm chịu đựng và từng dọa bán hết lĩnh vực cao su cho đối tác nước ngoài, bầu Đức chính thức chuyển nhượng mảng cao su cho Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco), để dành nguồn lực làm chuyện khác.
Theo đó, Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã chứng khoán HNG) đã công bố nghị quyết về việc chuyển nhượng vốn góp thuộc sở hữu tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển cao su Đông Dương.
Theo đó, HNG sẽ chuyển nhượng 100% vốn góp tại đơn vị này cho Công ty sản xuất chế biến và phân phối nông nghiệp Thadi (thuộc Thaco)
HNG sở hữu 100% vốn điều lệ tại Công ty cao su Đông Dương. Năm 2018, doanh thu của Đông Dương đạt 1.465 tỉ đồng.
Công ty Đông Dương hoạt động chính trong lĩnh vực trồng cây cao su và chế biến các sản phẩm từ cao su, trồng rừng và chăm sóc rừng, xây dựng nhà, công trình dân dụng, buôn bán máy móc thiết bị và phụ tùng khác, vận tải hàng hóa.
Tại báo cáo tài chính 2018, về mảng cao su, HAGL cho biết đã và đang duy trì ổn định và chăm sóc 47.122 ha cao su, trong đó 20.361 ha tại Lào, 4.972 tại Việt Nam và 21.789 ha tại Campuchia.
HAGL đang vận hành một nhà máy chế biến mủ cao su có công suất 25.000 tấn/năm tại Lào. Dự kiến đến năm 2022, toàn bộ diện tích cao su sẽ được đưa vào khai thác nếu giá mủ cao su phục hồi.

Công ty bầu Đức "mất" 661 tỷ đồng lãi sau kiểm toán

Trong khi BCTC hợp nhất "bốc hơi" 2/3 lợi nhuận, điều xấu hơn còn đến với công ty mẹ HAGL khi ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 475 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai – HAGL (HAG) và Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai – HAGL Agrico (HNG) đã công bố báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán với sự sụt giảm mạnh khoản lợi nhuận thu về trong năm 2017.

Hơn 2/3 lãi ròng "bốc hơi" sau kiểm toán

Trong khi doanh thu thuần ghi nhận trong BCTC hợp nhất kiểm toán 2017 của HAGL chỉ giảm nhẹ so với BCTC do công ty tự lập trước đó, thì chênh lệch tại hàng loạt chỉ số như giá vốn, chi phí tài chính (chủ yếu là lãi vay) và chi phí quản lý... khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau kiểm toán của HAGL giảm tới 336 tỷ đồng, từ mức 1.166 tỷ xuống còn 830 tỷ sau kiểm toán.

Khoản chi phí khác tăng 280 tỷ là nguyên nhân khiến lỗ khác của HAGL tăng mạnh từ 110 tỷ lên 399 tỷ đồng sau kiểm toán. Điều này tác động lớn tới sự sụt giảm 626 tỷ đồng lãi trước thuế của công ty sau kiểm toán, xuống chỉ còn 430 tỷ (báo cáo tài chính công ty tự lập ghi nhận 1.056 tỷ lãi trước thuế).

 
Kết quả, lãi ròng mà HAGL thu được về trong năm 2017 chỉ là 372 tỷ, chỉ bằng 1/3 so với mức lãi 1.033 tỷ đồng trong báo cáo tài chính đơn vị này tự lập trước đó.
Theo giải trình của HAGL, nguyên nhân gây ra khoản chênh lệch lên tới 661 tỷ đồng lãi ròng của công ty là do sai sót kế toán và sự thiếu sót về chuyên môn của các nhân viên kế toán. Cùng với đó, lượng nghiệp vụ quá nhiều, trong khi nhân viên phải cố gắng hoàn thành báo cáo tài chính quý trong quỹ thời gian cho phép là 30 ngày, đã gây ra những sai sót chuyên môn này.
HAGL cũng lý giải chi tiết những chênh lệch giữa báo cáo tài chính công ty tự lập và báo cáo tài chính sau kiểm toán, trong đó chi phí tài chính tăng 206 tỷ do chênh lệch lãi suất vay và cho vay lại của các công ty con chiếm 130 tỷ; thuế nhà thầu tại nhóm công ty Lào, Campuchia cũng tăng 12,8 tỷ đồng...
Chi phí khác tăng chủ yếu do dự phòng thanh lý Công ty TNHH Điện Nậm Kông 3, chi phí chuyển đổi vườn cây cọ dầu sang trồng cây ăn trái của các công ty con bên Lào. Ngoài ra còn hàng loạt các chi phí chăm sóc vườn cây cao su, cây ăn trái, chi phí quản lý doanh nghiệp…tăng, trong khi lãi từ dịch vụ tư vấn do dịch vụ chưa hoàn thành lại giảm 56 tỷ đồng.
 

Tiết lộ về đàn bò “chỉ để lấy phân bón” của bầu Đức

(Kiến Thức) - Từng đầu tư 6.300 tỷ đồng cho ngành chăn nuôi bò theo tiêu chuẩn công nghệ cao, giờ đây bàn bò của bầu Đức chỉ để lấy phân bón. Năm 2016, đàn bò từng mang về doanh thu 3.357 tỷ đồng cho HAGL. 

Tiet lo ve dan bo “chi de lay phan bon” cua bau Duc
 Trong thông điệp gửi tới cổ đông và nhà đầu tư khi công bố báo cáo thường niên năm 2017, bầu Đức khẳng định lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của HAGL năm 2018 là ngành trồng trọt. Ảnh: HAGL. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.