Bắt thủy quái Sông Đà nặng hơn 50 kg

30 năm có lẻ, nghề săn “thủy quái” trên dòng sông Đà đã vận lấy cuộc sống của vợ chồng chị Huyền, anh Hà như một lẽ tự nhiên.

Bắt thủy quái Sông Đà nặng hơn 50 kg

Trong đêm tối mịt mù, những chuyến ra khơi của 2 vợ chồng chị ngày một dầy lên nhưng thành quả thu về thì “ngày được, ngày không”… Nghề lênh đênh sông nước, săn tìm những loài “cá chúa tể” càng trở nên gian khó, nhưng trước sóng to, gió lớn, đôi khi là đánh cược cả mạng sống để mưu sinh.

Bat thuy quai Song Da nang hon 50 kg
Theo thời gian, nghề săn “thủy quái” có lẽ sẽ chỉ còn là huyền thoại.

Chỉ tay về vùng tụ thủy của 3 dòng chảy là sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay, chị Lê Thị Huyền, một trong những thợ săn “thủy quái” có tiếng của thị xã “ngã 3 sông”-Mường Lay, tỉnh Điện Biên chậm rãi kể cho chúng tôi những lần chị từng bắt được “thủy quái” khủng: “Mấy chục năm lênh đênh sông nước, việc bắt được những con cá măng, cá mè nặng cả chục cân là chuyện rất bình thường. Nhưng số lần bắt được cá lăng, cá chiên khủng hàng chục cân thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Con cá chiên lớn nhất mình từng bắt được nặng ngót nghét gần 50kg và phải rất vất vả, ngụp lặn “đánh vật” hơn 3 tiếng đồng hồ cùng sự giúp sức của các bạn chài, mới đưa được nó lên thuyền. Đầu nó nham nhở như một khúc gỗ mục, toàn thân trơn nhẵn, màu sắc loang lổ kỳ dị. Nó quẫy mạnh đến nỗi khiến chiếc thuyền chao đảo, suýt lật nhào xuống lòng sông nên đành phải dùng lao nhọn đâm ngập đầu mới mang được về…”.

Nghề săn “thủy quái” ở vùng sông nước này có từ rất lâu, khi sông Đà vẫn còn chưa bị sẻ núi, ngăn đập làm thủy điện. Lúc đó, những ngư phủ vừa phải chèo chống với thác ghềnh, vừa phải đánh vật với những con cá lăng, cá chiên lớn cả tạ bằng lao, lưới thô sơ. Bởi vậy, nghề săn “thủy quái” trên sông Đà vẫn luôn được coi là nghề nguy hiểm và chỉ dành cho những ai “to gan, lớn mật”. Nguy hiểm là vậy, song đối với nhiều người hay ngay cả như đối với bản thân chị Huyền, đi săn tìm loài “cá chúa tể” hung dữ không chỉ là cái nghiệp nhiều đời truyền lại của gia đình, mà đó còn là cái thú để thỏa mãn đam mê chinh phục sông nước của bản thân.

Theo kinh nghiệm của chị Huyền, cá lăng, cá chiên cực kỳ dữ dằn và hung ác nên để săn được loài cá này, ngoài sức khỏe thì người đi săn còn phải biết dùng mưu và phải thật am hiểu về sông nước. Do bị săn bắt ráo riết, cộng với việc lòng hồ sông Đà tích nước đến cả chục mét nên hiện nay ở các khúc sông Đà trên địa phận thị xã Mường Lay gần như không còn sự xuất hiện của những loài cá này nữa. Giờ muốn bắt được cá khủng phải đi thuyền ngược sông cả chục cây số lên khu vực Nậm Nhùn (Lai Châu) hoặc có khi xuôi thuyền xuống tận Quỳnh Nhai (Sơn La). Thời gian dễ đánh bắt được cá vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5, khi mưa xuống mang theo nguồn thức ăn dồi dào, cá nổi lên ăn nhiều. Thời điểm đó 2 vợ chồng chị Huyền đành gửi con lại cho ông bà để lênh đênh sông nước, đi xuyên tận 2 tháng cùng bạn chài đánh cá.

Để bắt được cá khổng lồ, buộc dụng cụ đánh bắt cũng phải “khủng”. Những tấm lưới phải là loại đặc biệt với nhiều lớp bện chắc vào nhau. Như bộ lưới vợ chồng chị Huyền đang sử dụng có chiều cao đến 6m, dài hơn 300m, nặng gần 1 tấn và đầu tư cũng tốn đến 50 triệu đồng.

Ngoài phương pháp rải lưới, thợ săn “thủy quái” đều giữ riêng cho mình một “bảo bối” là những chùm lưỡi câu “quái vật”. Những lưỡi câu dài chục cen-ty-met, to bằng nan hoa xe đạp, vô cùng sắc lẹm, cứng, chắc đủ sức ngoạm chặt vào miệng và thân những con cá lớn. Chiều dài dây câu lên tới cả chục mét với hơn 300 trăm lưỡi câu.

Săn “thủy quái” sông Đà quả là nghề may rủi bởi độ nguy hiểm cũng như sự khan hiếm của các loài cá lăng, cá chiên. Người dân sông nước Mường Lay ngày nay đã và đang chuyển dần từ đánh bắt tự do sang các mô hình nuôi cá lồng hoặc đánh bắt thủy sản bằng vó bè hiệu quả kinh tế cao hơn. Còn những người có máu mạo hiểm như anh Hà, chị Huyền vẫn bám trụ với nghề thì ngày một thưa dần.

Đêm xuống, cả đại ngàn đã chìm trong giá lạnh, những con thuyền săn “thủy quái” lại rẽ nước chìm vào bóng tối đen đặc của Đà giang mong tìm cho mình một vận may. Không biết họ sẽ trụ lại được với nghề này trong bao lâu, chỉ biết rằng, với tần suất đánh bắt dày đặc, sự khan hiếm dần của các loài cá “chúa tể” và những lần dong thuyền đi rồi trở về tay không cũng ngày càng nhiều hơn. Có lẽ trong tương lai, nghề săn “thủy quái” sông Đà sẽ chỉ còn là huyền thoại trong câu chuyện của những lão ngư một thời lăn lộn với sóng gió Đà giang mà thôi!.

Mục sở thị loài cá có giá đắt hơn cả siêu xe Lamborghini

(Kiến Thức) - Có giá trị lên tới 300.000 USD (6,9 tỷ đồng), cá rồng châu Á chính là loài cá cảnh đắt đỏ nhất thế giới, thậm chí đắt hơn cả siêu xe Lamborghini.

Mục sở thị loài cá có giá đắt hơn cả siêu xe Lamborghini
Muc so thi loai ca co gia dat hon ca sieu xe Lamborghini
 Cá rồng châu Á có nguồn gốc ở Indonesia hay Malaysia, sở hữu thân hình cong mềm mại và bộ vảy lấp lánh. Ảnh: pinimg.
Muc so thi loai ca co gia dat hon ca sieu xe Lamborghini-Hinh-2
 Cá rồng châu Á được lai tạo ở Đông Nam Á và có thể dài khoảng 90cm. Ảnh: springernature.
Muc so thi loai ca co gia dat hon ca sieu xe Lamborghini-Hinh-3
 Giới đại gia sẵn sàng chi số tiền không nhỏ để sở hữu loài cá quý hiếm này. Ảnh: randikaaqua.
Muc so thi loai ca co gia dat hon ca sieu xe Lamborghini-Hinh-4
 Năm 2009, một con cá rồng châu Á tại Trung Quốc đã được bán với giá 300.000 USD, tương đương 6,9 tỷ đồng. Ảnh: lamnong.
Muc so thi loai ca co gia dat hon ca sieu xe Lamborghini-Hinh-5
 Thậm chí, một số người còn “cuồng” loài cá cảnh đắt đỏ này tới mức chi hẳn tiền phẫu thuật thẩm mỹ cho cá cưng. Ảnh: lamcanh.
Muc so thi loai ca co gia dat hon ca sieu xe Lamborghini-Hinh-6
 Những người này sẵn sàng bỏ ra 90 USD (2 triệu đồng) để nâng mí mắt và 60 USD (1,3 triệu đồng) chỉnh sửa cằm cho cá cưng của mình. Ảnh: lamcanh.
Muc so thi loai ca co gia dat hon ca sieu xe Lamborghini-Hinh-7
 Đặc biệt, giống cá rồng mang màu đỏ hay vàng được yêu thích hơn cả bởi người dân ở một số nền văn hóa châu Á coi đây là tượng trưng cho sự may mắn và giàu sang. Ảnh: ydvn.
Muc so thi loai ca co gia dat hon ca sieu xe Lamborghini-Hinh-8
 Tuy nhiên, cá rồng bạch tạng mới là loài cá rồng quý hiếm và có giá trị hơn cả. Ảnh: vietbao.
Muc so thi loai ca co gia dat hon ca sieu xe Lamborghini-Hinh-9
 Ở Singapore, một con cá rồng con được bán với giá 300 USD (7 triệu đồng). Ảnh: kyluc.
Muc so thi loai ca co gia dat hon ca sieu xe Lamborghini-Hinh-10
 Trong khi đó, cá rồng bạch tạng trưởng thành có giá từ 70.000 USD (1,6 tỷ đồng) trở lên. Ảnh: vietq.

Nuôi loài cá quý hiếm đẹp như tiên có cái tên "não nề"

Nhiều năm trước, chúng tôi từng được người dân sống hai bên hẻm vực Tu Sản (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) kể chuyện về loài cá có cái tên rất đẹp là Mỵ sống ở dòng Nho Quế vắt vẻo, trong xanh.  

Nuôi loài cá quý hiếm đẹp như tiên có cái tên "não nề"
Cá Mỵ trước có rất nhiều ở sông Nho Quế, thường có trọng lượng từ 1 đến vài kg, cá biệt có con nặng đến 6 - 7kg. Vào những ngày thời tiết đẹp, nước trong và chảy chậm, người dân có thể bắt gặp những đàn cá Mỵ hàng chục con lượn lờ giữa làn nước...

Dân chơi Việt mê mẩn vì loài cá cảnh 40 triệu đẹp “xiêu lòng“

Nhìn bé nhỏ nhưng màu sắc của chúng thật sự ấn tượng, làm cho dân chơi cá cảnh cũng phải mê mẩn không rời.

Dân chơi Việt mê mẩn vì loài cá cảnh 40 triệu đẹp “xiêu lòng“
Dan choi Viet me man vi loai ca canh 40 trieu dep “xieu long“
Cá betta (cá đá, cá xiêm, cá chọi) không quá lạ với những người nuôi cá cảnh. Dạo qua một vòng chợ online có thể thấy rất nhiều người rao bán loại cá này với giá dao động 20.000 đồng đến 70.000 đồng/con. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.