Bắt nhóm đối tượng lập nhiều Facebook để rao bán tiền giả

Các đối tượng dùng mạng xã hội Facebook rao "bán tiền giả" với tỉ lệ 1 tiền thật đổi 10 tiền giả và bán trước số trúng của vé số để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Ngày 1/2, Công an TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết vừa bắt giữ nhóm đối tượng dùng chiêu thức lên mạng xã hội lừa đảo bán tiền giả và cho số trúng vé số.
Theo đó, khoảng 21 giờ ngày 30/1, Công an TP Huế, bất ngờ ập vào quán Internet AN trên đường Lý Thái Tổ, phường An Hòa (TP Huế) bắt giữ 9 đối tượng có độ tuổi từ 13-19 tuổi là nghi phạm gây ra các vụ lừa đảo trên.
Các đối tượng gồm: Lê Quang Đức, Hồ Hoàng Long, Nguyễn Tấn Trường cùng trú tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế và Võ Hoàng Vũ, Trần Trung Tín, Lê Viết Công, Phạm Bá Phi Long, Trần Phước Minh Quân, Đặng Văn Trung cùng trú tại TP Huế.
Các đối tượng bị bắt giữ để làm rõ.
 Các đối tượng bị bắt giữ để làm rõ.
Bước đầu các đối tượng khai nhận lập nhiều tài khoản Facebook để thường xuyên rao bán tiền giả với tỉ lệ 1 tiền thật đổi 10 tiền giả đồng mệnh giá, người mua phải đưa trước 50% tiền thật thì được giao tiền giả đến tận nhà hoặc qua điểm hẹn.
Bằng khen giả các đối tượng làm để lừa đảo cho số trúng.
 Bằng khen giả các đối tượng làm để lừa đảo cho số trúng.
Các đối tượng này còn tự xưng là nhân viên các công ty xổ số và biết trước các con số trúng để cho số trúng thưởng trước. Mỗi lần mua 1 con "số trúng" phải đưa cho các đối tượng 1 triệu thì sau đó bị lừa đảo.
Theo hồ sơ, bước đầu cho thấy số tiền các đối tượng lừa đảo lên đến hàng trăm triệu đồng.

NHNN bác chiêu phân biệt tiền giả đang gây sốt mạng

(Kiến Thức) - Cách nhận biết tiền giả qua các chữ cái đầu seri đang được cư dân mạng chia sẻ liên tục nhiều ngày qua. Vậy thực hư việc này thế nào?

Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc nhận biết tiền giả qua các chữ cái đầu seri khiến giới trẻ vô cùng hào hứng. Tuy nhiên, cách nhận biết này chưa đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, thông tin "phân biệt tiền giả dựa vào hai chữ cái đầu trên số seri" bắt đầu xuất hiện ngày 12/5 từ một tài khoản Facebook có tên N.B.N. chuyên bán mỹ phẩm tại TPHCM. Thông tin cho rằng, các loại tiền có chữ cái đầu dãy seri sau sẽ là tiền giả: Tiền 500.000 đồng có đầu số seri là chữ cái LF, NJ, LN. Tiền 200.000 đồng có đầu số seri là AT, BS, CN, BP. Tiền 100.000 đồng có đầu seri LF, PT, SG, Yi và tiền 50.000 đồng có chữ cái XP, LB, MA, SA, VR, WP…

Khó tin: 3 triệu tiền thật đổi...17 triệu đồng tiền giả

“Mình chuyên cung cấp tiền giả đủ mệnh giá, tiền giống thật 98% mắt thường không thể phân biệt”, đó là lời mời chào của người bán tiền giả trên các trang mạng xã hội.

Sau thời gian ngắn lắng xuống, tình trạng rao bán tiền giả trên mạng có xu hướng quay lại. Chỉ cần gõ từ các khóa như: “mua bán trao đổi tiền...”, “mua bán tiền giả”, trên Facebook sẽ xuất hiện hàng loạt các trang chuyên cung cấp tiền giả với nhiều mệnh giá khác nhau.

Tại các trang cá nhân rao bán tiền giả đều sơ sài, không để lại thông tin, chỉ có thông tin rao bán và một số bình luận, hầu hết giao dịch thường qua tin nhắn riêng. Trong khi đó, các fanpage lại xôm tụ hơn với nhiều sự quan tâm, nhiều lượt like và chia sẻ của cộng đồng mạng. Song cũng rất nhiều ý kiến tỏ thái độ không đồng tình về việc buôn bán này.
Kho tin: 3 trieu tien that doi...17 trieu dong tien gia
Một tài khoản đăng thông tin bán tiền giả lên các fanpage. 
Cụ thể, tại một trang mua bán tiền giả trên Facebook, người bán lập ra một fanpage trao đổi tiền giả qua thẻ cào với đủ mệnh giá từ 50.000-500.000 đồng. Người bán sẽ hỏi thông tin người mua ở vị trí nào cụ thể, để tính toán thời gian giao hàng. Nếu ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội sẽ giao hàng trong khoảng từ 8-14 tiếng đồng hồ. Còn ở các vùng khác sẽ chậm hơn, do chuyển hàng chủ yếu là xe đò hoặc ship cod. Tiền giả được fanpage này cung cấp với nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào số lượng người mua nhiều hay ít. Cụ thể, mức trao đổi được đưa ra là 1 triệu đồng tiền thật mua được 5 triệu đồng tiền giả, 2 triệu đồng tiền thật sẽ mua được 11 triệu đồng tiền giả và tương tự 3 triệu sẽ mua được 17 triệu đồng tiền giả. Tất cả không phân biệt mệnh giá. Còn một trang bán tiền giả khác thì tiền này được chào bán với cách giao dịch bằng thẻ cào điện thoại. Nhưng để nhận được số tiền giả muốn mua thì bên mua phải đặt cọc trước một khoản tiền, sau khi giao tiền sẽ thanh toán khoản còn lại. Điển hình, trang này đăng thông tin, khi mua tiền giả dưới 2 triệu đồng, khách phải đặt cọc trước 100%, mua trên 3 triệu đặt cọc 50% khi nhận được tiền chuyển thêm 50% còn lại, còn trên 5 triệu khách đặt cọc trước 30%, 70% sẽ được thanh toán sau khi nhận tiền. “Chỉ giao dịch qua thẻ cào, ai muốn giao dịch trực tiếp hay không cần cọc thì tìm chỗ khác mua dùm đỡ mất thời gian hai bên”, lời nhắn của fanpage này. Điều đáng chú ý là hầu hết chủ tài khoản các trang cá nhân, hay fanpage cung cấp tiền giả đều không chịu gặp mặt giao dịch trực tiếp, mà chỉ trao đổi qua thẻ cào điện thoại, thẻ game hoặc thông qua các dịch vụ như PayPal. Họ cũng từ chối chuyển khoản ngân hàng, với lý do sợ bị lộ danh tính. Tất cả đều cam đoan sẽ chuyển tiền đến đúng địa chỉ mà người mua cung cấp. "Mình đã nói rõ, bạn thật sự tin tưởng thì cọc, bên mình sẽ chuyển đủ và free ship cho bạn nếu mua lâu dài, về sau sẽ có giá tốt nhất cho bạn", chủ một fanpage chuyên cung cấp tiền giả cho hay. Một người bán tiền giả có tài khoản B.N trên Facebook cho biết, mệnh giá tiền càng nhỏ càng dễ sử dụng hơn. "Tiền giả chủ yếu sẽ được dùng đổ xăng, đi chợ, hay ra các cửa hàng tạp hóa. Chỉ khi đến giao dịch tại các ngân hàng có thể bị đối chiếu số seri mới bị phát hiện". Người bán này còn cam đoan: "Trừ ngân hàng và chỗ có máy đếm tiền ra thì tiền giả tiêu chỗ nào cũng tốt".

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.