Bát nháo chi phí đổi tiền lẻ, tiền mới

Càng sát Tết nhu cầu đổi tiền lẻ càng sôi động vì sự khan hiếm của tiền mệnh giá nhỏ nên giá đổi tiền lẻ ngày càng cao.

Dạo quanh các địa điểm chuyên đổi tiền tại Hà Nội như Phố Đinh Lễ, Phủ Tây Hồ, Phố Hà Trung nhận thấy càng sát Tết nhu cầu đổi tiền lẻ càng sôi động vì sự khan hiếm của tiền mệnh giá nhỏ nên giá đổi tiền lẻ ngày càng cao so với thời điểm cách đây 1 tuần.
Tiền lẻ, tiền mới vẫn đắt khách
Tại buổi họp báo của NHNN về chủ trương cung ứng tiền lẻ, tiền mới dịp Tết Bính Thân 2016, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết: Đây là năm thứ 4 NHNN không in thêm tiền lẻ, tiền mới mệnh giá thấp vào dịp Tết. Các chi phí tiết kiệm được từ không in tiền lẻ cụ thể như sau: riêng năm 2013 chủ trương không in tiền mệnh giá 500 đồng giúp tiết kiệm 95 tỷ đồng; năm 2014 không in tiền mới mệnh giá dưới 2.000 đồng tiết kiệm hơn 340 tỷ đồng. Năm 2015 không in tiền mới mệnh giá dưới 5.000 đồng tiết kiệm 580 tỷ đồng. Năm 2016 không in tiền mệnh giá dưới 5.000 đồng tiết kiệm 416 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Rõ ràng việc NHNN không in thêm tiền lẻ mỗi dịpTết đã không còn mới mẻ. Tuy nhiên, do nhu cầu của người dân vẫn còn nên những cơ sở đổi tiền chợ đen, môi giới đổi tiền trên mạng vẫn còn đất “diễn”.
Chị Thu Hương, nhân viên một NHTM tại Hà Nội cho biết: “Năm nào đến dịp cuối năm nhân viên bọn em cũng ngập trong điện thoại nhờ đổi tiền lẻ, tiền mới của những bạn bè, người quen. Nên cũng phải áng chừng một khoản để dành. Bao nhiêu nhân viên là từng ấy mối quan hệ, nên khó có thể vô tư đổi cho khách hàng vãng lai”.
Trong khi đó, chị Hoài Thu, thủ quỹ của một cơ quan Nhà nước cho biết: Gần chục năm nay năm nào cũng cứ đến dịp Tết là chị lại “bị” anh chị em trong cơ quan nhờ vả vụ đổi tiền. Nhưng năm nay số lượng và nhu cầu chắc sẽ hạn chế bởi thông tin từ người quen của chị ở NH cho biết cũng không dồi dào tiền mới.
Tiền mệnh giá càng bé chi phí đổi càng cao
Theo ghi nhận của PV Danviet, phí đổi tiền mới cho Tết Nguyên đán 2016 đắt nhất ở mệnh giá 500 đồng, với chi phí dao động 70-100%. Tiền 10.000 đồng và 50.000 đồng không có sẵn, khách sẽ phải chờ tới cận Tết mới có.
Anh Quang một chủ cửa hàng tại phố Hà Trung cho biết, mấy năm trước từ trước tết cả tháng khách đến đổi tiền các mệnh giá tiếp không hết. Năm nay, do việc tăng cường kiểm tra của các cơ quan nhà nước cũng như việc khan hiếm tiền mới nên giá bị đội giá lên cao. Khách chủ yếu muốn đổi mệnh giá từ 10.000 đến 100.000 đồng với nhu cầu này, chi phí chênh lệch từ 10 đến 20%. Trong đó, với loại mệnh giá 10.000 đồng khách hàng phải trả 1.200.000 cho 1 triệu tiền mới, và 5.100.000 cho 5 triệu loại mệnh giá 50.000 và số lượng không hạn chế từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Năm nay riêng tiền 10.000 đồng và 20.000 đồng mới in năm 2016, chênh lệch khi đổi có thể lên đến 25% - 30%. Riêng với tiền USD khách hàng phải trả phí khoảng 18% đến 30% cho tiền mệnh giá 1USD hoặc 2 USD.
Mặc dù, đại diện lãnh đạo NHNN cho biết người dân có nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mệnh giá thấp khi đến Ngân hàng đều được đáp ứng. Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết NH sẽ tiếp tục chủ trương sử dụng tiền mệnh giá nhỏ một cách hợp lý, tiết kiệm. Căn cứ vào lượng tiền đã qua sử dụng đang bảo quản tại kho sẽ chuyển cho các đơn vị để chi ra lưu thông, bảo đảm nhu cầu tiền mặt vào dịp Tết. NHNN cũng yêu cầu các chi nhánh tỉnh, TP và các NH thương mại tiếp tục thực hiện nghiêm việc đáp ứng nhu cầu tiền mệnh giá nhỏ, không đưa vào lưu thông các loại tiền mới in mệnh giá từ 5.000 đồng trở xuống nếu còn tồn kho, chỉ chi các loại tiền đã qua lưu thông để đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, việc đổi tiền lẻ của người dân tại NHTM dịp cuối năm khá khó khăn. Hầu hết khách hàng có nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới đều bị từ chối nếu không phải là mối quen biết với nhân viên giao dịch. Các lý do thường được ngân hàng đưa ra là đang “hết tiền lẻ”.
Không đổi tiền lẻ trực tiếp từ ngân hàng, người dân có nhu cầu buộc phải tìm cách đổi tiền lẻ, tiền mới từ nhiều nguồn và đây là cơ hội cho những môi giới đổi tiền có đất sống và chi phí tăng cao khó kiểm soát và không ai dám chắc được chi phí sẽ không “bát nháo” những ngày sát Tết.

Ngân hàng tiền lẻ đầy kho, người cần tiền lẻ không có

Phạt người đổi tiền lẻ trái phép nhưng cũng phải có biện pháp để đưa tiền lẻ đến tay người cần, nhất là những người buôn bán nhỏ.

Cứ độ chục ngày là vợ chồng anh chị bán dừa tươi ngay mặt tiền gần giao lộ quốc lộ 1 và quốc lộ 1K thuộc khu phố 1, P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức, TP.HCM lại phải nhờ một người làm trong Khu chế xuất Linh Trung 1 đổi cho vài triệu đồng giấy bạc loại 1.000 đồng và 2.000 đồng để thối trả cho khách. Một trái dừa 7.000-8.000 đồng và người mua thường đưa tờ 10.000 đồng trở lên nên nhu cầu loại tiền 1.000 và 2.000 đồng với anh chị rất lớn.

Tuy nhiên khi đổi tiền lẻ, cứ 1 triệu đồng anh chị phải trả phí đổi 80.000 đồng nên tiền lời không còn bao nhiêu. Có lần thấy tôi mua dừa và móc xấp tiền loại 2.000 đồng ra trả, chị xin đổi một ít và thật vui vì đổi mà không mất đồng tiền phí nào.

Từ đó thỉnh thoảng anh chị lại canh tôi đi ngang nhờ đổi cho một ít tiền lẻ.

Ngan hang tien le day kho, nguoi can tien le khong co
 Dịch vụ đổi tiền lẻ lấy phí phát triển mạnh vào mùa người dân đi lễ chùa - Ảnh: Nguyễn Khánh.

Nhu cầu cần các loại tiền lẻ từ 5.000 đồng trở xuống là có thật và nhiều lúc trở nên gay gắt. Ngoại trừ nhu cầu tiền lẻ phục vụ những người đi đình, chùa vào mùa lễ tết, tiểu thương ở các chợ và những người bán hàng dạo rất cần loại tiền lẻ này để thối cho khách. Tiền lẻ có khi không thiếu, nhưng do người cần và ngân hàng chưa gặp nhau nên mới có sự khan hiếm.

Người bưng thúng bán bưng mấy khi giao dịch qua ngân hàng, còn người giao dịch với ngân hàng phần lớn không muốn nhận tiền lẻ cho cồng kềnh.

Cho nên ngân hàng vẫn thừa rất nhiều tiền lẻ để đầy kho, trong khi người bán hàng - nhất là người buôn thúng bán bưng - luôn luôn thiếu tiền lẻ để thối cho người mua.

Tôi là người có thâm niên đổi tiền lẻ, thậm chí đổi tiền mới miễn phí cũng gần 15 năm cho nhiều tiểu thương nghèo ở chợ Linh Xuân (Q.Thủ Đức) và khu vực lân cận để bà con thuận tiện trong việc mua bán hàng hóa.

Là người trong ngành ngân hàng nên tôi luôn xem đây là một việc làm mang tính “thiện nguyện” cần có để góp một phần nhỏ nhoi với cộng đồng.

Bao giờ trong túi mang theo của tôi cũng có sẵn loại tiền 1.000 đồng, 2.000 đồng để ai cần đổi thì giúp vô tư như với hai vợ chồng người bán dừa.

Tôi cũng thấy ở chợ thỉnh thoảng có người gom tiền lẻ đổi cho tiểu thương không lấy lời và họ gọi hành động đó là “đi làm công quả”, đơn giản vậy thôi và tôi nghĩ việc làm đó cần được nhân rộng.

Việc phạt, thậm chí phạt thật nặng những người đổi tiền lẻ ăn lời, tôi đã trông đợi lâu nay. Bởi lẽ với những người buôn bán nhỏ, phải bớt đi đồng tiền chật vật kiếm được cho khoản chi phí đổi tiền lẻ quả thật rất đau lòng.

Nhưng nếu chỉ nghiêm cấm, phạt nặng hành vi đổi tiền lẻ lấy lời mà không giải được bài toán thiếu tiền lẻ ở người buôn bán nhỏ, thì chắc rằng họ vẫn phải tiếp tục mất tiền cho khoản đổi tiền lẻ, có khi nhiều hơn do ít người dám đổi tiền lấy phí.

Vậy nên, để triệt tiêu tệ nạn này, các ngân hàng phải có cách đưa tiền lẻ đến tận tay người cần, nhất là những người buôn bán nhỏ, để tránh cho họ rơi vào cảnh không có tiền lẻ thối cho người mua.

Các ngân hàng nên thỉnh thoảng, vài tháng một lần, tổ chức các tổ đổi tiền lẻ của ngân hàng đến tận chợ hoặc khuyến khích cán bộ nhân viên trong ngành đi đổi tiền lẻ miễn phí cho tiểu thương.

Dù công việc này có tốn chút công sức, nhưng các ngân hàng nên xem đây là một cách marketing cho ngân hàng mình khi hướng các hoạt động về hỗ trợ cộng đồng.

Và điều này mới góp phần giải được bài toán cung - cầu về tiền lẻ, giúp giảm bớt cảnh “khát tiền lẻ” để chi trả lẫn nhau ở thị trường.

Soi phí chát chúa của dịch vụ đổi tiền lẻ Tết

(Kiến Thức) - Hiện tại, mức phí đổi tiền lẻ Tết của nhiều mệnh giá tiền lên tới 80%, nhiều cửa hàng cam kết đổi số lượng nhiều khách được "giảm giá".

“Đến hẹn lại lên”, cận Tết Nguyên đán, dịch vụ đổi tiền lẻ Tết lại bước vào thời điểm “sốt xình xịch” khi nhiều nơi đưa ra mức phí đổi tiền chênh lệch nhau để câu kéo khách, thậm chí có những mệnh giá tiền khan hiếm, phí đổi lên tới 80%.
Không khó để khách hàng có thể tìm được các địa chỉ đổi tiền lẻ ở Hà Nội như khu Đinh Lễ, cổng đền, phủ hoặc các website đổi tiền với lời chào mời đáp ứng bất cứ nhu cầu nào của khách, đổi số lượng và mệnh giá từ nhỏ nhất 200, 500, 1000, 2000, 5000, 10.000 đồng cho tới các mệnh giá lớn hơn như 20.000, 50.000, 100.000, 200.000 đồng một cách dễ dàng. Trong khi dịch vụ đổi tiền lẻ tại các con phố Hà Nội đã dần chuyển sang bớt công khai hơn thì thị trường đổi tiền trên mạng có phần tự do hơn rất nhiều. Điểm chung của hai loại hình này đều đưa mức phí “chát chúa” cho các mệnh giá tiền thấp và có số lượng khan hiếm trên thị trường, chênh lệch phí với năm ngoái từ 5-10%.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.