Bất ngờ: Việt Nam đã sản xuất được súng AK-103 hiện đại từ năm 2013

Bất ngờ: Việt Nam đã sản xuất được súng AK-103 hiện đại từ năm 2013

(Kiến Thức) - Hình ảnh mới tại Hội nghị giới thiệu, trưng bày thành tựu của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã có sự xuất hiện của mẫu súng trường tấn công AK-103 cực kỳ hiện đại do Việt Nam tự chế tạo, sản xuất từ năm 2013.

Mới đây, trong phóng sự về Hội nghị giới thiệu, trưng bày các thành tựu quân sự, kinh tế nổi bật của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có sự xuất hiện của rất nhiều trang thiết bị, vũ khí, khí tài hiện đại. Trong đó, đặc biệt nổi bật là gian trưng bày các loại súng bộ binh, bên cạnh mẫu STV-215/380 hay Galil Ace 31/32 đã xuất hiện nhiều lần, đây là lần đầu tiên chúng ta có thể tận mắt chứng kiến  súng trường tấn công AK-103 do Việt Nam chế tạo. Ảnh: Súng trường tấn công AK-103 do Việt Nam chế tạo (trên cùng).
Mới đây, trong phóng sự về Hội nghị giới thiệu, trưng bày các thành tựu quân sự, kinh tế nổi bật của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có sự xuất hiện của rất nhiều trang thiết bị, vũ khí, khí tài hiện đại. Trong đó, đặc biệt nổi bật là gian trưng bày các loại súng bộ binh, bên cạnh mẫu STV-215/380 hay Galil Ace 31/32 đã xuất hiện nhiều lần, đây là lần đầu tiên chúng ta có thể tận mắt chứng kiến súng trường tấn công AK-103 do Việt Nam chế tạo. Ảnh: Súng trường tấn công AK-103 do Việt Nam chế tạo (trên cùng).
Súng trường tấn công AK-103 do Việt Nam sản xuất vào năm 2013, thời điểm trước khi ta đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất súng trường tấn công Galil Ace của Israel. Có thể đây là phương án ban đầu nhằm hiện đại hóa vũ khí cá nhân của chiến sĩ ta, thay thế cho các loại AK đã cũ. Ảnh: Cận cảnh súng AK-103 do Việt Nam sản xuất. Ảnh: Army of Thỏ.
Súng trường tấn công AK-103 do Việt Nam sản xuất vào năm 2013, thời điểm trước khi ta đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất súng trường tấn công Galil Ace của Israel. Có thể đây là phương án ban đầu nhằm hiện đại hóa vũ khí cá nhân của chiến sĩ ta, thay thế cho các loại AK đã cũ. Ảnh: Cận cảnh súng AK-103 do Việt Nam sản xuất. Ảnh: Army of Thỏ.
Về cơ bản, phiên bản AK-103 của Việt Nam sản xuất là khá tương đồng với AK-103 của hãng Kalashnikov Nga chế tạo. Súng sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm và hộp tiếp đạn tương tự AK-47/AKM, ốp lót tay, báng súng và tay cầm được làm bằng nhựa tổng hợp có độ bền cao giúp giảm trọng lượng súng đi đáng kể. Ảnh: Cận cảnh thân súng AK-103 gắn súng phóng lựu 40mm do Việt Nam chế tạo.
Về cơ bản, phiên bản AK-103 của Việt Nam sản xuất là khá tương đồng với AK-103 của hãng Kalashnikov Nga chế tạo. Súng sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm và hộp tiếp đạn tương tự AK-47/AKM, ốp lót tay, báng súng và tay cầm được làm bằng nhựa tổng hợp có độ bền cao giúp giảm trọng lượng súng đi đáng kể. Ảnh: Cận cảnh thân súng AK-103 gắn súng phóng lựu 40mm do Việt Nam chế tạo.
Nắp hộp khóa nòng có các gờ nổi tương tự với nắp hộp khóa nòng của AKM, súng bổ sung một chụp bù giật đầu nòng kiểu AK-74 và một gá đa năng ở bên trái thân súng để có thể gắn các loại kính ngắm quang học, kính nhìn đêm, kính ngắm điểm đỏ,… Ốp lót tay được chế tác tinh tế với các gờ nổi để xạ thủ có thể bám chắc vào súng trong quá trình tác xạ, đồng thời có các ray Picatinny ở dưới để có thể gắn súng phóng lựu kẹp nòng, tay cầm phụ hoặc càng chống. Ảnh: Súng AK-103 do Việt Nam chế tạo (trên) và Galil Ace 32 (dưới).
Nắp hộp khóa nòng có các gờ nổi tương tự với nắp hộp khóa nòng của AKM, súng bổ sung một chụp bù giật đầu nòng kiểu AK-74 và một gá đa năng ở bên trái thân súng để có thể gắn các loại kính ngắm quang học, kính nhìn đêm, kính ngắm điểm đỏ,… Ốp lót tay được chế tác tinh tế với các gờ nổi để xạ thủ có thể bám chắc vào súng trong quá trình tác xạ, đồng thời có các ray Picatinny ở dưới để có thể gắn súng phóng lựu kẹp nòng, tay cầm phụ hoặc càng chống. Ảnh: Súng AK-103 do Việt Nam chế tạo (trên) và Galil Ace 32 (dưới).
Báng súng có một bản lề có thể gấp gọn sang bên trái thân súng. Thiết kế này giúp cho người lính vẫn có thể lên đạn và tác xạ bình thường ngay cả trong trường hợp báng súng đang gập, tạo khả năng phản ứng nhanh và độ tùy biến cao trên chiến trường. Dẫu vậy, súng vẫn còn nhược điểm cố hữu của AK-103 đó là không có các ray Picatiny chạy dọc trên nắp hộp khóa nòng và ốp lót tay trên để mở rộng các loại phụ kiện kính ngắm mà phải sử dụng gá treo, làm giảm đáng kể khả năng trang bị của súng. Ảnh: AK-103 do Việt Nam chế tạo với súng phóng lựu kẹp nòng.
Báng súng có một bản lề có thể gấp gọn sang bên trái thân súng. Thiết kế này giúp cho người lính vẫn có thể lên đạn và tác xạ bình thường ngay cả trong trường hợp báng súng đang gập, tạo khả năng phản ứng nhanh và độ tùy biến cao trên chiến trường. Dẫu vậy, súng vẫn còn nhược điểm cố hữu của AK-103 đó là không có các ray Picatiny chạy dọc trên nắp hộp khóa nòng và ốp lót tay trên để mở rộng các loại phụ kiện kính ngắm mà phải sử dụng gá treo, làm giảm đáng kể khả năng trang bị của súng. Ảnh: AK-103 do Việt Nam chế tạo với súng phóng lựu kẹp nòng.
Tuy nhiên, phiên bản AK-103 do Việt Nam sản xuất vẫn có một số điểm khác biệt có thể dễ dàng nhận ra so với AK-103 nguyên bản do Nga chế tạo. Điển hình như việc phiên bản của Việt Nam vẫn sử dụng kiểu trích khí 45 độ tương tự như AK-47/AKM khác với trích khí kiểu 90 độ giống các loại súng AK-74 đời sau như trên AK-103 của Nga. Ảnh: Một khẩu AK-103 do Nga chế tạo.
Tuy nhiên, phiên bản AK-103 do Việt Nam sản xuất vẫn có một số điểm khác biệt có thể dễ dàng nhận ra so với AK-103 nguyên bản do Nga chế tạo. Điển hình như việc phiên bản của Việt Nam vẫn sử dụng kiểu trích khí 45 độ tương tự như AK-47/AKM khác với trích khí kiểu 90 độ giống các loại súng AK-74 đời sau như trên AK-103 của Nga. Ảnh: Một khẩu AK-103 do Nga chế tạo.
Hai là, đầu ruồi của AK-103 do Việt Nam chế tạo vẫn sử dụng loại tương tự như trên AK-47, khác với AK-103 do Nga sản xuất sử dụng đầu ruồi kiểu AKM. Ngoài trừ một số điểm khác biệt nhỏ trên, còn lại về thiết kế thì có thể nói rằng hai khẩu súng là tương đương nhau về ngoại hình. Ảnh: Một khẩu AK-103 do Nga chế tạo.
Hai là, đầu ruồi của AK-103 do Việt Nam chế tạo vẫn sử dụng loại tương tự như trên AK-47, khác với AK-103 do Nga sản xuất sử dụng đầu ruồi kiểu AKM. Ngoài trừ một số điểm khác biệt nhỏ trên, còn lại về thiết kế thì có thể nói rằng hai khẩu súng là tương đương nhau về ngoại hình. Ảnh: Một khẩu AK-103 do Nga chế tạo.
Về cơ bản, AK-103 chính là phiên bản nâng cấp của súng trường AKM từ thời Liên Xô, với việc thay thế các chi tiết gỗ bằng chi tiết nhựa, chuyển sang dùng trích 90 độ và thay miếng vát giảm nảy đầu nòng bằng chụp bù giật kiểu AK-74, bổ sung thêm gá gắn kính ngắm ở bên trái thân súng. Đây là loại vũ khí được Nga chào bán rất nhiều, đặc biệt là cho các quốc gia hiện đang sử dụng nhiều súng AK-47/AKM đã qua thời gian dài phục vụ, sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm. Ảnh: Súng trường tấn công AKM (trái) bên cạnh người đàn em AK-103 (phải).
Về cơ bản, AK-103 chính là phiên bản nâng cấp của súng trường AKM từ thời Liên Xô, với việc thay thế các chi tiết gỗ bằng chi tiết nhựa, chuyển sang dùng trích 90 độ và thay miếng vát giảm nảy đầu nòng bằng chụp bù giật kiểu AK-74, bổ sung thêm gá gắn kính ngắm ở bên trái thân súng. Đây là loại vũ khí được Nga chào bán rất nhiều, đặc biệt là cho các quốc gia hiện đang sử dụng nhiều súng AK-47/AKM đã qua thời gian dài phục vụ, sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm. Ảnh: Súng trường tấn công AKM (trái) bên cạnh người đàn em AK-103 (phải).
Súng AK-103 mới đây đã có một màn thể hiện cực kỳ ấn tượng khi được hãng Kalashnikov Concern tung video khẩu súng đã xả liên tục hơn 1.000 phát đạn nhưng vẫn hoạt động tốt và bắn chính xác mục tiêu. Đây là một sự bền bỉ đáng kinh ngạc của mẫu súng Nga này. Súng có trọng lượng 3.6kg không đạn, chiều dài 943mm trong đó nòng dài 415mm, sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm, tốc độ bắn 600 phát/phút và tầm bắn hiệu quả 500m. Ảnh: Cận cảnh thân súng AK-103 do Nga chế tạo.
Súng AK-103 mới đây đã có một màn thể hiện cực kỳ ấn tượng khi được hãng Kalashnikov Concern tung video khẩu súng đã xả liên tục hơn 1.000 phát đạn nhưng vẫn hoạt động tốt và bắn chính xác mục tiêu. Đây là một sự bền bỉ đáng kinh ngạc của mẫu súng Nga này. Súng có trọng lượng 3.6kg không đạn, chiều dài 943mm trong đó nòng dài 415mm, sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm, tốc độ bắn 600 phát/phút và tầm bắn hiệu quả 500m. Ảnh: Cận cảnh thân súng AK-103 do Nga chế tạo.
Có thể thấy, AK-103 không có ưu điểm gì quá nổi bật so với AKM mà Việt Nam có trước đó, chỉ là một bản nâng cấp khá và hiện nay, STV-215/380 phiên bản cải tiến dựa trên Galil Ace đã chính thức được chọn sản xuất đại trà để thay thế cho các loại AK cũ. Tuy nhiên, với việc hiện nay công nghệ quốc phòng của ta đã phát triển vượt bậc, hoàn toàn có thể hi vọng về việc mẫu AK-103 một lần nữa sẽ được "hồi sinh".
Có thể thấy, AK-103 không có ưu điểm gì quá nổi bật so với AKM mà Việt Nam có trước đó, chỉ là một bản nâng cấp khá và hiện nay, STV-215/380 phiên bản cải tiến dựa trên Galil Ace đã chính thức được chọn sản xuất đại trà để thay thế cho các loại AK cũ. Tuy nhiên, với việc hiện nay công nghệ quốc phòng của ta đã phát triển vượt bậc, hoàn toàn có thể hi vọng về việc mẫu AK-103 một lần nữa sẽ được "hồi sinh".
Video Súng trường tiến công mới do Việt Nam chế tạo tại nhà máy Z111 (STV-380 và STV-215) - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT