Bất ngờ trước những cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi của Việt Nam

Bất ngờ trước những cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi của Việt Nam

Thông thường tuổi thọ trung bình của cây xanh ngoài tự nhiên từ 20-300 năm. Tuy nhiên nhiều địa phương của nước ta có những cây cổ thụ sống tới hàng nghìn năm tuổi, được công nhận là "cây di sản Việt Nam".

 

 

 

Cây Táu 2104 tuổi ở đền Thiên Cổ (ở thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường (VACNE) công nhận đây là  cây di sản Việt Nam ngày 28/5/2012.
Cây Táu 2104 tuổi ở đền Thiên Cổ (ở thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường (VACNE) công nhận đây là cây di sản Việt Nam ngày 28/5/2012.
Cây táu này gắn liền với sự tích thiêng liêng của đền Thiên Cổ. Ngọc phả để lại, đây là nơi thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang và thục nương Nguyễn Thị Thục.
Cây táu này gắn liền với sự tích thiêng liêng của đền Thiên Cổ. Ngọc phả để lại, đây là nơi thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang và thục nương Nguyễn Thị Thục.
Cây Dã Hương gần 1000 năm tuổi ở Thôn Giữa, Tiên Lục, Lạng Giang, Bắc Giang, được công nhận là cây di sản Việt Nam vào ngày 26/11/2013. Không chỉ có vẻ ngoài ấn tượng, tạo nên cảnh quan đẹp mặt cho cụm quần thể di tích Tiên Lục mà cây dã hương này còn là chứng nhân lịch sử và mang nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Cây Dã Hương gần 1000 năm tuổi ở Thôn Giữa, Tiên Lục, Lạng Giang, Bắc Giang, được công nhận là cây di sản Việt Nam vào ngày 26/11/2013. Không chỉ có vẻ ngoài ấn tượng, tạo nên cảnh quan đẹp mặt cho cụm quần thể di tích Tiên Lục mà cây dã hương này còn là chứng nhân lịch sử và mang nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Không ai biết cây dã hương có từ bao giờ. Trong ngọc phả của thôn này cũng đã có ghi lại câu chuyện về vị vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) đã sắc phong cho cây dã hương này là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” tức là cây dã hương lớn nhất nước khi ngài có dịp đi qua làng bởi vẻ đẹp và sự to lớn của cây.
Không ai biết cây dã hương có từ bao giờ. Trong ngọc phả của thôn này cũng đã có ghi lại câu chuyện về vị vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) đã sắc phong cho cây dã hương này là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” tức là cây dã hương lớn nhất nước khi ngài có dịp đi qua làng bởi vẻ đẹp và sự to lớn của cây.
Rặng Duối 18 cây khoảng 1000 năm tuổi ở thôn Cam Lâm (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam ngày 22/4/2011.
Rặng Duối 18 cây khoảng 1000 năm tuổi ở thôn Cam Lâm (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam ngày 22/4/2011.
Cây Sanh 804 năm tuổi ở làng Suối Cốc, xã Hợp Hòa, Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, có trên 50 gốc kết thành trải rộng trên diện tích hàng trăm mét vuông, có tổng chu vi gốc lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là cây đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được công nhận cây di sản Việt Nam vào năm 2012.
Cây Sanh 804 năm tuổi ở làng Suối Cốc, xã Hợp Hòa, Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, có trên 50 gốc kết thành trải rộng trên diện tích hàng trăm mét vuông, có tổng chu vi gốc lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là cây đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được công nhận cây di sản Việt Nam vào năm 2012.
Cây Gạo 736 năm tuổi do chính Quỳnh Trân Công Chúa trồng ở đền Mõ ở thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Cây được VACNE công nhận là cây di sản Việt Nam đúng vào Lễ hội đền Mõ ngày 16/3/2011.
Cây Gạo 736 năm tuổi do chính Quỳnh Trân Công Chúa trồng ở đền Mõ ở thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Cây được VACNE công nhận là cây di sản Việt Nam đúng vào Lễ hội đền Mõ ngày 16/3/2011.
Cây đa 13 gốc 304 năm tuổi tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng được coi là cây đa cổ thụ khổng lồ trổ nhiều gốc nhất Việt Nam hiện nay. Tương truyền rằng, cây đa 13 gốc có miếu thờ đức Thổ Vượng, có công giúp dân làng khai phá đất đai, lập và giữ làng.
Cây đa 13 gốc 304 năm tuổi tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng được coi là cây đa cổ thụ khổng lồ trổ nhiều gốc nhất Việt Nam hiện nay. Tương truyền rằng, cây đa 13 gốc có miếu thờ đức Thổ Vượng, có công giúp dân làng khai phá đất đai, lập và giữ làng.
Cây Sấu 304 năm tuổi ở khu vực cửa khẩu Sóc Giang, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách cột mốc 651 Việt - Trung chưa đến 7m. Cây được công nhận là cây di sản Việt Nam ngày 3/9/2012.
Cây Sấu 304 năm tuổi ở khu vực cửa khẩu Sóc Giang, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách cột mốc 651 Việt - Trung chưa đến 7m. Cây được công nhận là cây di sản Việt Nam ngày 3/9/2012.
Cây đa Tân Trào khoảng 300 năm tuổi tại khu di tích lịch sử Tân Trào, thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cây được xem là chứng nhân lịch sử nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.
Cây đa Tân Trào khoảng 300 năm tuổi tại khu di tích lịch sử Tân Trào, thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cây được xem là chứng nhân lịch sử nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.
Cây bạch mai hơn 300 năm tuổi ở sân đình Phú Tự, xã Phú Hưng, Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre còn được mệnh danh là “Thần mai”,“Danh mộc Bạch mai”. Tương truyền, từ thời vua Minh Mạng, khi dân địa phương chọn đất xây dựng đình Phú Tự đã thấy cây bạch mai mọc xanh tốt.
Cây bạch mai hơn 300 năm tuổi ở sân đình Phú Tự, xã Phú Hưng, Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre còn được mệnh danh là “Thần mai”,“Danh mộc Bạch mai”. Tương truyền, từ thời vua Minh Mạng, khi dân địa phương chọn đất xây dựng đình Phú Tự đã thấy cây bạch mai mọc xanh tốt.
Cây bồ đề (Ficus Religiosa L) ở buôn Yang Lành Đắk Lắk được 132 năm tuổi. Trong tháng 3/2014, Tổ chức kỷ lục châu Á, Hội kỷ lục gia Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục cho cây bồ đề 132 năm tuổi này là cây được trồng lâu năm nhất trên vùng đất Tây Nguyên.
Cây bồ đề (Ficus Religiosa L) ở buôn Yang Lành Đắk Lắk được 132 năm tuổi. Trong tháng 3/2014, Tổ chức kỷ lục châu Á, Hội kỷ lục gia Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục cho cây bồ đề 132 năm tuổi này là cây được trồng lâu năm nhất trên vùng đất Tây Nguyên.
Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình thù kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui khỏe mỗi ngày

GALLERY MỚI NHẤT