Bất ngờ thủ phạm khiến “hóa thạch sống” Tây Tạng sắp tuyệt chủng

Bất ngờ thủ phạm khiến “hóa thạch sống” Tây Tạng sắp tuyệt chủng

Các nhà khoa học đang báo động về tình trạng nguy hiểm đối với loài thực vật quý hiếm được gọi là "hóa thạch sống" ở cao nguyên Tây Tạng.

" Hóa thạch sống" này chính là loài rêu Takakia (tên khoa học là Takakiophytina). Loài rêu này đã tiến hóa qua hàng triệu năm để thích nghi với môi trường sống có độ cao lớn và bức xạ tia cực tím cao.
" Hóa thạch sống" này chính là loài rêu Takakia (tên khoa học là Takakiophytina). Loài rêu này đã tiến hóa qua hàng triệu năm để thích nghi với môi trường sống có độ cao lớn và bức xạ tia cực tím cao.
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, môi trường sống tự nhiên của loài rêu này đã bị tác động đáng kể do biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, môi trường sống tự nhiên của loài rêu này đã bị tác động đáng kể do biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng.
Nhiệt độ tăng nhanh tại cao nguyên Tây Tạng, nơi rêu Takakia sinh sống, và các sông băng đang tan chảy mạnh. Do đó, loài rêu này đang gặp nguy cơ suy giảm quần thể.
Nhiệt độ tăng nhanh tại cao nguyên Tây Tạng, nơi rêu Takakia sinh sống, và các sông băng đang tan chảy mạnh. Do đó, loài rêu này đang gặp nguy cơ suy giảm quần thể.
Trong hơn một thập kỷ qua, mật độ rêu Takakia giảm 1,6% sau mỗi năm, nhanh hơn mọi loài rêu bản địa khác. Con số thấp khiến loài thực vật quý hiếm này nằm trong diện “sắp nguy cấp” của Sách đỏ (danh sách toàn diện về tình trạng bảo tồn và đa dạng loài)
Trong hơn một thập kỷ qua, mật độ rêu Takakia giảm 1,6% sau mỗi năm, nhanh hơn mọi loài rêu bản địa khác. Con số thấp khiến loài thực vật quý hiếm này nằm trong diện “sắp nguy cấp” của Sách đỏ (danh sách toàn diện về tình trạng bảo tồn và đa dạng loài)
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng rêu Takakia có giá trị quan trọng trong việc nghiên cứu tiến hóa của thực vật trên cạn.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng rêu Takakia có giá trị quan trọng trong việc nghiên cứu tiến hóa của thực vật trên cạn.
Sự giảm số lượng của loài này đang khiến các chuyên gia lo ngại về tương lai của nó trong bối cảnh biến đổi khí hậu chưa được kiểm soát.
Sự giảm số lượng của loài này đang khiến các chuyên gia lo ngại về tương lai của nó trong bối cảnh biến đổi khí hậu chưa được kiểm soát.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng con người có thể bảo vệ loài rêu Takakia bằng cách trồng nó trong phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng con người có thể bảo vệ loài rêu Takakia bằng cách trồng nó trong phòng thí nghiệm.
Giáo sư Ralf Reski, một trong những nhà nghiên cứu, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ loài này và nhớ rằng rêu Takakia đã tồn tại trên Trái Đất từ rất lâu trước khi con người xuất hiện.
Giáo sư Ralf Reski, một trong những nhà nghiên cứu, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ loài này và nhớ rằng rêu Takakia đã tồn tại trên Trái Đất từ rất lâu trước khi con người xuất hiện.
Mời quý độc giả xem thêm video: Tận mục hóa thạch “mực ma cà rồng” ẩn sâu dưới đáy đại dương.

GALLERY MỚI NHẤT