Bất ngờ nhà Ai Cập học đầu tiên của nhân loại: Con trai Pharaoh!

Bất ngờ nhà Ai Cập học đầu tiên của nhân loại: Con trai Pharaoh!

Hoàng tử Khaemweset là con trai pharaoh Ramses II và Nữ hoàng Isetnofret đã có nhiều đóng góp trong việc trùng tu kim tự tháp, đền thờ, nghiên cứu các di tích... Vì vậy, ông được xem là nhà Ai Cập học đầu tiên của nhân loại.

Được xem là  nhà Ai Cập học đầu tiên của nhân loại, cuộc đời hoàng tử Khaemweset khiến nhiều người tò mò. Theo các sử liệu, hoàng tử Khaemweset là con trai thứ 4 của pharaoh Ramses II và Nữ hoàng Isetnofret.
Được xem là nhà Ai Cập học đầu tiên của nhân loại, cuộc đời hoàng tử Khaemweset khiến nhiều người tò mò. Theo các sử liệu, hoàng tử Khaemweset là con trai thứ 4 của pharaoh Ramses II và Nữ hoàng Isetnofret.
Pharaoh Ramses II cai trị Ai Cập từ năm 1279 trước Công nguyên - 1213 trước Công nguyên. Ông được ca ngợi là một trong những vị vua vĩ đại nhất Ai Cập khi đưa đế chế này bước vào thời kỳ thịnh vượng huy hoàng. Trong đó, kinh tế và nghệ thuật là hai lĩnh vực cực phát triển. Ngoài ra, pharaoh Ramses II được cho là có tới 50 con trai và khoảng 40 - 53 con gái.
Pharaoh Ramses II cai trị Ai Cập từ năm 1279 trước Công nguyên - 1213 trước Công nguyên. Ông được ca ngợi là một trong những vị vua vĩ đại nhất Ai Cập khi đưa đế chế này bước vào thời kỳ thịnh vượng huy hoàng. Trong đó, kinh tế và nghệ thuật là hai lĩnh vực cực phát triển. Ngoài ra, pharaoh Ramses II được cho là có tới 50 con trai và khoảng 40 - 53 con gái.
Hoàng tử Khaemweset từng được vua cha chỉ định làm người kế vị ngai vàng. Tuy nhiên, hoàng tử Khaemweset không có cơ hội đăng cơ lên ngôi báu do qua đời trước pharaoh Ramses II vài năm. Theo đó, em trai của Khaemweset là Merenptah kế thừa ngai vàng, đăng cơ lên ngôi tân vương của Ai Cập.
Hoàng tử Khaemweset từng được vua cha chỉ định làm người kế vị ngai vàng. Tuy nhiên, hoàng tử Khaemweset không có cơ hội đăng cơ lên ngôi báu do qua đời trước pharaoh Ramses II vài năm. Theo đó, em trai của Khaemweset là Merenptah kế thừa ngai vàng, đăng cơ lên ngôi tân vương của Ai Cập.
Dù không trở thành pharaoh Ai Cập nhưng hoàng tử Khaemweset nổi tiếng lịch sử khi làm nhiều điều phi thường. Ngay từ khi còn nhỏ, hoàng tử Khaemweset đã bộc lộ sự thông minh, bản lĩnh và học rộng, hiểu nhiều. Ông từng đi theo ông nội - pharaoh Seti I và sau đó là vua cha - pharaoh Ramses II trong nhiều chiến dịch quân sự.
Dù không trở thành pharaoh Ai Cập nhưng hoàng tử Khaemweset nổi tiếng lịch sử khi làm nhiều điều phi thường. Ngay từ khi còn nhỏ, hoàng tử Khaemweset đã bộc lộ sự thông minh, bản lĩnh và học rộng, hiểu nhiều. Ông từng đi theo ông nội - pharaoh Seti I và sau đó là vua cha - pharaoh Ramses II trong nhiều chiến dịch quân sự.
Một số bức phù điêu khắc họa hoàng tử Khaemweset là thanh niên dũng mãnh, một mình điều khiển cỗ xe ngựa chiến trên chiến trường và tiêu diệt nhiều kẻ địch.
Một số bức phù điêu khắc họa hoàng tử Khaemweset là thanh niên dũng mãnh, một mình điều khiển cỗ xe ngựa chiến trên chiến trường và tiêu diệt nhiều kẻ địch.
Vào năm 1263 trước Công nguyên, hoàng tử Khaemweset trở thành thầy tế của đền thờ Ptah ở thành phố Memphis. Khi ấy, ông 18 tuổi. Thầy tế là một vị trí rất quan trọng trong triều đình Ai Cập vì họ là người phụ trách các nghi lễ cúng tế, thờ phụng và đọc các câu thần chú trong tang lễ hoàng gia.
Vào năm 1263 trước Công nguyên, hoàng tử Khaemweset trở thành thầy tế của đền thờ Ptah ở thành phố Memphis. Khi ấy, ông 18 tuổi. Thầy tế là một vị trí rất quan trọng trong triều đình Ai Cập vì họ là người phụ trách các nghi lễ cúng tế, thờ phụng và đọc các câu thần chú trong tang lễ hoàng gia.
Thêm nữa, hoàng tử Khaemweset còn phụ trách việc trùng tu, sửa chữa kim tự tháp, đền thờ, di tích cổ, các khu chôn cất... Ông cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu các di tích cổ xưa của người Ai Cập để giải mã những bí ẩn về cuộc sống, thành tựu của những thế hệ đi trước.
Thêm nữa, hoàng tử Khaemweset còn phụ trách việc trùng tu, sửa chữa kim tự tháp, đền thờ, di tích cổ, các khu chôn cất... Ông cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu các di tích cổ xưa của người Ai Cập để giải mã những bí ẩn về cuộc sống, thành tựu của những thế hệ đi trước.
Hoàng tử Khaemweset khôi phục nhiều chữ khắc cổ trong các di tích đã bị phai mờ do tác động của thời gian và con người. Với những việc làm này, hoàng tử Khaemweset giúp bảo tồn nhiều giá trị văn hóa của Ai Cập.
Hoàng tử Khaemweset khôi phục nhiều chữ khắc cổ trong các di tích đã bị phai mờ do tác động của thời gian và con người. Với những việc làm này, hoàng tử Khaemweset giúp bảo tồn nhiều giá trị văn hóa của Ai Cập.
Trong nhiều tài liệu cổ xưa, hoàng tử Khaemweset được ca ngợi là học giả thông thái, luôn tận tâm với công việc nghiên cứu các di tích, tài liệu cổ của Ai Cập.
Trong nhiều tài liệu cổ xưa, hoàng tử Khaemweset được ca ngợi là học giả thông thái, luôn tận tâm với công việc nghiên cứu các di tích, tài liệu cổ của Ai Cập.
Hoàng tử Khaemweset được cho là qua đời khi 55 tuổi. Đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nơi chôn cất cũng như xác ướp của vị hoàng tử này.
Hoàng tử Khaemweset được cho là qua đời khi 55 tuổi. Đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nơi chôn cất cũng như xác ướp của vị hoàng tử này.
Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT