Bất ngờ nguồn gốc tên lửa BrahMos Ấn Độ bán cho VN

Bất ngờ nguồn gốc tên lửa BrahMos Ấn Độ bán cho VN

(Kiến Thức) - Được mệnh danh là “thần bảo hộ” của Ấn Độ, nhưng nguồn gốc của BrahMos lại đến từ cái nôi sinh ra tên lửa tấn công siêu thanh đầu tiên trên thế giới.

BrahMos là dòng tên lửa hành trình siêu thanh sử dụng công nghệ tàng hình tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, được phát triển bởi Liên doanh tên lửa BrahMos giữa Ấn Độ và Nga. Mà cụ thể hơn là Cục thiết kế NPO Mashinostroeyenia của Nga và Viện nghiên cứu và phát triển bộ quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ. Và kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 200 cho tới nay, BrahMos luôn được xem là quốc bảo trấn quốc của Ấn Độ khi sức mạnh của nó chỉ đứng sau vũ khí hạt nhân của New Delhi. Nguồn ảnh: warfiles.ru.
BrahMos là dòng tên lửa hành trình siêu thanh sử dụng công nghệ tàng hình tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, được phát triển bởi Liên doanh tên lửa BrahMos giữa Ấn Độ và Nga. Mà cụ thể hơn là Cục thiết kế NPO Mashinostroeyenia của Nga và Viện nghiên cứu và phát triển bộ quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ. Và kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 200 cho tới nay, BrahMos luôn được xem là quốc bảo trấn quốc của Ấn Độ khi sức mạnh của nó chỉ đứng sau vũ khí hạt nhân của New Delhi. Nguồn ảnh: warfiles.ru.
Và cũng dễ hình dung được điều này khi BrahMos được Ấn Độ phát triển thành bốn biến thể triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau gồm: phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay và các tổ hợp phóng di động trên mặt đất. Càng bất ngờ hơn khi nguồn gốc của BrahMos lại đến từ một cái tên khá quen thuộc là P-800 Oniks, dòng tên lửa chống hạm siêu thanh đình đám một thời của Nga. Nguồn ảnh: dokwar.ru.
Và cũng dễ hình dung được điều này khi BrahMos được Ấn Độ phát triển thành bốn biến thể triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau gồm: phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay và các tổ hợp phóng di động trên mặt đất. Càng bất ngờ hơn khi nguồn gốc của BrahMos lại đến từ một cái tên khá quen thuộc là P-800 Oniks, dòng tên lửa chống hạm siêu thanh đình đám một thời của Nga. Nguồn ảnh: dokwar.ru.
Mối liên hệ giữa BrahMos và P-800 Oniks bắt đầu từ cuối những năm 1990, khi Ấn Độ và Nga bắt đầu phát triển các chương trình hợp tác quân sự chung. Trong đó trọng tâm là chương trình nghiên cứu phát triển tên lửa tấn công tiên tiến. Và một liên doanh tên lửa giữa hai nước được ra đời vào đầu năm 1998 lấy tên là BrahMos, đây cũng là cái tên được đặt cho dòng tên lửa tấn công đầu tiên của họ. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Mối liên hệ giữa BrahMos và P-800 Oniks bắt đầu từ cuối những năm 1990, khi Ấn Độ và Nga bắt đầu phát triển các chương trình hợp tác quân sự chung. Trong đó trọng tâm là chương trình nghiên cứu phát triển tên lửa tấn công tiên tiến. Và một liên doanh tên lửa giữa hai nước được ra đời vào đầu năm 1998 lấy tên là BrahMos, đây cũng là cái tên được đặt cho dòng tên lửa tấn công đầu tiên của họ. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Trong giai đoạn đầu phát triển của BrahMos, phía Ấn Độ muốn sử dụng nền tảng của tên lửa hành trình P-700 Granit cho thiết kế tên lửa hành trình siêu thanh mới, nhưng phía Nga lại muốn sử dụng tên lửa hành trình P-800 Oniks do nó có thiết kế tiên tiến hơn bởi P-700 vào thời điểm đó đã quá lỗi thời. Mặt khác P-800 không chịu ảnh hưởng bởi hiệp định kiểm soát công nghệ tên lửa còn P-700 thì ngược lại. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Trong giai đoạn đầu phát triển của BrahMos, phía Ấn Độ muốn sử dụng nền tảng của tên lửa hành trình P-700 Granit cho thiết kế tên lửa hành trình siêu thanh mới, nhưng phía Nga lại muốn sử dụng tên lửa hành trình P-800 Oniks do nó có thiết kế tiên tiến hơn bởi P-700 vào thời điểm đó đã quá lỗi thời. Mặt khác P-800 không chịu ảnh hưởng bởi hiệp định kiểm soát công nghệ tên lửa còn P-700 thì ngược lại. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Như một kết quả tất yếu, cuối cùng liên doanh BrahMos phải sử dụng thiết kế của P-800 lên trên mẫu tên lửa hành trình liên doanh của mình và đó chính là nền tảng tạo nên tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos sau này. Trong ảnh là bộ đôi P-800 và BrahMos (bên dưới) ta có thể thấy chúng giống nhau như hai giọt nước. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Như một kết quả tất yếu, cuối cùng liên doanh BrahMos phải sử dụng thiết kế của P-800 lên trên mẫu tên lửa hành trình liên doanh của mình và đó chính là nền tảng tạo nên tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos sau này. Trong ảnh là bộ đôi P-800 và BrahMos (bên dưới) ta có thể thấy chúng giống nhau như hai giọt nước. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Có một điều đặc biệt là P-800 Oniks hiện tại chính là trái tim của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P, vũ khí phòng vệ bờ biển được đánh giá là mạnh nhất trên thế giới hiện tại. Với khả năng tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách lên đến 350km với hành trình bay lên đến Mach 2.5 gần như không thể bị đánh chặn. Nguồn ảnh: newsvl.ru.
Có một điều đặc biệt là P-800 Oniks hiện tại chính là trái tim của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P, vũ khí phòng vệ bờ biển được đánh giá là mạnh nhất trên thế giới hiện tại. Với khả năng tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách lên đến 350km với hành trình bay lên đến Mach 2.5 gần như không thể bị đánh chặn. Nguồn ảnh: newsvl.ru.
Hiện tại, chỉ có ba quốc gia trên thế giới được trang bị K-300P gồm Nga, Syria và Việt Nam. Bản thân Hải quân Nga cũng mới đưa vào trang bị K-300P từ năm 2015 còn Việt Nam là từ năm 2011 đồng nghĩa với việc ta là nước đầu tiên sở hữu tổ hợp phòng thủ bờ biển tiên tiến này. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Hiện tại, chỉ có ba quốc gia trên thế giới được trang bị K-300P gồm Nga, Syria và Việt Nam. Bản thân Hải quân Nga cũng mới đưa vào trang bị K-300P từ năm 2015 còn Việt Nam là từ năm 2011 đồng nghĩa với việc ta là nước đầu tiên sở hữu tổ hợp phòng thủ bờ biển tiên tiến này. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Và với thông tin Việt Nam chính thức sở hữu tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã có trong tay bộ đôi tên lửa tấn công siêu thanh mạnh nhất hành tinh gồm P-800 Oniks từ các tổ hợp K-300P và BrahMos. Đây có thể được xem là một cú hích rất lớn cho tiềm lực quốc phòng của Việt Nam vốn đang trong giai đoạn được hiện đại hóa. Nguồn ảnh: VGP News.
Và với thông tin Việt Nam chính thức sở hữu tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã có trong tay bộ đôi tên lửa tấn công siêu thanh mạnh nhất hành tinh gồm P-800 Oniks từ các tổ hợp K-300P và BrahMos. Đây có thể được xem là một cú hích rất lớn cho tiềm lực quốc phòng của Việt Nam vốn đang trong giai đoạn được hiện đại hóa. Nguồn ảnh: VGP News.
Quay lại với BrahMos, như đã nói ở trên Ấn Độ phát triển dòng tên lửa tấn công này trên đa nền tảng nhằm tăng cường sức mạnh tên lửa của nước này ở các dòng tên lửa tấn công chiến thuật bên cạnh tên lửa tấn công chiến lược. Hiện tại vẫn chưa rõ Việt Nam đang sở hữu biến thể nào của BrahMos nhưng nhiều khả năng sẽ các tổ hợp phóng di động trên mặt đất tương tự như K-300P. Nguồn ảnh: The National Interest.
Quay lại với BrahMos, như đã nói ở trên Ấn Độ phát triển dòng tên lửa tấn công này trên đa nền tảng nhằm tăng cường sức mạnh tên lửa của nước này ở các dòng tên lửa tấn công chiến thuật bên cạnh tên lửa tấn công chiến lược. Hiện tại vẫn chưa rõ Việt Nam đang sở hữu biến thể nào của BrahMos nhưng nhiều khả năng sẽ các tổ hợp phóng di động trên mặt đất tương tự như K-300P. Nguồn ảnh: The National Interest.
Nếu so sánh với K-300P, Tổ hợp phóng di động của BrahMos có một số ưu điểm nhất định. Một là nó có khả năng mang theo tới ba tên lửa thay vì chỉ hai như K-300P, hai là nó có thể hoạt động một cách độc lập mà không cần kèm theo quá nhiều các tổ hợp điều khiển chỉ huy do đã được tích hợp sẵn lên trên xe phóng. Nguồn ảnh: Akshardhool Digest.
Nếu so sánh với K-300P, Tổ hợp phóng di động của BrahMos có một số ưu điểm nhất định. Một là nó có khả năng mang theo tới ba tên lửa thay vì chỉ hai như K-300P, hai là nó có thể hoạt động một cách độc lập mà không cần kèm theo quá nhiều các tổ hợp điều khiển chỉ huy do đã được tích hợp sẵn lên trên xe phóng. Nguồn ảnh: Akshardhool Digest.
Dù vậy BrahMos vẫn tỏ ra nổi trội hơn đối với biến thể trên hạm, khi khả năng tác chiến của nó đã được chứng minh trong suốt quá trình BrahMos được phát triển. Quá trình tích hợp BrahMos lên các tàu chiến thông thường cũng khá đơn giản do nó có kích thước khá gọn và công nghệ điều khiển cũng cho phép tương thích với nhiều loại nền tảng khác nhau. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Dù vậy BrahMos vẫn tỏ ra nổi trội hơn đối với biến thể trên hạm, khi khả năng tác chiến của nó đã được chứng minh trong suốt quá trình BrahMos được phát triển. Quá trình tích hợp BrahMos lên các tàu chiến thông thường cũng khá đơn giản do nó có kích thước khá gọn và công nghệ điều khiển cũng cho phép tương thích với nhiều loại nền tảng khác nhau. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Một trong những công nghệ làm nên sức mạnh đáng sợ của tên lửa BrahMos nằm ở hệ thống động cơ đẩy. BrahMos được trang bị hai tầng động cơ đẩy gồm: Tầng khởi tốc dùng nhiên liệu rắn (đưa đạn rời bệ phóng, vào quỹ đạo bay) và tầng hành trình sử dụng động cơ đẩy phản lực tĩnh siêu âm ramjet với nhiên liệu rắn. Nguồn ảnh: hindustantimes.com.
Một trong những công nghệ làm nên sức mạnh đáng sợ của tên lửa BrahMos nằm ở hệ thống động cơ đẩy. BrahMos được trang bị hai tầng động cơ đẩy gồm: Tầng khởi tốc dùng nhiên liệu rắn (đưa đạn rời bệ phóng, vào quỹ đạo bay) và tầng hành trình sử dụng động cơ đẩy phản lực tĩnh siêu âm ramjet với nhiên liệu rắn. Nguồn ảnh: hindustantimes.com.
Với động cơ đẩy ramjet, BrahMos có thể bay với tốc độ tối đa từ Mach 2,8 (3.400km/h) tới Mach 3 (3.700km/h hay là 1km/giây). Với tốc độ cực lớn, BrahMos sẽ khiến cho kẻ địch khó lòng có đủ thời gian triển khai các hệ thống hỏa lực đánh chặn gồm pháo bắn nhanh CIWS hay tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Với động cơ đẩy ramjet, BrahMos có thể bay với tốc độ tối đa từ Mach 2,8 (3.400km/h) tới Mach 3 (3.700km/h hay là 1km/giây). Với tốc độ cực lớn, BrahMos sẽ khiến cho kẻ địch khó lòng có đủ thời gian triển khai các hệ thống hỏa lực đánh chặn gồm pháo bắn nhanh CIWS hay tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: WordPress.com.
BrahMos đạt tầm bắn từ 290-300km, trần bay tối đa 14.000m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu thì quả đạn hạ xuống độ cao chỉ 3-4m - cực kỳ khó đánh chặn. Trong ảnh là biến thể BrahMos phóng đi từ tàu ngầm, được Ấn Độ thử nghiệm vào năm 2013 từ ống phóng ngầm được đặt dưới mặt nước. Nguồn ảnh: Broadsword.
BrahMos đạt tầm bắn từ 290-300km, trần bay tối đa 14.000m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu thì quả đạn hạ xuống độ cao chỉ 3-4m - cực kỳ khó đánh chặn. Trong ảnh là biến thể BrahMos phóng đi từ tàu ngầm, được Ấn Độ thử nghiệm vào năm 2013 từ ống phóng ngầm được đặt dưới mặt nước. Nguồn ảnh: Broadsword.
Tên lửa được trang bị hàng loạt công nghệ dẫn đường tiên tiến gồm: hệ thống định vị quán tính INS cùng liên kết cập nhật tham số mục tiêu từ radar tàu trong pha đầu và pha giữa; tới pha cuối nó sẽ có sự hỗ trợ bởi radar chủ động cùng hệ thống định vị vệ tinh GPS/GLONASS hay GAGANcho độ chính xác đến 1m. Hình ảnh biến thể BrahMos dành cho các dòng tiêm kích đa năng đang được Ấn Độ phát triển. Nguồn ảnh: Indian Defence.
Tên lửa được trang bị hàng loạt công nghệ dẫn đường tiên tiến gồm: hệ thống định vị quán tính INS cùng liên kết cập nhật tham số mục tiêu từ radar tàu trong pha đầu và pha giữa; tới pha cuối nó sẽ có sự hỗ trợ bởi radar chủ động cùng hệ thống định vị vệ tinh GPS/GLONASS hay GAGANcho độ chính xác đến 1m. Hình ảnh biến thể BrahMos dành cho các dòng tiêm kích đa năng đang được Ấn Độ phát triển. Nguồn ảnh: Indian Defence.
Trong ảnh là các nền tảng triển khai của BrahMos mà Ấn Độ phát triển gồm: phương tiện phóng mặt đất, tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay Sukhoi. Từ năm 2007 đến nay, Quân đội Ấn Độ đã triển khai tới 4 trung đoàn trang bị tên lửa hành trình BrahMos làm nhiệm vụ phòng thủ bờ biển. Nguồn ảnh: Indian Defence.
Trong ảnh là các nền tảng triển khai của BrahMos mà Ấn Độ phát triển gồm: phương tiện phóng mặt đất, tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay Sukhoi. Từ năm 2007 đến nay, Quân đội Ấn Độ đã triển khai tới 4 trung đoàn trang bị tên lửa hành trình BrahMos làm nhiệm vụ phòng thủ bờ biển. Nguồn ảnh: Indian Defence.

GALLERY MỚI NHẤT