Bất ngờ loạt công trình tân thời trong Hoàng thành Huế

Bất ngờ loạt công trình tân thời trong Hoàng thành Huế

Không phải ai cũng biết rằng, ngoài các các kiến trúc cổ mang phong cách cung đình nhà Nguyễn, Hoàng thành Huế còn có các công trình đậm chất phương Tây.

1. Trong quần thể kiến trúc của Tử Cấm Thành ở  Hoàng thành Huế, có một dinh thự hai tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại nằm ở hướng Bắc. Công trình này là lầu Ngự Tiền Văn Phòng, tòa nhà được xây dựng muộn nhất trong Tử Cấm Thành.
1. Trong quần thể kiến trúc của Tử Cấm Thành ở Hoàng thành Huế, có một dinh thự hai tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại nằm ở hướng Bắc. Công trình này là lầu Ngự Tiền Văn Phòng, tòa nhà được xây dựng muộn nhất trong Tử Cấm Thành.
Lầu Ngự Tiền Văn Phòng được xây dựng vào khoảng năm 1932, thời điểm vua Bảo Đại về nước chấp chính sau thời gian du học tại Pháp. Đây là nơi làm việc của Ngự Tiền Văn Phòng, cơ quan thay thế cho Nội Các từ thời vua Minh Mạng.
Lầu Ngự Tiền Văn Phòng được xây dựng vào khoảng năm 1932, thời điểm vua Bảo Đại về nước chấp chính sau thời gian du học tại Pháp. Đây là nơi làm việc của Ngự Tiền Văn Phòng, cơ quan thay thế cho Nội Các từ thời vua Minh Mạng.
Tòa nhà được xây theo kiểu kiến trúc công sở thịnh hành vào thời điểm đó, đề cao công năng sử dụng hơn là tính mỹ thuật. Để công trình hài hòa hơn với không gian của Hoàng thành, các kiến trúc sư đã đưa vào các đường nét phương Đông như ô cửa hình bát giác, các hoạt tiết cung đình.
Tòa nhà được xây theo kiểu kiến trúc công sở thịnh hành vào thời điểm đó, đề cao công năng sử dụng hơn là tính mỹ thuật. Để công trình hài hòa hơn với không gian của Hoàng thành, các kiến trúc sư đã đưa vào các đường nét phương Đông như ô cửa hình bát giác, các hoạt tiết cung đình.
Sau gần một thế kỷ tồn tại, tòa nhà Ngự Tiền Văn Phòng vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Sau gần một thế kỷ tồn tại, tòa nhà Ngự Tiền Văn Phòng vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn.
2. Một tòa nhà kiểu phương Tây khác của Hoàng thành Huế là Phủ Nội vụ, nằm gần cửa Hiển Nhơn. Công trình được xây dựng năm 1837 làm nơi chế tác và tàng trữ các bảo vật của triều đình như vàng ngọc châu báu, tơ lụa cùng các vật cống tiến.
2. Một tòa nhà kiểu phương Tây khác của Hoàng thành Huế là Phủ Nội vụ, nằm gần cửa Hiển Nhơn. Công trình được xây dựng năm 1837 làm nơi chế tác và tàng trữ các bảo vật của triều đình như vàng ngọc châu báu, tơ lụa cùng các vật cống tiến.
Ban đầu phủ Nội vụ mang kiến trúc cung đình truyền thống, đến đầu thế kỷ 20 thì được xây dựng lại theo kiến trúc châu Âu bề thế. Đến năm 1936, tòa nhà thay đổi công năng, được dùng làm trụ sở của tuần binh, đơn vị bảo vệ Hoàng thành Huế.
Ban đầu phủ Nội vụ mang kiến trúc cung đình truyền thống, đến đầu thế kỷ 20 thì được xây dựng lại theo kiến trúc châu Âu bề thế. Đến năm 1936, tòa nhà thay đổi công năng, được dùng làm trụ sở của tuần binh, đơn vị bảo vệ Hoàng thành Huế.
Từ năm 1957, khu vực Phủ Nội vụ trở thành trường cao đẳng Mỹ thuật Huế, đến năm 1996 là trường Đại học Nghệ thuật Huế. Sau một thời gian, Đại học Nghệ thuật Huế được di dời. Đến năm 2011, TT Bảo tồn di tích cố đô Huế đưa ra phương án biến khu Phủ Nội vụ thành khu dịch vụ du lịch.
Từ năm 1957, khu vực Phủ Nội vụ trở thành trường cao đẳng Mỹ thuật Huế, đến năm 1996 là trường Đại học Nghệ thuật Huế. Sau một thời gian, Đại học Nghệ thuật Huế được di dời. Đến năm 2011, TT Bảo tồn di tích cố đô Huế đưa ra phương án biến khu Phủ Nội vụ thành khu dịch vụ du lịch.
Những năm gần đây, một phần khuôn viên Phủ nội vụ đã được sử dụng làm nơi trưng bày và bán các sản phẩm du lịch của xứ Huế, nhưng tòa nhà chính vẫn bị bỏ không và xuống cập khá nặng nề.
Những năm gần đây, một phần khuôn viên Phủ nội vụ đã được sử dụng làm nơi trưng bày và bán các sản phẩm du lịch của xứ Huế, nhưng tòa nhà chính vẫn bị bỏ không và xuống cập khá nặng nề.
3. Khi khám phá khu vực Tử Cấm Thành của Hoàng thành Huế, nhiều người không khỏi giật mình khi thấy một sân tennis hiện đại “mọc lên” giữa khung cảnh cổ kính. Đây là một di tích có lịch sử khá đặc biệt của Hoàng thành Huế.
3. Khi khám phá khu vực Tử Cấm Thành của Hoàng thành Huế, nhiều người không khỏi giật mình khi thấy một sân tennis hiện đại “mọc lên” giữa khung cảnh cổ kính. Đây là một di tích có lịch sử khá đặc biệt của Hoàng thành Huế.
Chủ nhân của sân tennis này chính là Bảo Đại – ông vua nổi tiếng với lối sống Âu hóa của nhà Nguyễn. Tại Huế, vua Bảo Đại đã cho xây dựng ba sân tennis ở các địa điểm khác nhau, trong đó sân tennis ở Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1933, nằm cạnh điện Kiến Trung.
Chủ nhân của sân tennis này chính là Bảo Đại – ông vua nổi tiếng với lối sống Âu hóa của nhà Nguyễn. Tại Huế, vua Bảo Đại đã cho xây dựng ba sân tennis ở các địa điểm khác nhau, trong đó sân tennis ở Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1933, nằm cạnh điện Kiến Trung.
Dưới triều vua Bảo Đại, sân tennis này là nơi phục vụ hoạt động thể thao của hoàng gia và tiếp đón quan khách. Sau năm 1945, sân tennis bị bỏ hoang và xuống cấp dần. Đến năm 2007, công trình này được phục hồi để phục vụ du lịch.
Dưới triều vua Bảo Đại, sân tennis này là nơi phục vụ hoạt động thể thao của hoàng gia và tiếp đón quan khách. Sau năm 1945, sân tennis bị bỏ hoang và xuống cấp dần. Đến năm 2007, công trình này được phục hồi để phục vụ du lịch.
Không chỉ tham quan, du khách đến Hoàng thành Huế còn có thể tham gia các ván đấu trên sân tennis "đẳng cấp đế vương" này.
Không chỉ tham quan, du khách đến Hoàng thành Huế còn có thể tham gia các ván đấu trên sân tennis "đẳng cấp đế vương" này.
Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.

GALLERY MỚI NHẤT