Đây là loại rau dại phổ biến ở thôn quê và cũng là loại rau dại được nhiều người biết đến hơn cả: Rau sam.
Rau sam là loài thực vật thân cỏ, thuộc loại cây mọng nước với tỷ lệ nước là 93%.Thân cây có màu đỏ tía, bò sát đất, trơn nhẵn và chiều dài trung bình khoảng 20cm.
Theo nghiên cứu, rau sam là một loại cây chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng hữu ích. Cụ thể, rau có chứa trên 44 hợp chất bao gồm flavonoid, alkaloid, terenoid, acid hữu cơ,vitamin, khoáng chất và các hợp chất khác..
Các loại vitamin và khoáng chất có trong loại rau này như vitamin PP, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin A, acid folic, choline, sắt, magie, natri, canxi, kali, oxalic... Flavonoid được xem là hợp chất chủ yếu và có nhiều tác dụng sinh học nhất của rau sam.
Trong y học cổ truyền, loại rau này là một "vị thuốc trường thọ" với công dụng chữa trị được nhiều bệnh. Đây cũng là một trong những vị thuốc quý được sử dụng nhiều nhất.
Theo đó, rau sam có tác dụng chống viêm, giảm đau. Trong rau sam giàu vitamin C, E, flavonoid, alkaloid, beta-carotene và glutathione giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự lão hóa.
Rau sam được biết như loài thực vật giàu chất dinh dưỡng, lượng omega 3 cao... Chính điều này đã giúp nuôi dưỡng da, tóc, móng và khớp.
Không chỉ vậy, hàm lượng canxi cao có trong rau sam giúp hỗ trợ xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, vitamin E và chất glutathione có trong rau sam còn giúp bảo vệ màng tế bào và tránh khỏi các tác nhân gây hại.
Dưới đây là cách chế biến loại rau này ngon nhất. Đây là món ăn thanh mát cực kỳ phù hợp với mùa hè. Ăn loại rau này thường xuyên sẽ giúp chị em ngăn ngừa lão hóa, giúp xương chắc khỏe.
Rau sam xào tỏi
1. Đầu tiên, bạn nhặt sạch cặn bẩn rau sam, rửa lại bằng nước sạch rồi để sang một bên cho ráo nước.
2. Tiếp theo, sơ chế tỏi, rửa sạch rồi thái nhỏ.
3. Đổ một ít dầu ăn vào chảo, phi tỏi cho dậy mùi thơm rồi cho rau sam vào.
4. Xào nhanh rau rồi cho một ít muối và bột nêm vào, xào đến khi các nguyên liệu ngấm gia vị, sau khi rau chín tái thì cho ra đĩa.
Ngoài ra, rau sam có thể đem luộc, trộn nộm hay nấu canh đều ngon.
Cách bảo quản rau sam
Khi về các vùng quê, bạn lỡ hái nhiều hoặc mua được một lượng rau sam lớn, ăn không hết có thể bảo quản để ăn dần theo các bước dưới đây:
- Mang rau sam tươi rửa sạch dưới vòi nước nhiều lần, loại bỏ những phần hư, thối, rác bám trên rau.
- Chuẩn bị một chậu nước muối, cho rau sam vào ngâm khoảng 30 phút cho ra hết chất bẩn. Ngâm xong ta lại vớt ra để ráo nước.
- Chuẩn bị một chiếc nồi, cho một lượng nước thích hợp vào rồi bật lửa đun sôi.
- Sau khi nước sôi, ta cho 1 thìa muối vào, nhỏ vài giọt dầu ăn rồi cho rau sam vào và bắt đầu chần. Khoảng nửa phút, khi rau mềm thì vớt ra.
Nếu có nhiều rau sam thì ta có thể chần làm nhiều mẻ.
- Sau khi vớt rau sam ra, chúng ta cần cho vào nước sạch và trụng qua nước lạnh. Sau khi tráng qua nước lạnh, chia thành nhiều phần và để riêng cho khô, vo thành một quả bóng.
Tiếp theo, bạn lấy màng bọc thực phẩm và quấn chặt từng viên rau lại.
- Cuối cùng, chuẩn bị túi giữ tươi, cho toàn bộ rau sam vào túi, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản đông lạnh.
Khi ăn, chỉ cần lấy ra 1 viên rau nhỏ, phần còn lại tiếp tục đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách bảo quản này, bạn có rau sam ăn rất lâu mà khi lấy ra ăn vẫn giữ được hương vị tươi ngon.
Với cách này, khi muốn ăn rau sam, bạn chỉ cần lấy ra một viên nhỏ, và phần còn lại cho vào ngăn mát tủ lạnh, ít nhất là đến mùa đông, và nó vẫn có hương vị tươi ngon. (Công thức nấu ăn và hình ảnh: Theo SH)