Bất ngờ lai lịch tàu CSGT nằm cạnh tàu "cát tặc" lộng hành trên sông

(Kiến Thức) - Theo cơ quan chức năng, chiếc tàu cảnh sát mang tên CSĐT-TDI 03 nằm cạnh tàu "cát tặc" lộng hành trên sông Hồng vốn là tàu hậu cần thuộc Cục CSGT. Đây là nơi nghỉ ngơi của lực lượng CSGT sau khi hết ca, không phải là tàu tuần tra.

Ngày 5/7, thông tin với báo chí vụ việc tàu "cát tặc" lộng hành gần tàu CSGT, lãnh đạo Cục CSGT cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin, xem hình ảnh, Cục này đã họp và xác định tàu CSĐT - TDI 03 là tàu Thủy đoàn 1 thuộc Cục CSGT.
Theo lãnh đạo Cục CSGT, đây là tàu hậu cần, tức là nơi nghỉ ngơi của lực lượng CSGT sau khi hết ca làm việc, không phải là tàu tuần tra kiểm soát.
Tàu CSĐT - TDI 03 xuất hiện trong clip do ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cung cấp cho nhiều PV xem là tàu Thủy đoàn 1 thuộc Cục CSGT.
  Tàu CSĐT - TDI 03 xuất hiện trong clip do ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cung cấp cho nhiều PV xem là tàu Thủy đoàn 1 thuộc Cục CSGT.
Lãnh đạo Cục CSGT cho biết, tàu Thủy đoàn 1 đi làm nhiệm vụ trên sông Hồng để tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội và phối hợp phòng ngừa đấu tranh với tội phạm trên tuyến đường thuỷ nội địa năm 2018 và có kế hoạch cụ thể. Thời gian thực hiện nhiệm vụ của Thủy đoàn 1 là từ 16/5 đến 30/6. Tuy nhiên tàu này đã rút sớm từ ngày 26/6 để hỗ trợ công tác đảm bảo an toàn giao thông trên sông Đuống.
Vị lãnh đạo Cục CSGT cũng cho biết, đã tổ chức đoàn đi kiểm tra xác minh về việc Thủy đoàn 1 xuất hiện gần với tàu “cát tặc”, khi nào có kết quả sẽ thông tin lại. Quan điểm của Cục là nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm.
Trước đó, sáng cùng ngày, bên lề kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016 - 2021, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã cho các phóng viên xem một đoạn video dài 25 giây trong điện thoại, ghi lại cảnh “cát tặc” lộng hành cạnh tàu CSGT đường thủy trên sông Hồng.
Người đứng đầu TP Hà Nội cho biết, đoạn video do ông Doãn Trung Tuấn -Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) vừa báo cáo ông tại giờ giải lao phiên khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.
Chia sẻ thêm về video, ông Doãn Trung Tuấn – Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ cho biết, video được quay cách đây 1 tuần. Trong video có 2 tàu “cát tặc” đang hoạt động chỉ cách tàu của lực lượng cảnh sát đường thủy có số hiệu CSĐT – TDI 03.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ cháy tàu chở dầu tại Hải Phòng

Đến 21h50 ngày 10/3 lực lượng chức năng đã tổ chức thực hiện xong việc kéo tàu Hải Hà 18 khỏi cầu tàu tới khu vực an toàn để khoanh vùng khắc phục sự cố tràn dầu.

UBND Tp Hải Phòng cho biết, đến 20h ngày 10/3, vụ cháy tàu Hải Hà 18 tại Cảng K99, luồng Sông Cấm thuộc phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng không gây thiệt hại về người;
Các phương tiện và hàng hóa trên tàu đang được các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện các phương án chữa cháy, không để cháy lan ra khu vực xung quanh.

Vụ mất 245 tỷ: Uy tín của Eximbank sẽ giảm sút thế nào?

(Kiến Thức) - "Chưa biết vụ việc sẽ đi đến đâu nhưng chắc chắn uy tín của ngân hàng Eximbank sẽ giảm sút mạnh", Ths. Ls Đặng Văn Cường đánh giá về vụ việc Nguyên Phó Giám đốc Eximbank lừa đảo 245 tỷ của khách hàng rồi bỏ trốn.

Liên quan đến vụ ông Lê Nguyễn Hưng - nguyên Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh TP.HCM - lừa đảo chiếm đoạt 245 tỉ đồng của khách hàng Chu Thị Bình rồi bỏ trốn ra nước ngoài đang gây nóng dư luận, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, Ths. Ls Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội - đánh giá: 

"Sau những vụ việc, những đại án như vụ Huyền Như, vụ Ngân hàng Xây dựng, ACB, OceanBank... tiếp đến là vụ việc này xảy ra tại Eximbank thì uy tín của ngành ngân hàng đang xuống thấp. Chưa biết vụ việc với bà Bình sẽ đi đến đâu nhưng chắc chắn rằng uy tín của ngân hàng Eximbank sẽ giảm sút, ảnh hưởng tới hoạt động huy động tiền gửi trong thời gian tới".

Sụ mất 245 tỷ ở Eximbank và hàng loạt vụ đại án khác, uy tín ngành ngân hàng đang xuống thấp...
Sụ mất 245 tỷ ở Eximbank và hàng loạt vụ đại án khác, uy tín ngành ngân hàng đang xuống thấp...
Theo luật sư Cường, về góc độ pháp lý thì cần có những văn bản pháp luật, những quy định cụ thể hơn nữa để xác định trách nhiệm, rủi ro khi tiền gửi tại ngân hàng bị mất mát để người dân yên tâm khi mang tiền đi gửi tại ngân hàng. Việc bảo hiểm tiền gửi cũng cần phải có những quy định hợp lý, hiệu quả để phòng ngừa rủi ro trong những trường hợp như thế này.
Mời quý độc giả xem video: Luật sư Đăng Văn Cường phân tích về bản chất pháp lý về vụ mất 245 tỉ tại ngân hàng Eximbank:
Luật sư Cường cũng cho rằng: "Trong vụ việc này bà Bình cũng có những bất cẩn, quá tin tưởng vào lãnh đạo Ngân hàng Eximbank nên mới bị thất thoát số tiền lớn như vậy. Nếu bà Bình ký khống vào giấy trắng để ông Hưng tùy ý điền nội dung thì đó là sai lầm nghiêm trọng nhất, khiến ông Hưng có thể quyết định mọi nội dung mà không phụ thuộc vào ý chí của bà Bình nữa".

Trong khi đó, theo quy định pháp luật thì ủy quyền là một giao dịch dân sự tương đối phổ biến trong đời sống xã hội. Bản chất của giao dịch ủy quyền là nhờ người khác, cho phép người khác thực hiện cái "quyền" của người đang có quyền. Việc ủy quyền pháp luật quy định có thể bằng lời nói, hành vi hoặc có thể bằng văn bản. Trong một số trường hợp thì bắt buộc việc ủy quyền phải được lập thành văn bản như ủy quyền liên quan tới tài sản có đăng ký sở hữu, tài sản có giá trị lớn...

Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch ủy quyền thì người ủy quyền chỉ có thể ủy quyền cho người mà mình đủ tin tưởng, cân nhắc kỹ nội dung, phạm vi, thời hạn ủy quyền và cần phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc ủy quyền. Tuyệt đối không được ký khống tên mình vào tờ giấy trắng, để trống nội dung... làm như vậy là vô cùng rủi ro và hậu quả khôn lường.

Tin mới