Hóa thạch khủng long 70 triệu năm tuổi lưu giữ phôi thai của loài khủng long Oviraptor, được đặt biệt danh là Baby Yingliang theo tên của bảo tàng Trung Quốc nơi lưu giữ hóa thạch. Darla Zelenitsky, phó giáo sư khoa học địa chất tại Đại học Calgary ở Canada cho biết, xương khủng long con rất nhỏ và mỏng manh nên hiếm khi được bảo quản dưới dạng hóa thạch, vì vậy đây là một phát hiện rất may mắn.
Hình ảnh tái tạo khủng long con sắp nở dựa trên hóa thạch |
Zelenitsky, đồng tác giả của nghiên cứu đăng trên tạp chí iScience ngày 21/12 cho biết: “Đó là một mẫu vật tuyệt vời ... Tôi đã làm việc với trứng khủng long trong 25 năm và đây là lần đầu tiên tôi thấy một mẫu vật thế này”.
Cô nói thêm: “Cho đến nay, có rất ít thông tin về những gì đang diễn ra bên trong quả trứng của một con khủng long trước khi nở, vì có rất ít bộ xương phôi thai, đặc biệt là những bộ xương hoàn chỉnh và được bảo quản trong tư thế sống động đến vậy." Quả trứng dài khoảng 17 cm và khủng long con ước tính dài 27 cm tính từ đầu đến đuôi. Các nhà nghiên cứu tin rằng khi trưởng thành, nếu còn sống, nó sẽ dài khoảng 2-3 mét.
Các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc, Anh và Canada đã nghiên cứu vị trí của Baby Yingliang trong quả trứng và các phôi thai Oviraptor khác được tìm thấy trước đây. Họ kết luận rằng cách mà khủng long di chuyển và thay đổi tư thế trước khi nở rất giống với chim con.
Tư thế của khủng long con trong quả trứng tương tự tư thế của các loài chim hiện đại. |
Waisum Ma, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu tại Đại học Birmingham, Vương quốc Anh chia sẻ: "Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy phôi thai được bảo quản tuyệt đẹp bên trong quả trứng khủng long, nằm trong tư thế rất giống chim. Đây là tư thế chưa từng được công nhận ở những loài khủng long này trước đây."
Tất cả các loài chim đều trực tiếp tiến hóa từ một nhóm khủng long hai chi được gọi là theropoda (khủng long chân thú), trong đó bao gồm khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex cao chót vót và các loài có vận tốc nhỏ hơn.
Một họa tái tạo hình ảnh khủng long Oviraptor con. |
Hóa thạch được tìm thấy ở tỉnh Giang Tây của Trung Quốc và được mua lại vào năm 2000 bởi Liang Liu, giám đốc tập đoàn Yingliang Group. Sau đó, nó được cất giữ và bị lãng quên cho đến khoảng 10 năm sau lại được tìm thấy bởi các nhân viên bảo tàng. Từ đó hóa thạch được bảo quản ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên về Đá Yingliang.