Bất ngờ cuộc sống thường nhật của trẻ em Liên Xô

Bất ngờ cuộc sống thường nhật của trẻ em Liên Xô

(Kiến Thức) - Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Liên Xô Mikhail Grachev cung cấp cho độc giả một góc nhìn chân thực về cuộc sống của những công dân nhỏ tuổi trong thời kỳ phát triển rực rỡ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử.

Những bức ảnh dưới đây của nhiếp ảnh gia Mikhail Grachev phần nào hé mở cuộc sống của những công dân nhỏ tuổi ở  Liên Xô hàng chục năm về trước. Ảnh: Các em bé trên đường đi học ở Alma Ata vào những năm 1950. (Nguồn ảnh: RBTH)
Những bức ảnh dưới đây của nhiếp ảnh gia Mikhail Grachev phần nào hé mở cuộc sống của những công dân nhỏ tuổi ở Liên Xô hàng chục năm về trước. Ảnh: Các em bé trên đường đi học ở Alma Ata vào những năm 1950. (Nguồn ảnh: RBTH)
Hai em bé đang chơi đùa trên xe trượt tuyết.
Hai em bé đang chơi đùa trên xe trượt tuyết.
Em nhỏ trong ga tàu điện ngầm. Ảnh chụp những năm 1950.
Em nhỏ trong ga tàu điện ngầm. Ảnh chụp những năm 1950.
Tại một trường mẫu giáo những năm 1930. Vào thời gian đầu của nhà nước Liên Xô, phụ nữ đã tham gia tích cực vào công cuộc lao động để xây dựng đất nước, vì vậy thời gian nghỉ hậu sản của họ khá ngắn - chỉ khoảng 6 tháng. Vì lẽ đó, trẻ em được gửi tới các trường mầm non từ khá sớm, có thể là 2 - 3 tháng tuổi. Tới những năm 1970, thời gian nghỉ hậu sản được kéo dài lên 18 tháng.
Tại một trường mẫu giáo những năm 1930. Vào thời gian đầu của nhà nước Liên Xô, phụ nữ đã tham gia tích cực vào công cuộc lao động để xây dựng đất nước, vì vậy thời gian nghỉ hậu sản của họ khá ngắn - chỉ khoảng 6 tháng. Vì lẽ đó, trẻ em được gửi tới các trường mầm non từ khá sớm, có thể là 2 - 3 tháng tuổi. Tới những năm 1970, thời gian nghỉ hậu sản được kéo dài lên 18 tháng.
Thành viên Đội thiếu niên tiền phong (TNTP) với chiếc khăn quàng đỏ đặc trưng, những năm 1960. Trẻ em Liên Xô bắt đầu được đi học từ khi lên 6 tuổi và có thể tham gia vào Đội TNTP năm 9 tuổi. Được trở thành một Đội viên là vinh dự đáng quý.
Thành viên Đội thiếu niên tiền phong (TNTP) với chiếc khăn quàng đỏ đặc trưng, những năm 1960. Trẻ em Liên Xô bắt đầu được đi học từ khi lên 6 tuổi và có thể tham gia vào Đội TNTP năm 9 tuổi. Được trở thành một Đội viên là vinh dự đáng quý.
Trại hè Đội TNTP, những năm 1930. Vào mùa hè, học sinh cũng được gửi đến các trại hè của Đội để tham gia hoạt động ngoại khóa. Những trại hè như vậy có rải rác khắp đất nước, từ vùng ngoại ô cho đến ven biển.
Trại hè Đội TNTP, những năm 1930. Vào mùa hè, học sinh cũng được gửi đến các trại hè của Đội để tham gia hoạt động ngoại khóa. Những trại hè như vậy có rải rác khắp đất nước, từ vùng ngoại ô cho đến ven biển.
Học sinh tại một trại hè, những năm 1930. Hoạt động học tập và tìm hiểu về thiên nhiên rất được chú trọng tại các trại hè.
Học sinh tại một trại hè, những năm 1930. Hoạt động học tập và tìm hiểu về thiên nhiên rất được chú trọng tại các trại hè.
Ngoài việc học ngoại khóa về thiên nhiên, một hoạt động giải trí phổ biến là trò chơi Zarnitsa (tương tự như đánh trận giả).
Ngoài việc học ngoại khóa về thiên nhiên, một hoạt động giải trí phổ biến là trò chơi Zarnitsa (tương tự như đánh trận giả).
Từ sau Thế chiến II, zarnitsa càng trở thành một hoạt động phổ biến và được hầu hết các bé trai Liên Xô đến tuổi đi học yêu thích. Các em nhỏ (đặc biệt là các bé trai) được dạy về lòng ái quốc, tinh thần thượng võ, kỷ luật và cả các kỹ năng tác chiến cơ bản.
Từ sau Thế chiến II, zarnitsa càng trở thành một hoạt động phổ biến và được hầu hết các bé trai Liên Xô đến tuổi đi học yêu thích. Các em nhỏ (đặc biệt là các bé trai) được dạy về lòng ái quốc, tinh thần thượng võ, kỷ luật và cả các kỹ năng tác chiến cơ bản.
Giáo dục thể chất cũng vô cùng được chú ý trong các chương trình giảng dạy. Học sinh được khuyến khích tinh thần thể thao và luôn nỗ lực đạt được thành tích cao. Những môn thể thao được ưa thích nhất là điền kinh, thể dục dụng cụ, bóng đá, bóng chuyền, bắn súng và trượt tuyết. Ảnh chụp tại một lớp thể dục dụng cụ những năm 1940.
Giáo dục thể chất cũng vô cùng được chú ý trong các chương trình giảng dạy. Học sinh được khuyến khích tinh thần thể thao và luôn nỗ lực đạt được thành tích cao. Những môn thể thao được ưa thích nhất là điền kinh, thể dục dụng cụ, bóng đá, bóng chuyền, bắn súng và trượt tuyết. Ảnh chụp tại một lớp thể dục dụng cụ những năm 1940.
Là một cường quốc công nghiệp hàng đầu, Liên Xô cũng rất chú trọng đào tạo các môn kỹ thuật thực tiễn cho học sinh. Thậm chí có các lớp học hướng dẫn chế tạo mô hình máy bay như trong hình. Ảnh chụp khoảng năm 1937 - 1938.
Là một cường quốc công nghiệp hàng đầu, Liên Xô cũng rất chú trọng đào tạo các môn kỹ thuật thực tiễn cho học sinh. Thậm chí có các lớp học hướng dẫn chế tạo mô hình máy bay như trong hình. Ảnh chụp khoảng năm 1937 - 1938.
Học sinh phóng thử máy bay mô hình. Ảnh chụp khoảng năm 1937 - 1938.
Học sinh phóng thử máy bay mô hình. Ảnh chụp khoảng năm 1937 - 1938.
Đạo đức và kỷ luật cũng vô cùng được chú trọng. Mỗi học sinh đều có một người theo sát để nhắc nhở việc thực hiện và chấp hành kỷ luật của Đội.
Đạo đức và kỷ luật cũng vô cùng được chú trọng. Mỗi học sinh đều có một người theo sát để nhắc nhở việc thực hiện và chấp hành kỷ luật của Đội.
Ngoài ra, các kỹ năng mềm cũng là một trọng tâm của chương trình giáo dục thời Liên Xô cũ. Học sinh được dạy và huấn luyện cách quản lý, lao động ngay từ khi rất sớm. Chẳng hạn, nhà nước lập ra nhiều trung tâm nghề nghiệp cho học sinh làm quen, như một ga tàu mô phỏng để giúp các em làm quen với ngành đường sắt. (Ảnh chụp khoảng năm 1945 - 1949)
Ngoài ra, các kỹ năng mềm cũng là một trọng tâm của chương trình giáo dục thời Liên Xô cũ. Học sinh được dạy và huấn luyện cách quản lý, lao động ngay từ khi rất sớm. Chẳng hạn, nhà nước lập ra nhiều trung tâm nghề nghiệp cho học sinh làm quen, như một ga tàu mô phỏng để giúp các em làm quen với ngành đường sắt. (Ảnh chụp khoảng năm 1945 - 1949)
Nhiều hoạt động văn nghệ cũng được quan tâm và tổ chức, đặc biệt là mỗi khi đến các dịp lễ trọng đại của quốc gia.
Nhiều hoạt động văn nghệ cũng được quan tâm và tổ chức, đặc biệt là mỗi khi đến các dịp lễ trọng đại của quốc gia.
Chương trình giáo dục luôn thúc đẩy ý thức và tinh thần tự giác. Chính vì vậy, hình ảnh các em học sinh trực nhật và tự lau dọn lớp học của mình không phải điều gì xa lạ ở Liên Xô cũ.   Mời độc giả xem thêm video: Bảo tàng đồ cũ thời Liên Xô (Nguồn: VTC14)
Chương trình giáo dục luôn thúc đẩy ý thức và tinh thần tự giác. Chính vì vậy, hình ảnh các em học sinh trực nhật và tự lau dọn lớp học của mình không phải điều gì xa lạ ở Liên Xô cũ.
Mời độc giả xem thêm video: Bảo tàng đồ cũ thời Liên Xô (Nguồn: VTC14)

GALLERY MỚI NHẤT