Bất ngờ cơ quan lật tẩy nữ doanh nhân ở Thanh Hà lừa tiền tỷ

(Kiến Thức) - Khi một trong số các nạn nhân của Lê Thị Hạnh mang hồ sơ đất tới làm thủ tục ở huyện, các nhân viên ở đây phát hiện có dấu hiệu làm giả, từ đó CQĐT vào cuộc lật tẩy bộ mặt thật của nữ doanh nhân ở Thanh Hà.

Trao đổi PV về quá trình điều tra vụ án nữ doanh nhân ở Thanh Hà, Hải Dương lừa đảo hàng tỷ đồng, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương mới đây đã bắt giữ Lê Thị Hạnh (SN 1973) đề điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, đơn vị. Hiện cơ quan điều tra đã làm rõ việc Lê Thị Hạnh sử dụng nhiều sổ nhà đất, giấy tờ của ngân hàng lừa đảo của các bị hại với số tiền gần 5 tỷ đồng.
Bị lật mặt từ công văn của huyện
Trước đó, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương nhận được công văn của Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà về việc đề nghị điều tra 2 bộ hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất có dấu hiệu làm giả con dấu và chữ ký của Lãnh đạo UBND huyện Thanh Hà đối với các thửa đất ở xã Thanh Bính, huyện Thanh Hà.
Bat ngo co quan lat tay nu doanh nhan o Thanh Ha lua tien ty
 Đối tượng Lê Thị Hạnh.
Quá trình xác minh,cơ quan cảnh sát điều tra xác định, Lê Thị Hạnh đã liên hệ với một đối tượng có tên Chính (Hạnh không biết họ và địa chỉ cụ thể), ở TP. Hải Dương làm giả 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở xã Thanh Bính, huyện Thanh Hà với giá 20 triệu đồng, sau đó đem bán cho ông Khương Viết Tùng (SN 1974, ở xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) với giá 1,35 tỷ đồng.
Theo tài liệu điều tra, vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2017, qua người thân, anh Khương Viết Tùng quen biết với Hạnh. Sau đó, Hạnh đã gạ bán cho anh Tùng 2 thửa đất ở thôn Phúc Giới (xã Thanh Bính, huyện Thanh Hà) với lý do cần vốn mở rộng kinh doanh xưởng may. Anh Tùng đồng ý mua và hẹn ngày xem đất và sau đó được Hạnh dẫn đi xem hai thửa đất có diện tích 190,8m² có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là AD 985657, mang tên người sử dụng là ông Lê Văn Hải và thửa đất thứ hai diện tích 1.394m², có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 985455, mang tên người sử dụng là bà Lê Thị Hồng.
Khi anh Tùng chấp nhận mua 2 thửa đất trên với giá trên 1,3 tỷ đồng, Hạnh và anh Tùng đã đến Văn phòng công chứng Thành Đô (số 90, đường Thống Nhất, TP Hải Dương) do bà Nguyễn Thị Thê là công chứng viên, làm Trưởng Văn phòng để làm hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất đối với 2 thửa đất trên. Mọi giấy tờ liên quan đến 2 thửa đất trên đều do Hạnh cung cấp cho văn phòng công chứng. Để giảm tiền nộp thuế thu nhập cá nhân khi làm thủ tục chuyển nhượng, Hạnh và anh Tùng thống nhất giá trị chuyển nhượng mỗi thửa đất ghi trong hợp đồng công chứng là 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, ngày 22/12/2017, anh Khương Viết Tùng đã đem 2 bộ hồ sơ trên đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Thanh Hà để làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất thì được thông báo là hồ sơ có dấu hiệu làm giả nên đã làm đơn trình báo Công an huyện Thanh Hà.
Qua xác minh và các tài liệu thu thập được, cùng với kết quả trưng cầu giám định của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an; của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Hải Dương, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đã có căn cứ xác định đây là giấy tờ giả.
Làm giả biên bản cam kết giải ngân của ngân hàng để lừa đảo
Ngoài ra, Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương cũng nhận được đơn trình báo của Nguyễn Đức Sơn (trú tại phường Việt Hòa, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương) về việc bị nữ doanh nhân ở Thanh Hà lừa đảo 3,4 tỷ đồng.
Theo nội dung anh Nguyễn Đức Sơn trình báo, qua một người quen giới thiệu, anh đã cho Lê Thị Hạnh vay số tiền 3,4 tỷ đồng để chị Hạnh đáo hạn khoản vay với ngân hàng.
Để tạo lòng tin, Hạnh đã giao đã cho anh Sơn một số điện thoại nói là của nhân viên Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Hải Dương (PGBank) tên là Lê Thị Hồng Điệp phụ trách khoản vay và một biên bản cam kết giả về việc giải ngân và khế ước nhận nợ chứng minh khoản vay số tiền 05 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Hải Dương do Hạnh đứng tên.
Tuy nhiên, đến ngày hẹn, Lê Thị Hạnh không trả tiền, tắt máy điện thoại. Khi đến ngân hàng PGBank để tìm hiểu, anh Sơn mới rõ biên bản cam kết giải ngân và khế ước nhận nợ mà chị Hạnh đưa mình đều không phải do ngân hàng PGBank phát hành ra.
Ngoài 2 vụ lừa đảo trên, bằng các thủ đoạn khác nhau, nữ doanh nhân còn lừa đảo nhiều người khác với số tiền lên tới hàng tỷ đồng.
Tại cơ quan Công an, Lê Thị Hạnh khai rằng, trong quá trình làm ăn có tiếp cận và vay vốn của các cơ sở tín dụng đen. Vay vốn với lãi xuất cao, cùng với việc làm ăn không hiệu quả nên Hạnh đã nhanh chóng mắc nợ một số tiền lớn và đã phát sinh ý định làm giấy tờ giả lừa đảo người khác để lấy tiền trả nợ.

Đại án 9.000 tỷ: Nữ doanh nhân “đòi” 5.190 tỷ đồng

Liên quan tới đại án 9.000 tỷ, trước tòa, bà Trần Ngọc Bích (GĐ Công ty Tân Hiệp Phát) và người đại diện liên tục "đòi" VNCB phải trả 5.190 tỷ.

Ngày 30/12, phiên tòa xét xử đại án 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (viết tắt là VNCB) tiếp tục phần xét hỏi. HĐXX đã tiến hành thẩm vấn những hành vi xung quanh khoản tiền 5.190 tỷ đồng liên quan đến bà Trần Ngọc Bích và ông Trần Quí Thanh.

"Đòi" 5.190 tỷ đồng

Trước tòa, ông Phan Vũ Tuấn (đại diện ủy quyền của bà Trần Ngọc Bích) yêu cầu VNCB trả lại cho bà Bích 5.190 tỷ đồng. "Đây là tiền của bà Bích nằm trong tài khoản của bà Bích mà ông Danh đã tự động rút ra khỏi tài khoản của bà Bích mà không có sự đồng thuận...", người này lập luận.
Dai an 9.000 ti: Nu doanh nhan
Bà Trần Ngọc Bích tại phiên tòa sơ thẩm.
 
Theo bản án sơ thẩm, trong 2 ngày 21 và 26/8/2013, bà Trần Ngọc Bích và 8 cá nhân đã cầm cố 118 sổ tiết kiệm vay tiền tại VNCB, đã nhận giải ngân tổng cộng 5.190 tỷ đồng gồm 3.100 tỷ đồng ngày 21/8 và 2.090 tỷ đồng ngày 26/8/2013. Ngay trong ngày tiền được giải ngân vào tài khoản, Phạm Công Danh chỉ đạo Hoàng Đình Quyết chuyển toàn bộ đến tài khoản của Danh. Sau đó, số tiền này được chuyển tiếp sang tài khoản của ông Trần Quí Thanh để sử dụng thanh lý những hợp đồng của chính những người trong nhóm này đã vay trước đó. Tại phiên tòa hôm nay, HĐXX hỏi về nguồn gốc khoản tiền 3.100 tỷ và 2.090 tỷ từ đâu mà có trong tài khoản bà Bích? Người đại diện trả lời do một số người vay và chuyển cho bà Bích. Ông Tuấn khẳng định tiền này là vay hợp pháp, bà Bích chưa rút ra hay chuyển đi đâu nên đề nghị được trả lại vào tài khoản của mình. Đến lượt mình, bà Trần Ngọc Bích nhắc lại yêu cầu người đại diện đã trình bày. Bà là đề nghị VNCB trả lại 5.190 tỷ, tiền lãi phát sinh và tiền bồi thường theo quy định pháp luật... Sau khi bà Bích trình bày, bị cáo Hoàng Đình Quyết được tòa gọi lên thẩm vấn để làm rõ. Ông Quyết thừa nhận là người trực tiếp giải ngân 5.190 tỷ đồng vào các ngày 21/6 và 21/8, những số tiền của bà Bích vay đều được đảm bảo bằng sổ tiết kiệm. "Bản chất vụ việc là bà Bích vay nợ mới trả nợ cũ", cựu Phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn quả quyết. Bị cáo Quyết khẳng định không tự ý chuyển số tiền 5.190 tỷ đồng mà có sự đồng thuận của bà Bích thông qua ông Vũ Anh Tuấn. HĐXX hỏi bị cáo Danh xác định các khoản vay ngày 21/6 và 21/6 gồm 5.190 tỷ đồng dòng tiền đi như thế nào? "Tiền của bà Bích gửi tại ngân hàng được chuyển vào tài khoản của tôi, sau đó từ tài khoản của tôi chuyển qua tài khoản của ông Thanh", bị cáo Danh khai. Trước những lời khai trên, tòa cho biết sẽ triệu tập ông Trần Quý Thanh đến tòa vào ngày 3/1 tới. Không vay vẫn để sổ ở ngân hàng? Trước đó, HĐXX đã tiến hành thẩm vấn những hành vi xung quanh việc rút 300 tỷ đồng bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm đứng tên 3 cá nhân Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung và Trần Hoài Phục nhưng không có hồ sơ, chứng từ vay. Tuy nhiên, quá trình điều tra, cơ quan điều tra thu giữ 6 sổ này đang nằm tại VNCB. Tại tòa, người đại diện 3 chủ sổ tiết kiệm liên tục cho rằng hoàn toàn không có chuyện họ thế chấp sổ vay tiền của VNCB, điều này do các bị cáo tự ý thực hiện. Chủ tọa đặt câu hỏi theo lý thì những người gửi tiền thì phải giữ sổ tiết kiệm nhưng tại sao 6 sổ tiết kiệm này lại nằm trong ngân hàng VNCB? Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo (SN 1982, đại diện 3 chủ sổ tiết kiệm) thừa nhận theo nguyên tắc chủ sở hữu là giữ sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, ban đầu họ có ý định vay tiền của ngân hàng nên đã gửi sổ tiết kiệm vào ngân hàng nhằm đảm bảo các khoản vay. Thế nhưng khi đang làm thủ tục thì những người này không vay nữa và tiếp tục để sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Khi vụ án bị khởi tố, những người này tới ngân hàng lấy sổ tiết kiệm mà ngân hàng không cho nhận lại? "Tại sao chúng tôi cho nhóm này nợ chứng từ bởi chúng tôi tạo điều kiện cho khách hàng ở xa, nhóm này là khách hàng VIP, họ gửi rất nhiều tiền vào ngân hàng. Nhưng sau khi bị cáo cho giải ngân thì những người này không chịu hoàn tất hồ sơ vay tiền. Những lời khai của người đại diện là hoàn toàn sai sự thật", bị cáo Khương khẳng định. Về nguồn gốc số tiền, người đại diện và các chủ sổ một mực khẳng định đây là tiền của họ. Thế nhưng tại phiên sơ thẩm họ lại khai là tiền vay của ông Trần Quí Thanh. Ngày 3/1, phiên tòa tiếp tục.

Nữ doanh nhân Hải Phòng mắc tiếng oan vì vụ đấu giá sim của Ngọc Trinh

"Tai bay vạ gió" từ phiên đấu giá sim khủng của Ngọc Trinh đã ảnh hưởng tới cuộc sống của nữ doanh nhân Hải Phòng.

Mới đây buổi đấu giá chiếc sim trị giá 18 tỷ 688 triệu đồng của Ngọc Trinh nhằm mục đích làm từ thiện tại miền Trung đã bất thành. Nguyên nhân là do người thắng đấu giá đã từ chối trả tiền để nhận chiếc sim. Người đàn bà bí ẩn đã để lại một chiếc chứng minh thư có đề tên Hoàng Thị Bình, quê quán Hải Phòng, hiện đang cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.