Bật mí thú vị về Thông điệp Liên bang của các Tổng thống Mỹ

Bật mí thú vị về Thông điệp Liên bang của các Tổng thống Mỹ

(Kiến Thức) - Các phần nội dung trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln hồi tháng 2/1862 đã bị rò rỉ thông tin trước khi nó được công bố chính thức. 

Theo Insider, các phần nội dung trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang của  Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln hồi tháng 2/1862 đã bị rò rỉ thông tin trước khi nó được công bố chính thức. Ngay sau đó, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã mở cuộc điều tra nguyên nhân vụ việc này. (Nguồn ảnh: Insider)
Theo Insider, các phần nội dung trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln hồi tháng 2/1862 đã bị rò rỉ thông tin trước khi nó được công bố chính thức. Ngay sau đó, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã mở cuộc điều tra nguyên nhân vụ việc này. (Nguồn ảnh: Insider)
Bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Harry S.Truman ngày 5/10/1947 là bài phát biểu Thông điệp Liên bang đầu tiên được phát sóng trực tiếp trên ti vi.
Bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Harry S.Truman ngày 5/10/1947 là bài phát biểu Thông điệp Liên bang đầu tiên được phát sóng trực tiếp trên ti vi.
Trong Thông điệp Liên bang năm 1974, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Nixon đã kêu gọi kết thúc cuộc điều tra vụ Watergate. “Một năm điều tra vụ Watergate là quá đủ rồi”, ông nói. Nhưng 7 tháng sau đó, vụ bê bối Watergate đã khiến ông Nixon phải từ chức sau 5 năm rưỡi cầm quyền.
Trong Thông điệp Liên bang năm 1974, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Nixon đã kêu gọi kết thúc cuộc điều tra vụ Watergate. “Một năm điều tra vụ Watergate là quá đủ rồi”, ông nói. Nhưng 7 tháng sau đó, vụ bê bối Watergate đã khiến ông Nixon phải từ chức sau 5 năm rưỡi cầm quyền.
Ông Ronald Reagan là tổng thống đầu tiên mời một vị khách đến để vinh danh người đó trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 1982. Khi đó, ông Lenny Skutnik (giữa) đã được tôn vinh vì hành động cứu người trong một vụ tai nạn máy bay.
Ông Ronald Reagan là tổng thống đầu tiên mời một vị khách đến để vinh danh người đó trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 1982. Khi đó, ông Lenny Skutnik (giữa) đã được tôn vinh vì hành động cứu người trong một vụ tai nạn máy bay.
Hệ thống mạng đã bị cắt trước khi phần phản ứng của Đảng Cộng hòa đối với bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Bill Clinton năm 1997 được phát sóng. Ảnh: Tổng thống Clinton đọc Thông điệp Liên bang vào năm 1996.
Hệ thống mạng đã bị cắt trước khi phần phản ứng của Đảng Cộng hòa đối với bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Bill Clinton năm 1997 được phát sóng. Ảnh: Tổng thống Clinton đọc Thông điệp Liên bang vào năm 1996.
Trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là George W.Bush đã sử dụng thuật ngữ “Trục ma quỷ” nhằm miêu tả các quốc gia mà ông cáo buộc là “tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố và theo đuổi vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là George W.Bush đã sử dụng thuật ngữ “Trục ma quỷ” nhằm miêu tả các quốc gia mà ông cáo buộc là “tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố và theo đuổi vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Samuel Alito (ảnh) đã lắc đầu thể hiện sự không đồng tình khi lắng nghe Thông điệp Liên bang của Tổng thống Barack Obama năm 2010.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Samuel Alito (ảnh) đã lắc đầu thể hiện sự không đồng tình khi lắng nghe Thông điệp Liên bang của Tổng thống Barack Obama năm 2010.
Bức ảnh này ghi lại khoảnh khắc cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ tay và cười tươi khi ông Obama đọc Thông điệp Liên bang năm 2014.
Bức ảnh này ghi lại khoảnh khắc cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ tay và cười tươi khi ông Obama đọc Thông điệp Liên bang năm 2014.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Ruth Bader Ginsburg dường như ngủ gật trong lúc Tổng thống Obama đọc Thông điệp Liên bang năm 2015.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Ruth Bader Ginsburg dường như ngủ gật trong lúc Tổng thống Obama đọc Thông điệp Liên bang năm 2015.
Mời độc giả xem thêm video: Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ (Nguồn: VTC1)

GALLERY MỚI NHẤT