Bật mí sức mạnh đáng gờm của Quân đội Triều Tiên

(Kiến Thức) - Về sức mạnh của Quân đội Triều Tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho biết mọi giải pháp quân sự chống Bình Nhưỡng đều dẫn đến hậu quả khôn lường.

Trong những ngày này, thế giới đang tập trung vào tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng trong việc phát triển tên lửa có thể tiến hành tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ, mà quên đi sức mạnh đáng gờm của các lực lượng thông thường trong Quân đội Triều Tiên.
Bat mi suc manh dang gom cua Quan doi Trieu Tien
Tên lửa phóng loạt của Triều Tiên là một trong nhiều loại vũ khí thông thường có thể hủy diệt thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Ảnh Daily Express 
Ngày 22/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho rằng bất kỳ giải pháp quân sự nào đối với cuộc khủng hoảng Triều Tiên sẽ dẫn đến hậu quả "bi thảm với quy mô không thể nào tin nổi”. Đây chính là lý do mà giải pháp ngoại giao được xem là giải pháp duy nhất để giải quyết khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên.
Quân đội Triều Tiên mạnh cỡ nào?
Nhà phân tích Nick Bisley, giám đốc điều hành La Trobe Asia và là tổng biên tập Tạp chí Các vấn đề Quốc tế của Australia , cho biết quân đội Triều Tiên là cơ quan quyền lực thứ hai, chỉ xếp sau các nhà lãnh đạo họ Kim.
Mặc dù CHDCND Triều Tiên có dân số ước tính khoảng 25 triệu người, nhưng nước này lại có quân đội lớn thứ hai ở Châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Giáo sư Bisley cho biết quân số thường tực của Quân đội Nhân dân Triều Tiên vào khoảng 1,2 triệu binh sĩ và 2/3 số quân này được triển khai cách khu phi quân sự (DMZ) trong vòng vài chục cây số. Nói cách khác, lực lượng quân sự khổng lồ này ở ngay trước ngưỡng cửa thủ đô Seoul của Hàn Quốc.
CHDCND Triều Tiên lực lượng pháo binh, tên lửa phóng loạt đồ sộ nhắm vào thủ đô Seoul, một thành phố có dân số 10 triệu người và cách DMZ trong tầm đạn pháo.
Giáo sư Bisley nhận định rằng Quân đội Triều Tiên “có khả năng nhanh chóng hủy diệt Seoul” bằng vũ khí thông thường, chứ chưa nói đến các loại vũ khí tiên tiến nhất.
Nhiều nhà quan sát cho rằng pháo binh Triều Tiên có thể tập trung hỏa lực gây ra sức tàn phá không kém gì một cuộc tấn công hạt nhân, chỉ có điều không gây ra phóng xạ.
Theo giáo sư Bisley, không còn nghi ngờ gì nữa về việc binh sĩ Triều Tiên có thể ồ ạt tràn qua DMZ, khi xảy ra Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai. Ông cho biết thêm “Mạng lưới đường hầm rộng lớn cho phép Bắc Triều Tiên xâm nhập vào Hàn Quốc”. Về thương vong của cuộc chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên lần này, nhà phân tích Nick Bisley ước tính con số lên tới hàng triệu người.
Giáo sư Bisley nói rằng tuy có thể thờ ơ trước sự đau khổ của người dân, nhưng nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn hành động "hoàn toàn hợp lý".
Một cựu quan chức CIA cho biết trong vòng 4 năm tới, Triều Tiên có thể sở hữu tên lửa mang đầu đạn hạt nhân 10-kiloton tấn công khu vực bờ biển phía tây nước Mỹ và có thể giết chết 100.000 người . Để làm được điều đó, Triều Tiên còn cần nhiều hơn việc sở hữu lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Giáo sư Bisley nhận định Triều Tiên cần phải tiến tới mức có thể tồn tại trước một cuộc tấn công phủ đầu và vẫn có thể tung ra một cuộc phản công hạt nhân gây thiệt hại lớn cho nước Mỹ. Ông cho rằng “còn lâu” Triều Tiên mới đạt đến trình độ đó.

Cuộc sống nông thôn Triều Tiên bên bờ sông Áp Lục

(Kiến Thức) - Khi đi thuyền trên sông Áp Lục, du khách có thể phần nào cảm nhận cuộc sống người dân Triều Tiên ở vùng thôn quê bên bờ sông.

Cuoc song nong thon Trieu Tien ben bo song Ap Luc
Sông Áp Lục hình thành biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Các công ty du lịch dọc khu vực biên giới với Triều Tiên ở Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) đang mở những chuyến đi ngắn dành cho du khách Trung Quốc muốn tìm hiểu về cuộc sống người dân Triều Tiên bên bờ sông. 
Cuoc song nong thon Trieu Tien ben bo song Ap Luc-Hinh-2
Khi đi thuyền trên sông Áp Lục, du khách có thể phần nào cảm nhận cuộc sống người dân Triều Tiên ở vùng thôn quê bên bờ sông. 
Cuoc song nong thon Trieu Tien ben bo song Ap Luc-Hinh-3
 Một binh sĩ Triều Tiên đứng bên bờ sông Áp Lục quan sát.
Cuoc song nong thon Trieu Tien ben bo song Ap Luc-Hinh-4
 Binh sĩ Triều Tiên ngồi bên bờ sông.
Cuoc song nong thon Trieu Tien ben bo song Ap Luc-Hinh-5
 Người dân Triều Tiên đánh bắt cá trên sông Áp Lục.
Cuoc song nong thon Trieu Tien ben bo song Ap Luc-Hinh-6
 Binh sĩ Triều Tiên ngồi quan sát phía bên kia sông.
Cuoc song nong thon Trieu Tien ben bo song Ap Luc-Hinh-7
Một người đàn ông đi bộ qua cây cầu Áp Lục mới ở Đan Đông (Trung Quốc). Phần cây cầu phía bên Trung Quốc đã hoàn thành nhưng hoạt động xây dựng cây cầu phía bên Triều Tiên đã phải tạm ngừng do thiếu kinh phí. 
Cuoc song nong thon Trieu Tien ben bo song Ap Luc-Hinh-8
Một người dân Triều Tiên ngoái đầu nhìn trên bờ sông Áp Lục. 
Cuoc song nong thon Trieu Tien ben bo song Ap Luc-Hinh-9
Các du khách chụp ảnh khi đi thuyền trên sông Áp Lục. 
Cuoc song nong thon Trieu Tien ben bo song Ap Luc-Hinh-10
Du khách Trung Quốc ở Đan Đông sử dụng kính thiên văn nhìn về phía Triều Tiên bên sông Áp Lục. (Nguồn ảnh: Global Times).

Ảnh: Điểm lại những vụ Triều Tiên phóng tên lửa

(Kiến Thức) - Suốt nhiều năm qua, các vụ Triều Tiên phóng tên lửa luôn là tâm điểm làm nóng tình hình khu vực cũng như dấy lên các cuộc tranh cãi với nhiều bất đồng.

Anh: Diem lai nhung vu Trieu Tien phong ten lua
Lãnh đạo Kim Jong-un giám sát vụ Triều Tiên thử nghiệm động cơ tên lửa tầm xa mới do Học Viện Khoa học Quốc phòng Quốc gia phát triển vào tháng 3/2017. Ảnh Reuters 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.