Bật mí hai cách lý giải thú vị về tên gọi quận Gò Vấp

Bật mí hai cách lý giải thú vị về tên gọi quận Gò Vấp

Tên gọi Gò Vấp đã có từ khi Sài Gòn còn là một vùng rừng rậm hoang sơ, và đây là địa danh gắn bó với quá trình hình thành, phát triển, đấu tranh bào vệ những cộng đồng định cư đầu tiên trong khu vực.

Nằm ở phía Bắc sân bay Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp là một trong những quận có tốc độ phát triển nhanh của TP. HCM. Lịch sử của quận này cũng đồng hành với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố. (Ảnh trong bài chụp tại đình Thông Tây Hội, Gò Vấp. Đây là ngôi đình cổ nhất Nam Bộ, có từ năm 1679).
Nằm ở phía Bắc sân bay Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp là một trong những quận có tốc độ phát triển nhanh của TP. HCM. Lịch sử của quận này cũng đồng hành với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố. (Ảnh trong bài chụp tại đình Thông Tây Hội, Gò Vấp. Đây là ngôi đình cổ nhất Nam Bộ, có từ năm 1679).
Theo ấn phẩm “Lịch sử Gò Vấp và Thành phố Hồ Chí Minh”, Gò Vấp là một trong những vùng đất được khai phá đầu tiên ở khu vực Sài Gòn – Gia Định, gắn liền với những thế hệ lưu dân Việt đi mở đất từ cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17.
Theo ấn phẩm “Lịch sử Gò Vấp và Thành phố Hồ Chí Minh”, Gò Vấp là một trong những vùng đất được khai phá đầu tiên ở khu vực Sài Gòn – Gia Định, gắn liền với những thế hệ lưu dân Việt đi mở đất từ cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17.
Đây là một vùng đất gò, cao hơn 11 mét so với mực nước biển (cao nhất thành phố), có nguồn nước dồi dào của sông Bến Cát nên rất thuận lợi cho giao thông, canh tác và sinh hoạt. Trên cơ sở đó, các làng, ấp đã mọc lên và ngày càng trù phú.
Đây là một vùng đất gò, cao hơn 11 mét so với mực nước biển (cao nhất thành phố), có nguồn nước dồi dào của sông Bến Cát nên rất thuận lợi cho giao thông, canh tác và sinh hoạt. Trên cơ sở đó, các làng, ấp đã mọc lên và ngày càng trù phú.
Tương truyền, tên gọi Gò Vấp có nguồn gốc từ việc ở vùng gò cao này có một rừng cây vắp (một loài cây thân gỗ bản địa ở Đông Nam Á, thường mọc gần sông) bao phủ. Người dân gọi gò đất có nhiều cây vắp là Gò Vắp, lâu ngày nối chệch đi thành Gò Vấp.
Tương truyền, tên gọi Gò Vấp có nguồn gốc từ việc ở vùng gò cao này có một rừng cây vắp (một loài cây thân gỗ bản địa ở Đông Nam Á, thường mọc gần sông) bao phủ. Người dân gọi gò đất có nhiều cây vắp là Gò Vắp, lâu ngày nối chệch đi thành Gò Vấp.
Theo cách lý giải này thì địa danh Gò Vấp đã có từ khi Sài Gòn còn là một vùng rừng rậm hoang sơ, và đây là địa danh gắn bó với quá trình hình thành, phát triển, đấu tranh bào vệ những cộng đồng định cư đầu tiên trong khu vực.
Theo cách lý giải này thì địa danh Gò Vấp đã có từ khi Sài Gòn còn là một vùng rừng rậm hoang sơ, và đây là địa danh gắn bó với quá trình hình thành, phát triển, đấu tranh bào vệ những cộng đồng định cư đầu tiên trong khu vực.
Ngoài ý kiến trên, có một cách giải thích khác về cái tên Gò Vấp. Theo đó, đây là một vùng gò cao, địa hình gập ghềnh, khi đi lại rất dễ vấp té. Vì vậy tên gọi Gò Vấp hình thành như một lời nhắc nhở các cư dân đi lại cẩn thận để tránh gặp tai nạn đáng tiếc.
Ngoài ý kiến trên, có một cách giải thích khác về cái tên Gò Vấp. Theo đó, đây là một vùng gò cao, địa hình gập ghềnh, khi đi lại rất dễ vấp té. Vì vậy tên gọi Gò Vấp hình thành như một lời nhắc nhở các cư dân đi lại cẩn thận để tránh gặp tai nạn đáng tiếc.
Tuy nhiên, cách lý giải này chỉ lưu truyền trong dân gian, không được các nhà sử học thừa nhận. Rất có thể đây chỉ là một câu chuyện vui được hình thành trong lúc trà dư tửu hậu của các cư dân Gò Vấp.
Tuy nhiên, cách lý giải này chỉ lưu truyền trong dân gian, không được các nhà sử học thừa nhận. Rất có thể đây chỉ là một câu chuyện vui được hình thành trong lúc trà dư tửu hậu của các cư dân Gò Vấp.
Về hành chính, quận Gò Vấp được “khai sinh” vào năm 1911, khi tỉnh Gia Định được chia thành bốn quận Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè. Vào năm 1953, quận Gò Vấp gồm cả các quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, quận 12 và một phần của các huyện Bình Chánh, Củ Chi ngày nay.
Về hành chính, quận Gò Vấp được “khai sinh” vào năm 1911, khi tỉnh Gia Định được chia thành bốn quận Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè. Vào năm 1953, quận Gò Vấp gồm cả các quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, quận 12 và một phần của các huyện Bình Chánh, Củ Chi ngày nay.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử cùng những thay đổi về địa giới hành chính, quận Gò Vấp có ranh giới như hiện tại từ năm 2006. Một số địa danh nổi tiếng ở quận này là đình Thông Tây Hội, nhà thờ Hạnh Thông Tây, miếu Phù Châu...
Sau nhiều thăng trầm lịch sử cùng những thay đổi về địa giới hành chính, quận Gò Vấp có ranh giới như hiện tại từ năm 2006. Một số địa danh nổi tiếng ở quận này là đình Thông Tây Hội, nhà thờ Hạnh Thông Tây, miếu Phù Châu...
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24.

GALLERY MỚI NHẤT

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.