Bật mí công thức dưỡng nhan của bộ tứ mỹ nhân Trung Hoa

Tây Thi , Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền , Dương Quý Phi đều có cho mình những bí quyết riêng, giúp giữ gìn nhan sắc ganh đua với thời gian.

Bật mí công thức dưỡng nhan của bộ tứ mỹ nhân Trung Hoa

Dù là các mỹ nhân lẫy lừng cổ xưa thì cũng phải bỏ công, bỏ sức bồi đắp kiên trì thì mới có được nhan sắc "hoa ghen liễu hờn". Đằng sau vẻ đẹp mỹ miều lưu danh sử sách của bộ tứ mỹ nhân: Tây Thi - Vương Chiêu Quân - Điêu Thuyền - Dương Quý Phi đều có cho mình những bí quyết riêng.

Tây Thi: Massage mặt bằng đậu phụ, tắm với thảo dược

Tây Thi tận dụng những dưỡng chất từ đậu phụ để chăm sóc da. Tây Thi thường giã nhuyễn đậu phụ trong 1 tấm vải lưới, sau đó từ từ di chuyển tấm vải này qua lại trên da mặt để các dưỡng chất từ đậu phụ thấm sâu vào da để có được làn da căng mướt, trắng sáng tự nhiên.

Bat mi cong thuc duong nhan cua bo tu my nhan Trung Hoa

Nàng còn có ông thức thảo dược thả vào nước tắm: hoa xuyến chi, uy linh tiên, mao hoắc hương, hương thảo, lá sen khô mỗi lạng 200g, cam thảo, bạch chỉ mỗi loại 500g, sau đó xay nhỏ, trộn lẫn vào nhau. Mỗi lần tắm, Tây Thi lấy ra 300 - 500g hỗn hợp trên, bỏ vào túi vải rồi đem sắc lên với nước, mỗi ngày tắm 1 lần.

Vương Chiêu Quân: Sử dụng "canh ngũ quả", chăm sóc tóc bằng hoa cúc

Vương Chiêu Quân chính là người nghĩ ra món canh ngũ quả truyền thống mà đến nay vẫn còn được lưu truyền. Công thức ấy gồm: 2 quả táo tàu, 6g thịt nhãn, 10g kỳ tử cùng đun với nước, sau khi sôi, cho thêm 1 quả lê, 1 quả chuối tiêu đã cắt nhỏ, thêm một lượng nước đường vừa phải. Loại canh này được Vương Chiêu Quân dùng mỗi ngày vào buổi sáng, sau 2 tháng đã có được làn da mịn màng. 

Bat mi cong thuc duong nhan cua bo tu my nhan Trung Hoa-Hinh-2

Với mái tóc, Vương Chiêu Quân sử dụng 5g cúc La Mã, kết hợp với mạn kinh tử, lá trắc bách diệp khô, xuyên khung, rễ cây dâu tằm, tang bạch bì, bạch chỉ, cây tế tân, sen cạn mỗi loại 37g, đem nghiền thành bột rồi đun với nước.

Dung dịch trên sau đó được chế thành thuốc để nàng bôi lên tóc, sau 1 tháng, tóc của Vương Chiêu Quân đã mềm mượt, bóng khỏe.

Điêu Thuyền: Uống canh bổ khí huyết, dùng bột thảo dược làm trắng răng

Bài thuốc này giúp cải thiện khí huyết, giúp nàng khỏe từ bên trong, đẹp ở bên ngoài. Sắc bạch truật, tâm sen, hoa kim ngân, đương quy, nhân sâm với nước, Điêu Thuyền uống mỗi ngày vào buổi sáng, sau 2 - 4 tuần khí sắc của nàng đã tốt hơn, da trắng đẹp, mịn màng.

Bat mi cong thuc duong nhan cua bo tu my nhan Trung Hoa-Hinh-3

Điêu Thuyền hồi ấy đã nghiền thành bột các loại: trầm hương, xạ hương, tế tân, thăng ma, thân cây ngải, lá hoa ngũ vị, cam tùng hương, bạch chỉ... rồi xoa vào răng 2 lần để sáng trắng hơn.

Dương Quý Phi: Coi linh chi như "thần dược"

Với người xưa, linh chi là 1 phương thuốc rất mực quý hiếm và được Điêu Thuyền nghiền nhỏ, pha với nước, uống 2 ngày/lần. Người xưa truyền lại, nhờ vị thuốc này mà Dương Quý Phi đã có được nhan sắc trẻ mãi không già.

Bat mi cong thuc duong nhan cua bo tu my nhan Trung Hoa-Hinh-4

Không chỉ đơn thuần chăm sóc sắc đẹp từ bên trong, Dương Quý Phi còn tận dụng thứ nước uống trên để chăm sóc da từ bên ngoài bằng cách thoa trực tiếp lên da mặt để dưỡng chất từ linh chi thẩm thấu vào da. Nhờ đó, làn da của Dương Quý Phi trở nên căng khỏe, sáng mịn cực kì.

Chuyện tình bi ai của một trong 'Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa'

Dương Quý Phi, một người phụ nữ sắc nước hương trời, cầm kì thi họa cuối cùng cũng không được hạnh phúc như ý, lại mất khi còn quá trẻ.

Chuyện tình bi ai của một trong 'Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa'

Dương Quý Phi, tên thật là Dương Ngọc Hoàn, sinh ngày 1-6-719, chết năm 756, tại Thục Quận (Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc). Sinh ra trong một gia đình quan lại, Dương Ngọc Hoàn sớm đã không phải lo cảnh cơm áo gạo tiền, nàng chuyên tâm học đàn hát, lại có sắc đẹp trời ban (người ta ví von nàng đẹp đến nỗi mỗi khi nàng ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn).

Đến năm 10 tuổi, cha mẹ mất, Ngọc Hoàn mới đến Lạc Dương, sống với nhà bác ruột.

Dương Ngọc Hoàn nổi tiếng với vẻ đẹp tròn trịa và đầy đặn. Thời trước, vẻ đẹp ấy rất được ưa chuộng vì người ta quan niệm, đàn bà có tròn trịa đầy đặn mới phúc hậu.

Năm 733, khi 14 tuổi, Võ huệ phi, một phi tần đang đắc sủng của Đường Huyền Tông, chọn Ngọc Hoàn làm vương phi của hoàng tử thứ 18 của Đường Minh Hoàng là Thọ Vương Lý Mạo. Dương Ngọc Hoàn trở thành Thọ Vương phi. Tuy vậy, hai người chưa từng trải qua cuộc sống vợ chồng bởi Dương Ngọc Hoàn và cả Thọ Vương Phi còn nhỏ. Những tưởng cuộc sống sẽ yên bình từ đó nhưng không ngờ, chính sắc đẹp của nàng đã khiến nàng bắt đầu gặp sóng gió trong chốn hậu cung.

Nói về Võ Huệ Phi, bà vốn là phi tần được Đường Minh Hoàng tức Huyền Tông vô cùng sủng ái và trọng dụng. Tuy nhiên, sau đó, Võ Huệ Phi qua đời, nhà vua buồn bã, chán nản, mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém vì thương nhớ người xưa.

Chuyen tinh bi ai cua mot trong 'Tu dai my nhan Trung Hoa'

Anh thì được làm quan, còn các chị gái lần lượt trở thành phu nhân trong chốn hậu cung, hưởng vinh hoa phú quý. (ảnh minh họa)

Các quần thần cho rằng, chính Dương Quý Phi là nguyên nhân khiến nhà vua ham mê tửu sắc, bỏ bê việc triều chính, khiến dân tình khốn khổ. Sử sách có ghi lại, Đường Huyền Tông vì quá sủng Dương Quý Phi nên đã không màng tới chính sự, giao hẳn cho tể tướng Lý Lâm Phủ. Người này tính tình phóng khoáng, trục lợi, bất chính nên sau hơn 19 năm cai quản đã khiến nhân dân lầm than, kêu khóc, giết nhiều hiền lương trong triều.

Tất cả những việc đó người ta cho rằng, chính là do Dương Quý Phi mà ra. Vì sủng nàng khi đã ở tuổi xế chiều nên nhà vua phải dùng tới những loại dược liệu củng cố sức khỏe. Và chính vì vậy, việc triều chính không còn được nhà vua quan tâm và cũng không có sức lực để quan tâm.

Sau này, vì quá mải mê việc chăn gối với người đẹp mà nhà vua Đường Huyền Tông không còn chỗ đứng trong triều chính, giao quyền hành cho các đại thần. Trong đó, An Lộc Sơn chính là người được giao nhiều trọng trách quan trọng và được tin tưởng tuyệt đối. Ông này được Huyền Tông nhận làm con nuôi. Sau đó, người ta đồn rằng, An Lộc Sơn giả ngốc để lấy lòng nhà vua nhưng thật ra vô cùng thông minh, tính kế làm phản và có ý đồ với lại Dương Quý Phi. Hai người họ đã từng lén lút qua lại với nhau mà chính Đường Huyền Tông cũng không hề hay biết.

Chuyen tinh bi ai cua mot trong 'Tu dai my nhan Trung Hoa'-Hinh-2

Trước tình thế cấp bách, Đường Huyền Tông buộc phải ban chết cho người đàn bà mình sủng ái nhất. Xác Dương Quý Phi chôn ở ven đường, bà mất khi tròn 38 tuổi. (ảnh minh họa)

Về sau, vì xảy ra mâu thuẫn, tranh giành sự sủng ái không thành mà An Lộc Sơn quyết định khởi binh làm phản. Lúc này, vì thua trận nên Đường Huyền Tông phải dẫn theo quý phi chạy trốn, cầu cứu các đại thần. Tuy nhiên, họ nhất định không chịu nghe theo lệnh của đức vua nếu như ông không ban chết cho Dương Quý Phi. Toàn bộ trọng thần trong triều đều cho rằng, chính Dương Quý Phi là mối họa của nhà Đường, là người đã khiến nhà Đường ra nông nỗi này.

Trước tình thế cấp bách, Đường Huyền Tông buộc phải ban chết cho người đàn bà mình sủng ái nhất. Xác Dương Quý Phi chôn ở ven đường, bà mất khi tròn 38 tuổi.

Tuy nhiên, cũng có nhiều tài liệu ghi chép về kết cục khác của Dương Quý Phi, nói là bà đã tự vẫn hoặc cũng không biết là bà đã đi đâu...

Cuộc đời tưởng chừng có quyền thế nhưng cuối cùng, bà lại phải nhận một kết cục đau lòng. Bà cũng bị coi là người đã khiến cho nhà Đường suy yếu, khiến cho nhà vua không màng triều chính, cha con mâu thuẫn vì tranh nhau một người đàn bà.

Một người phụ nữ sắc nước hương trời, cầm kì thi họa cuối cùng cũng không được hạnh phúc như ý, lại mất ở tuổi còn quá trẻ. Nhưng với sắc đẹp và sự sủng ái có một không hai của Đường Huyền Tông dành cho bà thời đó, bà mãi mãi được nhắc tới và được coi là tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa. Vẻ đẹp, chuyện tình bi ai và số phận của bà có lẽ rất hợp với câu nói ‘hồng nhan bạc mệnh’.

Cuộc đời bi ai và cái chết của đại mỹ nhân Điêu Thuyền

Cũng giống như 3 mỹ nhân còn lại trong “tứ đại mỹ nhân" Trung Hoa, cuộc đời của Điêu Thuyền luôn là bi ai và đến cái chết cũng không rõ ràng.

Cuộc đời bi ai và cái chết của đại mỹ nhân Điêu Thuyền
Điêu Thuyền là một mỹ nhân xinh đẹp, giỏi ca múa, khéo cư xử thời kỳ Tam Quốc, một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví là "Bế nguyệt" (khiến mặt trăng phải xấu hổ mà giấu mình đi).

Vị phi tần đặc biệt của Hoàng đế Ung Chính là ai?

Người này là nữ nhân triều đại nhà Thanh duy nhất được sử sách ghi lại bằng tên gọi.

Vị phi tần đặc biệt của Hoàng đế Ung Chính là ai?
Vào thời nhà Thanh, ngay cả một Hoàng hậu cũng rất khó được ghi chép đầy đủ họ tên, thường chỉ nhắc bằng họ. Điều này cho thấy nữ nhân bí ẩn kia là một nhân vật không hề tầm thường, nàng chính là Vân Huệ, không rõ năm sinh năm mất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới