Bật mí "ba ông trùm tên lửa” của lãnh đạo Kim Jong-un

(Kiến Thức) - Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã lựa chọn ba yếu nhân phụ trách chương trình tên lửa của CHDCND Triều Tiên, còn được gọi là "ba ông trùm tên lửa".

Sau các vụ phóng tên lửa thành công, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thường tươi cười và hút thuốc cùng với ba nhân vật luôn ở bên cạnh mà báo chí phương Tây gọi là “ba ông trùm tên lửa” của Triều Tiên.
Bat mi "ba ong trum ten lua” cua lanh dao Kim Jong-un
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát phóng thử tên lửa Pukguksong-2 với Kim Jong-sik (thứ 2 bên trái), Ri Pyong-chol (thứ 3 bên trái) và Jang Chang-ha (bên phải). Ảnh: KCNA
Bộ ba này bao gồm Ri Pyong-chol, Tư lệnh không quân xuất ngũ; Kim Jong-sik, một nhà khoa học tên lửa kỳ cựu và Jang Chang-ha, lãnh đạo Trung tâm mua sắm và phát triển vũ khí.
Đây là bộ ba không thể thiếu đối với các chương trình vũ khí phát triển nhanh chóng của Triều Tiên, một quốc gia bị cô lập đã tiến hành hai cuộc thử hạt nhân và hàng chục lần phóng tên lửa kể từ đầu năm ngoái.
Ông An Chan-il, cựu sĩ quan Quân đội Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc và hiện điều hành một cơ quan tư vấn ở Seoul, cho biết: "Thay vì thông qua bộ máy quan liêu, (nhà lãnh đạo) Kim Jong-un giữ các chuyên gia kỹ thuật này ở bên cạnh ông, để có thể nói trực tiếp với họ và thúc giục họ đẩy nhanh tiến độ . Điều này phản ánh mức độ cấp bách của ông Kim về phát triển tên lửa".
Không giống như nhiều nhân vật cao cấp khác, hai ông Kim Jong-sik và Jang Chang-ha không xuất thân từ “những gia đình ưu tú”. Cựu chỉ huy không quân Ri Pyong-chol từng được đào tạo tại một trong những trường được coi trọng nhất ở Triều Tiên, còn hai “ông trùm” kia đều được nhà lãnh đạo Kim Jong-un chọn lựa.
Một quan chức Hàn Quốc thạo tin nói: "(Nhà lãnh đạo) Kim Jong-un đang nuôi dưỡng một thế hệ mới”.
Nhân vật quan trọng nhất
Theo các chuyên gia lãnh đạo, nhân vật quan trọng nhất trong “ba ông trùm tên lửa” của Triều Tiên chính là Ri Pyong-chol. Ông này giữ chức Cục phó Cục Công nghiệp đạn dược trực thuộc Đảng Lao động Triều Tiên, với trọng trách giám sát chương trình phát triển tên lửa đạn đạo.
Ông Michael Madden, một chuyên gia về ban lãnh đạo Triều Tiên, nhận định “củ khoai tây lớn” trong ba người nói trên là Ri Pyong-chol. Ông Madden cho biết, ông Ri Pyong-chol từng được đào tạo ở Nga và được thăng cấp khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un bắt đầu nổi lên vào cuối những năm 2000.
Ông Ri Pyong-chol đã đến thăm Trung Quốc một lần và thăm Nga hai lần. Ông đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc năm 2008 với tư cách là tư lệnh không quân và cùng với cố lãnh đạo Kim Jong-il đến thăm một nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu của Nga trong năm 2011.
Ông Kim Jin-moo, một chuyên gia về chính phủ Triều Tiên, cho biết: "Có vẻ như, ông Ri đại diện cho sự lãnh đạo của đảng (Lao động Triều Tiên) trong chương trình tên lửa”.
Nhà khoa học tên lửa
Nhà khoa học tên lửa trong “bộ ba ông trùm” là Kim Jong-sik.
Theo các chuyên gia và chính phủ Hàn Quốc, ông Kim Jong-sik bắt đầu sự nghiệp trên cương vị một kỹ thuật viên hàng không dân dụng, nhưng hiện nay mặc quân phục cấp tướng Cục Công nghiệp đạn dược. Ông Kim Jong-sik đóng vai trò to lớn trong việc Triều Tiên phóng tên lửa thành công trong năm 2012.
Hầu hết các chi tiết khác, kể cả tuổi của ông, đều không được biết đến.
Nhà phân tích Madden nhận xét: "Các chuyên gia tên lửa-hạt nhân của ông Kim Jong-un được trọng dụng dựa trên công việc và thành tích của họ”.
Người bí ẩn
Trong ba ông trùm nói trên, người ít nổi tiếng nhất là Jang Chang-ha, chủ tịch Viện Khoa học Quốc phòng, trước đây gọi là Học viện Khoa học Tự nhiên thứ hai.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong buổi phóng thử tên lửa Pukguksong-2, cùng với Ri Pyong-chol (đứng thứ hai trong bộ đồng phục màu đen) và Jang Chang-ha (bên phải). Ảnh: KCNA qua Reuters
Theo Bộ Tài chính Mỹ, viện này phụ trách việc nghiên cứu và phát triển hệ thống vũ khí tiên tiến của Triều Tiên, bao gồm cả phát triển tên lửa và có lẽ cả vũ khí hạt nhân. Viện này nhận được công nghệ, thiết bị và thông tin từ nước ngoài để sử dụng cho chương trình phát triển vũ khí của Triều Tiên.
Kim Jong-un phản ứng với Ri Pyong-chol (trung tâm phía sau) và Jang Chang-ha (bên phải) trong một lần phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo Hwasong-10. Ảnh: KCNA qua Reuters
Theo giới truyền thông Hàn Quốc, dưới sự lãnh đạo của Jang Chang-ha, viện này có khoảng 15.000 nhân viên, trong đó có khoảng 3.000 kỹ sư tên lửa.
Chuyên gia Madden nhận định: "Đây là những người đưa chương trình tên lửa của Bắc Triều Tiên vào thế kỷ 21".

Điểm lại diễn tiến chương trình hạt nhân của Triều Tiên

(Kiến Thức) - Đài Sputnik đã điểm lại các cột mốc quan trọng trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Sau đây, đài Sputnik (Nga) đã điểm lại các cột mốc quan trọng trong chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Cụ thể, ngày 9/10/2006, Triều Tiên phô trương sức mạnh quân sự của họ bằng vụ thử hạt nhân đầu tiên tại bãi thử Punggye-ri khi kích nổ một thiết bị hạt nhân sử dụng plutoni, thay vì uranium làm giàu. Theo KCNA, không có bất cứ rò rỉ phóng xạ nào phát tán ra ngoài sau vụ thử hạt nhân đầu tiên thành công này.

Hình ảnh đất nước Triều Tiên hưng thịnh hồi những năm 1970

(Kiến Thức) - Với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, đất nước Triều Tiên hưng thịnh và phát triển vượt bậc hồi những năm 1970.

HInh anh dat nuoc Trieu Tien hung thinh hoi nhung nam 1970
 Trong thập niên 1970, đất nước Triều Tiên đã tiến bộ vượt bậc về kinh tế và xã hội thông qua các kế hoạch dài hạn và sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc. Trong ảnh: Mua bán ở một sạp hàng bán rau củ hồi thập niên 1970.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.