Bắt được rắn đuôi chuông hai đầu nhìn đáng sợ

Bắt được rắn đuôi chuông hai đầu nhìn đáng sợ

(Kiến Thức) - Tuy rằng rắn đuôi chuông hai đầu trông rất đáng sợ nhưng chúng cũng rất khó tồn tại trong môi trường tự nhiên cạnh tranh khốc liệt. 

Theo thông tin đăng tải, mới đây tại một ngôi nhà thuộc khu vực gần thành phố Florrest City ở Arkansas, Mỹ, một thợ điện có tên Rodney Kelso đã bắt được một con  rắn đuôi chuông hai đầu rất đáng sợ. (Nguồn: UPI)
Theo thông tin đăng tải, mới đây tại một ngôi nhà thuộc khu vực gần thành phố Florrest City ở Arkansas, Mỹ, một thợ điện có tên Rodney Kelso đã bắt được một con rắn đuôi chuông hai đầu rất đáng sợ. (Nguồn: UPI)
Được biết, khi được phát hiện, con rắn đuôi chuông này đang ở cùng chỗ với hai con rắn bình thường khác. Nó dài khoảng 28cm và phát triển khỏe mạnh, bình thường. (Nguồn: UPI)
Được biết, khi được phát hiện, con rắn đuôi chuông này đang ở cùng chỗ với hai con rắn bình thường khác. Nó dài khoảng 28cm và phát triển khỏe mạnh, bình thường. (Nguồn: UPI)
Theo Rodney Kelso, trong suốt 15 năm sống trên núi, gặp qua rất nhiều loại rắn, trong đó có cả rắn đuôi chuông cực độc, thế nhưng anh chưa bao giờ nhìn thấy một con rắn đuôi chuông hai đầu kỳ lạ như thế này. (Nguồn: UPI)
Theo Rodney Kelso, trong suốt 15 năm sống trên núi, gặp qua rất nhiều loại rắn, trong đó có cả rắn đuôi chuông cực độc, thế nhưng anh chưa bao giờ nhìn thấy một con rắn đuôi chuông hai đầu kỳ lạ như thế này. (Nguồn: UPI)
Cody Walker, chuyên gia động vật cho biết, ông rất ngạc nhiên khi con rắn đuôi chuông hai đầu này vẫn còn sống và phát triển khá tốt bởi theo lẽ thường, những sinh vật hai đầu đột biến thường rất khó tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. (Nguồn: UPI)
Cody Walker, chuyên gia động vật cho biết, ông rất ngạc nhiên khi con rắn đuôi chuông hai đầu này vẫn còn sống và phát triển khá tốt bởi theo lẽ thường, những sinh vật hai đầu đột biến thường rất khó tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. (Nguồn: UPI)
Trong trường hợp của con rắn đuôi chuông hai đầu này, chúng bị dính liền thân nhưng não bộ hoạt động độc lập. Khi săn mồi hoặc đối mặt với nguy hiểm, có thể chúng sẽ phản ứng không đủ nhanh, dẫn đến khả năng săn mồi kém và nguy cơ tử vong cao. Được biết, sau khi được phát hiện, con rắn đuôi chuông hai đầu đã được đưa về trung tâm tự nhiên và khi nó quen với môi trường sống mới, nó sẽ được trưng bày để mọi người có thể tham quan. (Nguồn: UPI)
Trong trường hợp của con rắn đuôi chuông hai đầu này, chúng bị dính liền thân nhưng não bộ hoạt động độc lập. Khi săn mồi hoặc đối mặt với nguy hiểm, có thể chúng sẽ phản ứng không đủ nhanh, dẫn đến khả năng săn mồi kém và nguy cơ tử vong cao. Được biết, sau khi được phát hiện, con rắn đuôi chuông hai đầu đã được đưa về trung tâm tự nhiên và khi nó quen với môi trường sống mới, nó sẽ được trưng bày để mọi người có thể tham quan. (Nguồn: UPI)
Trong ảnh là một con rắn đuôi chuông hai đầu cực hiếm khác đang khám phá môi trường trong vườn thú ở thành phố Scheidegg, Đức. Đây cũng là con rắn đuôi chuông nổi tiếng vì đã vượt qua nghịch cảnh để trưởng thành. (Ảnh: Telegraph)
Trong ảnh là một con rắn đuôi chuông hai đầu cực hiếm khác đang khám phá môi trường trong vườn thú ở thành phố Scheidegg, Đức. Đây cũng là con rắn đuôi chuông nổi tiếng vì đã vượt qua nghịch cảnh để trưởng thành. (Ảnh: Telegraph)
Theo tìm hiểu, rắn hai đầu là kết quả của phôi thai rắn không phân tách hoàn toàn. Hiện, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ con rắn đuôi chuông hai đầu này có cùng ăn và cùng tiêu hóa thức ăn hay không. (Ảnh: Livescience)
Theo tìm hiểu, rắn hai đầu là kết quả của phôi thai rắn không phân tách hoàn toàn. Hiện, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ con rắn đuôi chuông hai đầu này có cùng ăn và cùng tiêu hóa thức ăn hay không. (Ảnh: Livescience)
Rắn đuôi chuông hay rắn rung chuông, là một nhóm rắn độc thuộc các chi Crotalus và Sistrurus thuộc phân họ Crotalinae (rắn hang). Đặc biệt, nọc độc của rắn đuôi chuông được đánh giá là rất mạnh. (Ảnh: Pinterest)
Rắn đuôi chuông hay rắn rung chuông, là một nhóm rắn độc thuộc các chi Crotalus và Sistrurus thuộc phân họ Crotalinae (rắn hang). Đặc biệt, nọc độc của rắn đuôi chuông được đánh giá là rất mạnh. (Ảnh: Pinterest)
Nọc độc của rắn đuôi chuông có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của con mồi, sau đó khiến cho tim của nạn nhân ngừng đập chỉ sau một vài phút khi bị cắn. (Ảnh: Animalsworld)
Nọc độc của rắn đuôi chuông có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của con mồi, sau đó khiến cho tim của nạn nhân ngừng đập chỉ sau một vài phút khi bị cắn. (Ảnh: Animalsworld)
Khi con người bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, vết cắn của rắn đuôi chuông có thể dẫn tới tử vong cho con người. (Ảnh: Pinterest)
Khi con người bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, vết cắn của rắn đuôi chuông có thể dẫn tới tử vong cho con người. (Ảnh: Pinterest)

GALLERY MỚI NHẤT