Bắt được “quái vật” vũ trụ đang bẻ không-thời gian, “xé” thiên hà

Bắt được “quái vật” vũ trụ đang bẻ không-thời gian, “xé” thiên hà

Kính viễn vọng không gian Hubble (NASA/ESA) đã ghi lại được cảnh một thiên hà xoắn ốc tưởng chừng bị xé làm 3 do lực hấp dẫn của một cụm thiên hà tiền cảnh. 

Kính viễn vọng không gian Hubble (NASA/ESA) đã ghi lại quang cảnh một  thiên hà xoắn ốc tưởng chừng bị xé làm 3 bởi "quái vật". Các nhà thiên văn gọi sự kiện này là "Vật thể của Hamilton".
Kính viễn vọng không gian Hubble (NASA/ESA) đã ghi lại quang cảnh một thiên hà xoắn ốc tưởng chừng bị xé làm 3 bởi "quái vật". Các nhà thiên văn gọi sự kiện này là "Vật thể của Hamilton".
Trong đó thiên hà xoắn ốc trên thực tế không bị xé ra, mà một thứ bí ẩn khác đã tạo ra 2 "bóng ma" méo mó của nó, đánh lừa kính thiên văn của người Trái Đất.
Trong đó thiên hà xoắn ốc trên thực tế không bị xé ra, mà một thứ bí ẩn khác đã tạo ra 2 "bóng ma" méo mó của nó, đánh lừa kính thiên văn của người Trái Đất.
Theo các nhà khoa học đến từ Đại học Hawaii (Mỹ) và Đại học Heidelberg (Đức), hiện tượng này là do lực hấp dẫn khổng lồ của một cụm thiên hà chưa được phân loại, đã làm cong không thời gian.
Theo các nhà khoa học đến từ Đại học Hawaii (Mỹ) và Đại học Heidelberg (Đức), hiện tượng này là do lực hấp dẫn khổng lồ của một cụm thiên hà chưa được phân loại, đã làm cong không thời gian.
Sử dụng kính thiên văn WM Keck đặt tại Hawaii để quan sát sâu hơn, nhóm nghiên cứu phát hiện ra cụm thiên hà tiền cảnh là SDSS J223010.47-081017.8, cách chúng ta tới 7 tỉ năm ánh sáng.
Sử dụng kính thiên văn WM Keck đặt tại Hawaii để quan sát sâu hơn, nhóm nghiên cứu phát hiện ra cụm thiên hà tiền cảnh là SDSS J223010.47-081017.8, cách chúng ta tới 7 tỉ năm ánh sáng.
Sức mạnh làm cong không thời gian của nó đã khiến vùng không gian trước tầm quan sát của Hubble trở thành một thấu kính kỳ ảo, các hình ảnh phía sau đều bị nhân lên, làm méo mó.
Sức mạnh làm cong không thời gian của nó đã khiến vùng không gian trước tầm quan sát của Hubble trở thành một thấu kính kỳ ảo, các hình ảnh phía sau đều bị nhân lên, làm méo mó.
Hiện tượng này từng được tiến sĩ Timothy Hamilton từ Đại học bang Shawnee quan sát trước đó khi quan sát các quasar, tức "chuẩn tinh", thường là các lỗ đen siêu sáng, siêu mạnh "cải trang" thành ngôi sao khi quan sát thông thường từ Trái Đất.
Hiện tượng này từng được tiến sĩ Timothy Hamilton từ Đại học bang Shawnee quan sát trước đó khi quan sát các quasar, tức "chuẩn tinh", thường là các lỗ đen siêu sáng, siêu mạnh "cải trang" thành ngôi sao khi quan sát thông thường từ Trái Đất.
Các chuẩn tinh cũng đủ sức bẻ cong không thời gian và làm những hình ảnh đằng sau nó bị biến đổi quái dị. Do vậy, các hiện tượng tương tự được giới thiên văn gọi là "Vật thể của Hamilton".
Các chuẩn tinh cũng đủ sức bẻ cong không thời gian và làm những hình ảnh đằng sau nó bị biến đổi quái dị. Do vậy, các hiện tượng tương tự được giới thiên văn gọi là "Vật thể của Hamilton".
Thiên hà (galaxy), hay còn được nhắc đến bằng những cái tên ngân hà, dải thiên hà, tinh vân… Cách gọi thiên hà trong Tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán, có nghĩa là “sông Hoàng Hà ở trên trời”.
Thiên hà (galaxy), hay còn được nhắc đến bằng những cái tên ngân hà, dải thiên hà, tinh vân… Cách gọi thiên hà trong Tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán, có nghĩa là “sông Hoàng Hà ở trên trời”.
Thiên hà là một hệ thống rất lớn các thiên thể và vật chất liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, bao gồm sao, tàn dư sao, môi trường liên sao chứa khí, bụi vũ trụ và vật chất tối, một loại thành phần quan trọng nhưng chưa được hiểu rõ.
Thiên hà là một hệ thống rất lớn các thiên thể và vật chất liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, bao gồm sao, tàn dư sao, môi trường liên sao chứa khí, bụi vũ trụ và vật chất tối, một loại thành phần quan trọng nhưng chưa được hiểu rõ.
Cho đến nay, sự ra đời của các thiên hà vẫn là chủ đề khoa học được tranh luận bất tận. Theo một lý thuyết cùng tên, nhiều nhà khoa học hiện đại cho rằng ngân hà ra đời từ vụ nổ siêu vũ trụ tên là Big Bang.
Cho đến nay, sự ra đời của các thiên hà vẫn là chủ đề khoa học được tranh luận bất tận. Theo một lý thuyết cùng tên, nhiều nhà khoa học hiện đại cho rằng ngân hà ra đời từ vụ nổ siêu vũ trụ tên là Big Bang.
Lý thuyết vụ nổ lớn là mô hình vũ trụ học nổi bật miêu tả giai đoạn sơ khai của sự hình thành vũ trụ, các thiên hà. Các dải thiên hà được hình thành từ lượng lớn bụi khí, cùng ít nhất 100 tỷ ngôi sao.
Lý thuyết vụ nổ lớn là mô hình vũ trụ học nổi bật miêu tả giai đoạn sơ khai của sự hình thành vũ trụ, các thiên hà. Các dải thiên hà được hình thành từ lượng lớn bụi khí, cùng ít nhất 100 tỷ ngôi sao.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây, tồn tại ít nhất 100 tỷ thiên hà tồn tại trong vũ trụ. Có một vài cách để phân loại các thiên hà, nhưng phổ biến là cách phân theo hình dạng của chúng trong vũ trụ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây, tồn tại ít nhất 100 tỷ thiên hà tồn tại trong vũ trụ. Có một vài cách để phân loại các thiên hà, nhưng phổ biến là cách phân theo hình dạng của chúng trong vũ trụ.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

GALLERY MỚI NHẤT