Bất động sản Hưng Thịnh bị khách hàng tố lừa đảo dự án nào?

(Kiến Thức) - Mặc dù dự án khu dân cư Hưng Thịnh Cát Tường vẫn đang chỉ là đất ruộng và đang dính loạt sai phạm nhưng bất động sản Hưng Thịnh vẫn thu tiền đặt cọc của khách hàng. Khách hàng sau đó, yêu cầu chủ đầu tư trả lại tiền, thậm chí một doanh nghiệp lớn còn khởi kiện Công ty này ra tòa vì liên quan đến thương hiệu.

Bất động sản Hưng Thịnh bị khách hàng tố lừa đảo dự án nào?
Mới đây, thông tin về việc Công ty TNHH đầu tư xây dựng bất động sản Hưng Thịnh (viết tắt là Công ty Hưng Thịnh) bị khách hàng tố lừa đảo đang gây xôn xao dư luận.
Cụ thể, báo Người Tiêu Dùng cho biết, một khách hàng tên Yến (ngụ tại TP HCM), từ năm 2018 đã mua lô đất 60m2 giá 450 triệu đồng tại dự án khu dân cư Hưng Thịnh Cát Tường (tại xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) do Công ty Hưng Thịnh làm chủ đầu tư. Vị khách này đã thanh toán trước số tiền 270 triệu đồng, nhưng sau nhiều lần chị liên hệ với Công ty Hưng Thịnh không được.
Qua tìm hiểu, chị Yến biết được dự án khu dân Hưng Thịnh Cát Tường chưa hoàn thành thủ tục đất đai, đầu tư hạ tầng.
Bat dong san Hung Thinh bi khach hang to lua dao du an nao?
Nhiều khách hàng căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư Công ty Hưng Thịnh trả lại tiền. (Ảnh: Người Tiêu Dùng). 
Không chỉ có khách hàng Yến mà có rất nhiều khách hàng khác đã nộp hàng trăm triệu đồng cho Công ty Hưng Thịnh để mua dự án Hưng Thịnh Cát Tường. Thế nhưng, thực tế dự án này vẫn đang chỉ là đất ruộng.
Trước đó, tháng 1/2019, khi nhận được đơn thư khiếu nại, tố của của người dân, UBND huyện Đức Hòa đã kiến nghị UBND tỉnh Long An thanh tra toàn diện dự án Hưng Thịnh Cát Tường nhằm kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật có liên quan đối với chủ đầu tư.
Kết luận thanh tra của UBND tỉnh Long An sau đó khẳng định, dự án khu dân cư Hưng Thịnh Cát Tường dính hàng loạt sai phạm. Chủ đầu tư chưa thực hiện xong các thủ tục kê biên bồi thường, hỗ trợ tái định cư; chuyển mục đích sử dụng đất và lập hồ sơ xin giao đất theo quy định pháp luật để tiếp tục thực hiện dự án, chưa có giấy phép xây dựng, chưa ký quỹ dự án nhưng đã tự ý san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và 3 căn nhà, ký hợp đồng giao dịch với khách hàng thông qua các hợp đồng nguyên tắc, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trả góp.
Bat dong san Hung Thinh bi khach hang to lua dao du an nao?-Hinh-2
Dự án Hưng Thịnh Cát Tường. 
Đáng chú ý, liên quan đến thương hiệu doanh nghiệp, ngày 8/10, Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh (Hung Thinh Corp) đã ra thông báo khẳng định không liên quan đến Công ty Hưng Thịnh đang bị người dân tố lừa đảo.
Thông báo của Địa ốc Hưng Thịnh nêu, thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông có đăng tin Công ty Hưng Thịnh (địa chỉ 119 ấp Tân Hội, xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) có dấu hiệu lừa dối khách hàng qua việc bán đất nền tại dự án Hưng Thịnh Cát Tường.
“Chúng tôi, Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh và các Công ty thành viên của mình khẳng định không liên quan đến Công ty TNHH đầu tư và xây dựng bất động sản Hưng Thịnh cũng như dự án Hưng Thịnh Cát Tường”, - Địa ốc Hưng Thịnh cho biết.
Bên cạnh đó, Địa ốc Hưng Thịnh cho biết, hiện Công ty đã khởi kiện Công ty Hưng Thịnh cũng như dự án Hưng Thịnh Cát Tường tại TAND tỉnh Long An theo thông báo thụ lý số 09/TB-TLVA với đề nghị giải quyết việc vi phạm thương hiệu “Hưng Thịnh” và sẽ tiếp tục khởi kiện các công ty khác có vi phạm tương tự.

Bí mật bên trong đường dây lừa đảo qua thư trị giá triệu đô

Các quan chức từng nhấn mạnh, không trò lừa đảo nào có thể diễn ra mà không có sự trợ giúp trong quá trình chuyển tiền từ nạn nhân đến thủ phạm.

Bí mật bên trong đường dây lừa đảo qua thư trị giá triệu đô
Tất nhiên, không phải ai sử dụng dịch vụ xử lý thanh toán đều nhằm mục đích lừa đảo. Một số công ty sử dụng dịch vụ này để tiếp cận với hệ thống ngân hàng dễ hơn, giảm chi phí và tăng tiếp cận toàn cầu. Tuy nhiên, những ưu điểm này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bất hợp pháp.
Để giúp bảo vệ hoạt động khỏi sự giám sát của chính quyền, những kẻ lừa đảo cần một cách để xử lý các khoản thanh toán mà không để lại dấu vết cũng như đặc điểm dễ phát hiện. Nhiều ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản hoặc khiếu nại với chính quyền nếu phát hiện hoạt động đáng ngờ. Vì vậy, những kẻ lừa đảo tìm đến những công ty dịch vụ thanh toán như PacNet Services.
PacNet quan hệ với nhiều ngân hàng trên toàn thế giới và có thể thiết lập tài khoản cho các khách hàng ở những nước mà họ hoạt động - bằng các loại tiền tệ khác nhau. Điều này giúp kẻ xấu dễ tiếp cận các nạn nhân cũng như tài khoản ngân hàng tại nhiều quốc gia.
Bi mat ben trong duong day lua dao qua thu tri gia trieu do
Văn phòng của PacNet tại thành phố Vancouver, Canada. Ảnh: CNN. 
Cách thức lừa đảo của chúng là nói với một bà lão mắc bệnh Alzheimer rằng bà đã giành một giải thưởng trị giá 1 triệu USD và tất cả những gì mà bà cần làm là gửi 20 USD để xác nhận giải thưởng. Bức thư có vẻ chính thức nên bà ký séc và gửi 20 USD.
Những khoản thanh toán như vậy thường gửi tới PacNet. Sau đó, doanh nghiệp gửi tiền vào tài khoản dưới tên công ty và hưởng hoa hồng. PacNet tiếp tục giữ khoản tiền sau khi trừ phần trăm cho đến khi gửi nó vào tài khoản ngân hàng của khách hàng.
Lừa đảo đằng sau lừa đảo
Cái tên PacNet xuất hiện khi các nhà điều tra tìm hiểu mạng lưới đằng sau chiêu trò lừa đảo qua thư trị giá 200 triệu USD, tập trung vào một người Pháp tên là Maria Duval. Chương trình này gửi đi hàng triệu bức thư hứa hẹn với các nạn nhân rằng rằng khả năng tâm linh và những dự đoán từ Duval là bí quyết đổi đời. Tất cả những gì mà họ cần làm là gửi tiền.
Trò lừa đảo của Duval kết thúc tại Mỹ vào đầu năm nay. Giới chức đang tiến hành một cuộc điều tra hình sự.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, trong vụ này, PacNet thu về rất nhiều khoản thanh toán và vẫn tiếp tục bất chấp một "cảnh báo rõ ràng" từ Bộ trưởng Tư pháp bang North Dakota.
Tuy nhiên, những bức thư của Duval mới chỉ là trò khởi đầu.
Được thành lập cách đây hơn 20 năm, PacNet hoạt động trên một cao ốc khó xác định tại trung tâm thành phố Vancouver, Canada. Doanh nghiệp tuyên bố là một trong những công ty xử lý thanh toán hàng đầu của ngành công nghiệp này.
Trong bức thư gửi từ luật sư của doanh nghiệp, PacNet tuyên bố danh sách khách hàng của công ty gồm các trường học, nhà xuất bản, tổ chức từ thiện cũng như công ty tiếp thị quảng cáo và bán hàng hóa, dịch vụ quốc tế.
Tuy nhiên, trong cuộc điều tra "đế chế" Duval kéo dài hàng tháng, CNN phát hiện trò lừa đằng sau trò lừa.
Nhiều tài liệu ghi lại các trò gian dối sử dụng dịch vụ của PacNet. Một số là tác phẩm của những kẻ từng bị chính quyền sờ gáy nhiều lần. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn một mực khẳng định thực hiện mọi biện pháp để ngăn chặn lừa đảo.
Bi mat ben trong duong day lua dao qua thu tri gia trieu do-Hinh-2
Con trai của một nạn nhân trong trò lừa đảo qua thư. Ảnh: CNN. 
Kẻ lừa đảo của thành phố tội ác
Glen Burke, một kẻ lừa đảo tại thành phố Las Vegas, từng là mục tiêu của hoạt động thực thi pháp luật trong 2 thập kỷ và bị cấm vĩnh viễn quảng cáo hàng hóa hoặc dịch vụ qua điện thoại vào năm 1998.
Năm 2013, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) kiện Burke với cáo buộc vi phạm lệnh cấm. PacNet đã xử lý thanh toán cho các chương trình của hắn.
Trong một tuyên bố vào năm 2013, nhà sáng lập PacNet Rosanne Day thừa nhận doanh nghiệp xử lý gần 18 triệu USD “thay mặt cho Glen Burke” từ năm 2007.
Báo cáo tài chính của PacNet đệ lên với tư cách bằng chứng cho thấy tại một thời điểm doanh nghiệp được trả hoa hồng là 3,5%, nếu xử lý 18 triệu USD, doanh nghiệp thu về 600.000 USD tiền hoa hồng.
Trong vụ án của FTC, cơ quan chức năng đóng cửa 2 chương trình lừa đảo, bị cáo buộc do Burke điều hành – một qua thư, một qua điện thoại. Các tài liệu của tòa gồm những bức thư mà Burke và cộng sự thảo luận biện pháp tránh chính quyền Mỹ và nói đùa về thời gian ở tù. Và trong những bức thư tịch thu từ văn phòng của Burke, những nạn nhân trong tình trạng eo hẹp về tài chính van xin trả lại số tiền đã hứa hẹn.
Trong khi Burke tuyên bố hắn chỉ là một nhà tư vấn cho các chương trình lừa đảo, PacNet nói doanh nghiệp “đã giải ngân nguồn vốn theo hướng dẫn” từ Burke.
Chính phủ liên bang phán quyết Burke là kẻ cần phải xử lý. Người đàn ông này bị phạt 20 triệu USD vì tội lừa đảo. Burke đang kháng cáo. Luật sư của Burke khẳng định chính quyền đã sai. Thân chủ của ông không phải là người phụ trách chính.
Trong khi đó, luật sư của PacNet cho biết doanh nghiệp đã tăng cường chương trình tuân thủ sau vụ án của Burke bằng cách thêm vào các biện pháp kiểm soát.
Gần đây, Burke phải chịu thêm hình phạt khi hắn và một người bị cáo buộc là đồng mưu bị truy tố về 24 tội danh lừa đảo qua thư và các tội danh khác. Hắn bị bắt bởi các thanh tra bưu chính và hiện bị giam bởi Cảnh sát Tư pháp Mỹ.
Nhân tố quyết định
Vụ án của Burke không phải là lần đầu tiên tên của PacNet nổi lên trong hồ sơ gian lận của chính phủ.
Năm 2002, quan chức Mỹ từng tịch thu hàng trăm nghìn USD từ tài khoản của PacNet. Số tiền bất hợp pháp này đến từ những bức thư mời quay xổ số. Trong vụ án, chính phủ không cấu thành tội danh hoặc bằng chứng về hành vi sai trái của PacNet. Công ty đồng ý mất 360.000 USD và cam kết sẽ không bao giờ tạo điều kiện thanh toán cho loại lừa đảo này một lần nữa.
Tuy nhiên, chỉ 5 năm sau, chính quyền Australia phát hiện PacNet xử lý thanh toán cho 37 trò rút thăm trúng thưởng khác nhau và những trò gian lận về xổ số. PacNet hợp tác với cuộc điều tra và đồng ý hoàn lại 300.000 AUD cho các nạn nhân.
Vào thời điểm đó, các quan chức nhấn mạnh rằng không trò gian lận nào có thể diễn ra mà không có sự trợ giúp trong quá trình chuyển tiền từ nạn nhân đến thủ phạm.
“Nếu tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển giao tuân thủ các quy tắc, chú ý tới những mối nguy hại tiềm năng và sau đó từ chối dịch vụ, mạch máu của những trò gian lận sẽ bị cắt", cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Australia nói.
Nhiều năm qua, PacNet đã cung cấp những "mạch máu" này. Sử dụng dịch vụ, những kẻ lừa đảo đã lừa hàng triệu người.
Tất cả nạn nhân không còn một xu dính túi.
>>> Mời quý độc giả xem video Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (nguồn THVL):

Nghe cuộc điện thoại, cụ bà mất gần 1,8 tỷ đồng

Dù thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại không mới và được cơ quan chức năng liên tục cảnh báo nhưng vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy bọn lừa đảo.
 

Nghe cuộc điện thoại, cụ bà mất gần 1,8 tỷ đồng
Sáng 14/12, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết đang thụ lý điều tra vụ lừa đảo qua điện thoại vừa mới xảy ra trên địa bàn Q. Bình Thạnh với số tiền bị chiếm đoạt gần 1,8 tỷ đồng.

Xuất hiện thêm chiêu lừa đảo, trộm tiền ngân hàng qua email

Agribank cho biết khả năng đòi lại tiền trong trường hợp bị hack email là rất khó do kẻ lừa đảo, trộm tiền ngân hàng thường rút tiền ra ngay khi nhận được và thủ tục xử lý rất phức tạp.

Xuất hiện thêm chiêu lừa đảo, trộm tiền ngân hàng qua email
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) mới đây cảnh báo các khách hàng về việc xuất hiện giao dịch lừa đảo qua email xảy ra tại ngân hàng này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.