Bắt đối tượng lừa đảo nguy hiểm bị truy nã quốc tế

Đối tượng Michael Hugh Wilson bị Interpol truy nã vì tổ chức và sắp xếp một đường dây đầu tư lừa đảo lợi nhuận cao hàng triệu USD.

Cục Cảnh sát truy nã tội phạm – Bộ phận thường trực tại phía Nam (C52B) đã phá chuyên án mang bí số “876L”, bắt đối tượng lừa đảo đang bị truy nã Michael Hugh Wilson (SN 1987, quốc tịch Mỹ).

Bat doi tuong lua dao nguy hiem bi truy na quoc te
Đối tượng Michael Hugh Wilson tại cơ quan công an (Ảnh: Công an cung cấp)

Michael Hugh Wilson là đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm. Từ tháng 6/2008 đến tháng 7/2010, tại quận phía Tây của New York và một số nơi khác, Michael Hugh Wilson đã tổ chức và sắp xếp một đường dây đầu tư lừa đảo lợi nhuận cao hàng triệu USD nhằm chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư để sử dụng vào mục đích cá nhân. Wilson và các đối tượng khác đã thu lại các quỹ đầu tư lên đến hơn 10 triệu USD.

Ngày 1/12/2010, đối tượng bị các cơ quan chức năng của Mỹ buộc tội Lừa đảo qua mạng. Ngày 23/7/2013, đối tượng Michael Hugh Wilson đã bị Cảnh sát Canada bắt giữ nhưng cho tại ngoại và dự kiến sẽ dẫn độ đối tượng cho Cảnh sát Mỹ vào ngày 10/2/2016, tuy nhiên trong thời gian này đối tượng đã bỏ trốn.

Theo thông tin điều tra của Cảnh sát Mỹ, ngày 5/2/2016, đối tượng Michael Hugh Wilson đi cùng mẹ và vợ bay từ Canada đến thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Ngày 22/4/2016, đối tượng Michael Hugh Wilson đã bị Ban Tổng thư ký Interpol ban hành Lệnh truy nã quốc tế số A-3594/04-2016 theo đề nghị của Cảnh sát Mỹ.

Xác định Michael Hugh Wilson là đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm, C52B đã báo cáo đề nghị lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát cho xác lập chuyên án truy xét mang bí số “876L”, truy bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm quốc tịch Mỹ.

Ngay sau khi chuyên án được xác lập, Ban chuyên án đã xây dựng kế hoạch, đấu tranh tập trung lực lượng, phương tiện thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, truy bắt đối tượng truy nã nguy hiểm Michael Hugh Wilson.

Ban chuyên án đã làm thủ tục phong tỏa đối tượng, chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, chức năng phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan trao đổi thông tin, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, đồng thời phối hợp với Cục Cửa khẩu Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng, các đơn vị thắt chặt kiểm tra quản lý xuất nhập cảnh tất cả các cửa khẩu; phối hợp với Công an thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng chỉ đạo các phòng nghiệp vụ liên quan tiến hành xác minh, truy bắt. Ngoài ra C52 còn đề nghị Cục Phòng chống rửa tiền – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác minh các thông tin liên quan đến đối tượng.

Qua tổ chức xác minh, Ban chuyên án nắm được đối tượng liên tục di chuyển và có thông tin lưu trú tại nhiều khách sạn khác nhau trên địa bàn Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên đối tượng sử dụng một tên khác là Benjamin Brock Brown.

Tiếp tục tổ chức xác minh, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát phát hiện đối tượng nghi vấn hiện đang lẩn trốn tại số 20/4 Nguyễn Ư Dĩ, phường Thảo Điền, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.

Qua quá trình giám sát, theo dõi, các trinh sát xác định chính xác đối tượng nghi vấn chính là đối tượng truy nã Michael Hugh Wilson, đến 21h ngày 23/6/2016, trinh sát đã tiến hành kiểm tra đối tượng. Tuy nhiên, đối tượng chỉ khai nhận mình là Benjamin Brock Brown, quốc tịch Vanuatu và không thừa nhận là Michael Hugh Wilson như trong lệnh truy nã quốc tế.

Tổ trinh sát đã tiến hành mời đối tượng về trụ sở cơ quan công an làm việc. Tại cơ quan Công an, đối tượng quanh co không hợp tác với cơ quan công an, ngoan cố không chịu khai nhận về lý lịch bản thân.

Ban chuyên án đã phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự phía Nam (C54B) sử dụng biện pháp khoa học kỹ thuật đối chiếu dấu vân tay trong hồ sơ truy nã quốc tế với vân tay của đối tượng. Trước chứng cứ khoa học xác thực không thể chối cãi, đối tượng đã phải cúi đầu thừa nhận bản thân là người có tên và lý lịch trong Lệnh truy nã quốc tế.

Bước đầu đối tượng khai nhận, y sinh ra tại Mỹ và hiện mang 3 quốc tịch: hộ chiếu Hoa Kỳ với tên là Michael Hugh Wilson, hộ chiếu Canada và Vanuatu đều mang tên Benjamin Brock Brown.

Trong thời gian ở tại Việt Nam, đối tượng thuê nhà tại địa chỉ số 20/4 Nguyễn Ư Dĩ, phường Thảo Điền, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi hoàn thành các thủ tục bắt giữ đối tượng theo quy định, C52B đã bàn giao đối tượng cùng toàn bộ hồ sơ cho Cục C44B tiếp tục xử lý theo thẩm quyền.

Khám phá hay ho về loài chim én quen thuộc

(Kiến Thức) - Chim én là loài chim quen thuộc với chúng ta và thường bị nhầm lẫn thành chim yến do 2 loài chim này có khá nhiều đặc điểm giống nhau.
 

Chim én dài từ 9cm - 23cm và nặng từ 40g - 184g. Mỏ của nó mềm, hơi cong, cơ thể lùn và chắc mập, cánh hẹp có thể giãn dài, đuôi hình chạc. Chim én bay rất giỏi và phần lớn thời gian sống của nó là bay lượn trên bầu trời. Nó ăn, uống, ngủ, thậm chí là giao phối trên không trung. Chim én chỉ đáp xuống mặt đất để sinh nở.
Chim én dài từ 9cm - 23cm và nặng từ 40g - 184g. Mỏ của nó mềm, hơi cong, cơ thể lùn và chắc mập, cánh hẹp có thể giãn dài, đuôi hình chạc. Chim én bay rất giỏi và phần lớn thời gian sống của nó là bay lượn trên bầu trời. Nó ăn, uống, ngủ, thậm chí là giao phối trên không trung. Chim én chỉ đáp xuống mặt đất để sinh nở. 
Chim én là một trong số những loài chim bay nhanh nhất thế giới. Nó có thể bay với vận tốc 113km/h - 185km/h. Mỗi năm, chim én chu du quãng đường lên tới 199.558km. Chim én có thể bay ở độ cao 3.048m. Nó cũng có thể bay suốt đêm, thay đổi vận tốc và hướng bay mà chỉ sử dụng một bên não bộ (một bên còn lại thì ngủ).
Chim én là một trong số những loài chim bay nhanh nhất thế giới. Nó có thể bay với vận tốc 113km/h - 185km/h. Mỗi năm, chim én chu du quãng đường lên tới 199.558km. Chim én có thể bay ở độ cao 3.048m. Nó cũng có thể bay suốt đêm, thay đổi vận tốc và hướng bay mà chỉ sử dụng một bên não bộ (một bên còn lại thì ngủ). 

Đẹp mê hồn những sinh vật có khả năng phát sáng dưới biển

(Kiến Thức) - Đom đóm có thể phát sáng là điều mà ai cũng biết, nhưng bạch tuộc, ốc hay sứa biển cũng tự phát sáng được thì quả là kỳ lạ!
 

Ốc Clusterwink. Ốc Clusterwink phát ra ánh sáng màu xanh khi bị quấy rầy bởi tác động bên ngoài. Laofi sinh vật biển này có một bộ phận phát quang và vỏ của nó tán xạ tốt đến mức từng mm của phần vỏ đều được phát sáng. Loài ốc này được tìm thấy ở Australia.

Ốc Clusterwink. Ốc Clusterwink phát ra ánh sáng màu xanh khi bị quấy rầy bởi tác động bên ngoài. Laofi sinh vật biển này có một bộ phận phát quang và vỏ của nó tán xạ tốt đến mức từng mm của phần vỏ đều được phát sáng. Loài ốc này được tìm thấy ở Australia.


Đom đóm biển. Đom đóm biển hay còn được gọi là tôm biển phát quang có kích thước tý hon, chỉ dài ba milimet, thuộc lớp giáp xác với lớp giáp hình tròn trơn nhẵn và trong suốt. Theo một nghiên cứu khoa học, đom đóm biển phát quang nhờ phản ứng giữa enzym luciferase, chất đạm luciferin và phân tử oxy.

Đom đóm biển. Đom đóm biển hay còn được gọi là tôm biển phát quang có kích thước tý hon, chỉ dài ba milimet, thuộc lớp giáp xác với lớp giáp hình tròn trơn nhẵn và trong suốt. Theo một nghiên cứu khoa học, đom đóm biển phát quang nhờ phản ứng giữa enzym luciferase, chất đạm luciferin và phân tử oxy.

Sứa biển Atolla. Sứa biển Atolla khi bị tấn công sẽ ngay lập tức phát sáng rực rỡ. Ánh sáng mà nó phát ra có thể chiếu sáng xa tới 91,44m. Khi đó, các loài to lớn hơn sẽ bị thu hút bởi ánh sáng này và phóng ngay đến. Bấy giờ kẻ đi săn lại trở thành con mồi và sứa sẽ tranh thủ cơ hội này thoát thân.

Sứa biển Atolla. Sứa biển Atolla khi bị tấn công sẽ ngay lập tức phát sáng rực rỡ. Ánh sáng mà nó phát ra có thể chiếu sáng xa tới 91,44m. Khi đó, các loài to lớn hơn sẽ bị thu hút bởi ánh sáng này và phóng ngay đến. Bấy giờ kẻ đi săn lại trở thành con mồi và sứa sẽ tranh thủ cơ hội này thoát thân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.