Bắt đầu kiểm tra việc xử lý sau thanh tra 38 dự án ‘đất vàng’ ở Hà Nội

Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ (TTCP) bắt đầu kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra số 1468 ngày 4/9/2018.

Ngày 20/12, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam đã chủ trì buổi công bố quyết định kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra số 1468/KL- TTCP ngày 4/9/2018 của Thanh tra Chính phủ và ý kiến chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ kiểm tra gồm 4 thành viên do ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra làm Tổ trưởng có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra số 1468/KL- TTCP ngày 4/9/2018 của Thanh tra Chính phủ về một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP Hà Nội (giai đoạn 2003 - 2016) và ý kiến chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra của Thủ tướng Chính phủ.
Bat dau kiem tra viec xu ly sau thanh tra 38 du an ‘dat vang’ o Ha Noi
Toàn cảnh buổi công bố quyết định kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra số 1468/KL- TTCP ngày 4/9/2018 của Thanh tra Chính phủ và ý kiến chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra của Thủ tướng Chính phủ (Ảnh: Thanh tra)
Thời gian kiểm tra là 10 ngày làm việc thực tế (không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định), kể từ ngày công bố quyết định.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, UBND TP Hà Nội đã giao Thanh tra TP Hà Nội làm đầu mối chủ trì triển khai thực hiện các nội dung tại Kết luận số 1468 của Thanh tra Chính phủ.
Đồng thời, giao Thanh tra TP làm đầu mối, chủ trì làm việc, cung cấp các hồ sơ, tài liệu khi Tổ Kiểm tra có yêu cầu. Các sở, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện kết luận thanh tra, bố trí thời gian làm việc với Tổ Kiểm tra khi có yêu cầu…
Tại buổi làm việc, đại diện Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và Bộ Quốc phòng đã báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện phần nội dung xử lý sau thanh tra đối với đơn vị mình.
“Ðất vàng” xây cao ốc: Sai sót gần 4.000 tỷ
Trước đó, TTCP đã công bố kết luận về một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại Hà Nội trong giai đoạn 2003 - 2016.
Qua thanh tra cho thấy, một số doanh nghiệp khi lựa chọn nhà đầu tư đưa lợi thế đất để đấu giá đã thu về cho Nhà nước số tiền lớn nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp không tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư (tự thoả thuận theo hình thức hỗ trợ) thu được thấp như: Dự án số 1 Phùng Chí Kiên (Tràng An Complex của GP Invest), Dự án tại 365A Minh Khai; Dự án 167 Thụy Khuê (Five Star West Lake - Tập đoàn GFS); Dự án 69 Vũ Trọng Phụng (Rivera Park Hà Nội của Công ty Long Giang Land); Dự án 47 Nguyễn Tuân (Goldseason 47 Nguyễn Tuân - TNR Holdings Việt Nam); Dự án 108 Nguyễn Trãi (Dự án King Place của Anphanam); Dự án 44 Yên Phụ (Hanoi Aqua Central của Công ty Cổ Phần Tháp Nước Hà Nội); Dự án tại 430 Cầu Am (GoldSilk Complex - TNR Holdings Việt Nam)...
Bat dau kiem tra viec xu ly sau thanh tra 38 du an ‘dat vang’ o Ha Noi-Hinh-2
Nhiều doanh nghiệp không tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư (tự thoả thuận theo hình thức hỗ trợ) Nhà nước thu được số tiền thấp (Ảnh: Dự án Rivera Park, 69 Vũ Trọng Phụng là đất ban đầu của Công ty CP Tu bổ di tích Trung ương Vinaremon. Sau đó, liên kết Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang (Long Giang Land) thực hiện khu hỗn hợp nhà ở trung tâm thương mại để bán và cho thuê)
“Việc pháp luật không có quy định xác định lợi thế thương mại đối với giá trị quyền sử dụng đất thực hiện dự án, đây là một trong những chính sách gây thất thoát ngân sách nhà nước trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện dự án đất ở những vị trí đắc địa” – kết luận của TTCP chỉ rõ.
TTCP xác định tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra tại các dự án chuyển mục đích sử dụng đất có vị trí lợi thế kinh doanh lên tới gần 4.000 tỷ đồng.
Về việc xác định tiền sử dụng đất phải nộp của dự án, theo kết luận của TTCP, việc tính toán và phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất đối với dự án chuyển mục đích sử dụng đất không căn cứ vào thông tư 145/2007 của Bộ Tài chính và Thông tư 36/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT). Các dự án ở 2 giai đoạn này, liên ngành và Sở TN&MT đã trình UBND TP khi xác định giá tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư, trong đó tổng chi phí phát triển dự án đã đưa vào một số khoản chi phí không đúng theo quy định để giảm trừ khi xác định giá thu tiền sử dụng đất, dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi về kinh tế, trong khi ngân sách nhà nước bị thất thu số tiền lớn. Đoàn thanh tra tạm tính đối với 30/38 dự án số tiền hơn 1.480 tỷ đồng.
Như tại dự án Hanoi Aqua Central 44 đường Yên Phụ (Ba Đình) của Công ty CP Tháp nước Hà Nội; dự án Star Tower 283 Khương Trung (Thanh Xuân); Dự án nhà ở kinh doanh kết hợp dịch vụ thương mại tại lô đất 2.6-NO - Times Tower đường Lê Văn Lương của Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội; Dự án xây dựng Khu văn phòng nhà ở và nhà trẻ 201 Minh Khai (Hinode City); Dự án Trung tâm thương mại dịch vụ công cộng nhà trẻ và nhà ở để bán lô đất 3.7CC đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân) của Hacinco; Dự án Goldseason 47 Nguyễn Tuân (Thanh Xuân); Dự án 210 Trần Quang Khải và 17 Tôn Đản của Công ty CP Him Lam; Dự án Rivera Park 69 Vũ Trọng Phụng…
Trong nội dung về xử lý trách nhiệm, TTCP đề nghị Bộ Xây dựng tổ chức kiểm điểm trách nhiệm trong việc hướng dẫn công ty cổ phần An Lộc được miễn giấy phép xây dựng công trình không đúng quy định (dự án tại 107 đường Xuân La) và việc thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật vượt diện tích sàn xây dựng không phù hợp với phương án kiến trúc được chấp thuận (dự án 302 đường Cầu Giấy).
UBND TP Hà Nội tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ. Chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị qua các thời kỳ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, thiếu kiểm tra, đôn đốc, chậm phát hiện xử lý các sai phạm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước để xảy ra tồn tại, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất như đã nêu trong phần kết luận thanh tra.

Cán bộ Thanh tra Chính phủ đi nước ngoài 27 lần không xin phép

Bà Lê Hồng Sâm vừa bị kỷ luật khiển trách vì đi nước ngoài 27 lần không xin phép, không báo cáo lãnh đạo, cấp ủy và không có quyết định của Thanh tra Chính phủ.

Mới đây, Thanh tra Chính phủ vừa ban hành quyết định kỷ luật khiển trách đối với bà Lê Hồng Sâm (Thanh tra viên chính, Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại tố cáo khối kinh tế ngành - Vụ I). Quyết định này có hiệu lực từ ngày 14/5/2021.

Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Đảng Ủy Thanh tra Chính phủ, từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/12/2018, bà Lê Hồng Sâm có 27 lần (tổng số 69 ngày, trong đó có 45 ngày làm việc và 24 ngày nghỉ) đi nước ngoài nhưng không xin phép, không báo cáo lãnh đạo, cấp ủy và không có quyết định của Thanh tra Chính phủ.

Bà Lê Hồng Sâm đi nhiều nước, trong đó có chuyến bà Sâm đi dài nhất là 9 ngày.

Can bo Thanh tra Chinh phu di nuoc ngoai 27 lan khong xin phep
Trụ sở Thanh tra Chính phủ. 

Kịch bản nào cho Vạn Thịnh Phát khi “ẵm” đất công sai phép

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện dự án trên khu “đất vàng” của TP.HCM nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư. Những sai phạm này của TP.HCM đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ và đề nghị xử lý.

Mới đây, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã ký Thông báo Kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị, việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại thành phố Hồ Chí Minh.
Gần 2.000m2 đất công vào tay tư nhân

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.