Bắt đầu báo cáo giao dịch bất động sản đáng ngờ trên 300 triệu

(Vietnamdaily) - Sở Xây dựng TP HCM có công văn gửi doanh nghiệp kinh doanh và sàn giao dịch, môi giới bất động sản ở TP yêu cầu lập và gửi báo cáo các giao dịch đáng ngờ.

Trước đó, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Sở xây dựng các tỉnh, thành phố về việc thực hiện công tác phòng chống rửa tiền trong hoạt động kinh doanh bất động sản.

Theo đó, thực hiện nhiệm vụ được giao của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020. Trong đó, có giao Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc đối tượng báo cáo thực hiện báo cáo theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản.

Bộ Xây dựng đề nghị các Sở Xây dựng có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản (gọi chung là các đơn vị báo cáo) đang hoạt động tại địa phương thực hiện công tác phòng chống rửa tiền theo quy định.

Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị báo cáo phải ban hành và thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

Rà soát cập nhật quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Đồng thời, thực hiện các quy định về nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, rà soát các giao dịch, khách hàng, áp dụng biện pháp tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao, phân công cán bộ thực hiện phòng, chống rửa tiền…

Bat dau bao cao giao dich bat dong san dang ngo tren 300 trieu
 Văn bản của Bộ Xây dựng. Ảnh VNFinance.

“Lập và gửi báo cáo các giao dịch đáng ngờ, báo cáo các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn (từ 300 triệu đồng trở lên) về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đúng các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền.

Thực hiện đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố tại chính tổ chức mình về các giao dịch bất động sản. Kết quả đánh giá rủi ro của Quý Đơn vị gửi về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chông rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thống kê, theo dõi phục vụ công tác thanh tra, giám sát”, văn bản của Bộ Xây dựng nêu rõ.

Đồng thời, liên hệ với Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có thông tin và hướng dẫn về các Danh sách đen, Danh sách cảnh báo, Danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEPs) theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng đề nghị các Sở Xây dựng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động tại địa phương và có báo cáo tổng hợp gửi về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng.

Bat dau bao cao giao dich bat dong san dang ngo tren 300 trieu-Hinh-2
 Bộ Xây dựng yêu cầu báo cáo các giao dịch đáng ngờ.

Trước đó, tháng 5/2019, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có báo cáo tóm tắt kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2017.

Báo cáo xác định rủi ro rửa tiền quốc gia là trung bình cao, rủi ro về tài trợ khủng bố quốc gia là thấp. Nguy cơ rửa tiền được đánh giá ở mức cao trong các lĩnh vực ngân hàng và bất động sản.

Cụ thể, với bất động sản, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch bất động sản nên rất khó cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền.

Ngoài ra, đối với các vụ đại án về tham ô thời gian qua cũng như vụ đánh bạc nghìn tỉ đồng đang bị điều tra về rửa tiền, trong số các tài sản thu được từ các vụ án đều liên quan đến các tài sản là các bất động sản

Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân trong gia đình mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM thì quy định, giao dịch môi giới bất động sản có giá trị từ 300 triệu trở lên phải báo cáo mà Bộ Xây dựng đưa ra còn nhiều hạn chế.

Bởi đối tượng phải báo cáo là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản cũng mới chỉ phản ánh được một phần giao dịch trên thị trường.

Trong khi hiện nay, các nhà đầu tư cũng có thể bán trực tiếp cho người mua theo quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.

Song song với đó, quy định cũng chưa bao quát được hết tất cả giao dịch bất động sản khác, như giao dịch nhà lẻ trong dân, nhất là nhà mặt tiền có giá trị rất lớn từ vài tỷ đến hàng trăm tỷ đồng.

Thủ tướng lưu ý các bộ có trụ sở mới thì phải trả lợi chỗ cũ

Thủ tướng nhắc nhở Bộ Xây dựng sớm trình phương án xây dựng, di dời trụ sở các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ. Ông cũng lưu ý các bộ đã có trụ sở mới rồi thì phải trả lại trụ sở cũ, tuân thủ chủ trương quy hoạch Hà Nội.

Theo Thủ tướng, thành công của cả nước có sự đóng góp quan trọng của ngành xây dựng với các chỉ số về hạ tầng kỹ thuật, đô thị, nhà ở đều tăng. Ông nhận định việc quản lý đầu tư xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị đã có chuyển biến, nề nếp hơn. Tình trạng công trình kém, rủi ro về chất lượng được kịp thời ngăn ngừa, khắc phục.

"Công tác thanh tra xây dựng được tăng cường. Số lượng công trình, xử lý công trình sai phép tăng cao hơn 2016", người đứng đầu Chính phủ cho biết.

'Quy hoạch xây dựng còn lung tung, tự tiện'

“Bất động sản là kênh quan trọng với tăng trưởng. Tôi nói để nhấn mạnh vị trí của bất động sản, không chỉ riêng nước ta. Chúng ta đã thu hút 3,3 triệu tỷ đồng tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Dư nợ đang là 447.000 tỷ đồng. Đây là một kênh tăng trưởng quan trọng”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.

Theo Thủ tướng, Bộ Xây dựng cũng thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bước đầu thực hiện tốt chính sách về nhà ở xã hội. Bộ cũng thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường và có giải pháp đề xuất với Chính phủ, phù hợp với tình hình, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Thủ tướng cũng đánh giá cao sự phát triển của công nghiệp xây dựng, đổi mới công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Ông nhấn mạnh không phân biệt Nhà nước với tư nhân và coi trọng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các doanh nghiệp. Thủ tướng vui mừng vì ngày càng có nhiều công trình đẹp xuất hiện.

Với các tồn tại, người đứng đầu Chính phủ cũng nói thẳng. Theo ông, Bộ Xây dựng còn "nhiều vấn đề đặt ra trước mắt".

Đầu tiên, ông cho biết ngành xây dựng năm 2017 tăng trưởng khá nhưng thấp hơn khá nhiều mức 10% của năm 2016 và điều này cần được mổ xẻ, phân tích thấu đáo. “Lĩnh vực xây dựng lớn như thế sao lại đạt thấp”, Thủ tướng đặt câu hỏi.

Bên cạnh đó, việc xây dựng thể chế được tích cực xây dựng nhưng còn chậm, còn nhiều bức xúc, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Thủ tướng cũng cho biết chất lượng một số đồ án quy hoạch thấp, chưa thể hiện tầm nhìn, có đồ án vừa được duyệt đã không hợp lý. 

“Có trường hợp điều chỉnh quy hoạch còn lung tung, tự tiện. Chủ đầu tư thuyết phục thay đổi quy hoạch. Đặc biệt, vấn đề xây dựng, quản lý quy hoạch ở nông thôn còn bất cập”, ông nói.

Thủ tướng cho rằng việc quy hoạch ở một số nơi còn tự tiện, chủ đầu tư còn xin thay đổi quy hoạch. Ảnh: Tiến Tuấn.
 Thủ tướng cho rằng việc quy hoạch ở một số nơi còn tự tiện, chủ đầu tư còn xin thay đổi quy hoạch. Ảnh: Tiến Tuấn.

Quy hoạch, quản lý các trung tâm đô thị lớn, theo đánh giá của Thủ tướng, cũng còn nhiều bất cập. Ông nhấn mạnh chính quyền Hà Nội, TP.HCM không cần thiết phải đẩy lên Chính phủ điều chỉnh quy hoạch, cần thực hiện đúng thẩm quyền thực hiện vấn đề này.

Tiếp đó, cơ cấu hàng hóa bất động sản đã được điều chỉnh, xử lý nhưng chưa hợp lý, dư thừa sản phẩm cao cấp, thiếu nhà giá rẻ và trung bình. Đặc biệt, toàn xã hội chưa quan tâm đúng mức phát triển nhà ở xã hội.

Thứ sáu, vật liệu còn một số hạn chế bất cập. “Vật liệu không nung chưa được quan tâm đúng mức. Nhất là việc xử lý chất thải rắn tại cơ sở sản xuất vật liệu. Tình trạng ô nhiễm môi trường, an toàn khi khai thác vật liệu. Vấn đề khai thác cát cũng nổi lên trong năm 2017”, Thủ tướng nói.

Thứ bảy, người đứng đầu Chính phủ nhận xét công tác cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, cần được đẩy mạnh hơn.

'Bộ trưởng cần chống nhũng nhiễu trong cả hệ thống'

Về phương hướng, nhiệm vụ trong năm tới, Thủ tướng chỉ ra hàng loạt vấn đề và yêu cầu Bộ Xây dựng cần cố gắng hơn.

Ông yêu cầu Bộ cần xem xét lại việc thực hiện nghị quyết của Đại hội 12, thực hiện phương châm 10 chữ vàng mà Chính phủ đặt ra đầu năm mới, tiếp tục tạo chuyển biến hơn nữa, thực chất hơn nữa trong cơ cấu ngành xây dựng. Tốc độ tăng trưởng khu vực xây dựng năm 2018 phấn đấu là 9,2%.

Thủ tướng nhấn mạnh ngành xây dựng cần đóng góp để Việt Nam trở thành con hổ trong tương lai. Ảnh: Lê Quân.
 Thủ tướng nhấn mạnh ngành xây dựng cần đóng góp để Việt Nam trở thành con hổ trong tương lai. Ảnh: Lê Quân.

Bên cạnh những yêu cầu về tăng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài ngân sách, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển đô thị quốc gia..., Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng cần nâng cao công tác quy hoạch, giải quyết bất cập. Ông nhấn mạnh Bộ cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để khắc phục tình trạng quy hoạch treo. “Đừng để quyết định một đường mà thực hiện một nẻo. Cần có một chỉ thị tăng cường phát triển công tác quy hoạch, tôn trọng quy hoạch”, ông nói.

Thủ tướng nhắc nhở Bộ Xây dựng sớm trình phương án xây dựng, di dời trụ sở các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ. Ông cũng lưu ý các bộ đã có trụ sở mới rồi thì phải trả lại trụ sở cũ, tuân thủ chủ trương quy hoạch Hà Nội.

Bộ Xây dựng cũng cần tăng cường kiểm tra giám sát xây dựng trật tự đô thị, giao thông đô thị, tăng cường chất lượng công trình, đẩy mạnh thanh tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm, đặc biệt là những dự án dư luận quan tâm. Bộ cũng cần quan tâm, kiểm soát thị trường bất động sản, không để xảy ra hiện tượng bất thường, bong bóng, ảnh hưởng kinh tế vĩ mô.

Cuối cùng, Thủ tướng mong Bộ Xây dựng cần tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn theo phương châm hành động của Chính phủ. “Bộ trưởng cần chống nhũng nhiễu trong cả hệ thống. Bộ cần gần gũi địa phương, sát doanh nghiệp, để lắng nghe hơi thở của họ. Bộ Xây dựng phải đóng góp để Việt Nam trở thành một con hổ trong tương lai gần”, người đứng đầu Chính phủ nói.

Bộ Xây dựng nói gì về vụ cả đoàn thanh tra vòi tiền bị công an bắt quả tang?

(VietnamDaily) - Liên quan vụ việc trên, Bộ Xây dựng khẳng định tiếp tục chỉ đạo Thanh tra Bộ phối hợp với các cơ quan chức năng để theo dõi, nắm bắt tình hình. 

Thông tin mới nhất vụ Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản về hành vi vòi tiền khi thực hiện thanh tra tại huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, ngày 13/6, Bộ Xây dựng đã phát đi thông cáo báo chí do do ông Tạ Quang Vinh, Chánh văn phòng Bộ, ký ban hành.
Thông cáo cho biết, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng đã có báo cáo về việc Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản đối với Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng vào chiều ngày 12/6.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.