Theo thông tin đăng tải, cậu bé Tiểu Hào, 10 tuổi, sống tại huyện La Điền, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, gần đây do cảm thấy mắt sưng, thị lực giảm nên đã nói chuyện này với bà.
Nghe nói mật cá có thể giúp giảm viêm, cải thiện thị lực, bà nội của Tiểu Hào đã ra chợ mua một con cá trắm đen lớn và mổ lấy mật cá (khoảng 10ml) đưa cho cháu trai dùng. Không chỉ thế, bà còn liên tục bắt Tiểu Hào ăn cá để bổ mắt hơn.
Nào ngờ, sau khi dùng mật cá, Tiểu Hào xuất hiện triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy liên tục, cả người uể oải, không có sức. Sợ hãi, cha mẹ Tiểu Hào vội vã đưa con vào bệnh viện để điều trị.
Bắt cháu ăn mật cá để mắt sáng, bà hối hận cả đời. - Ảnh minh hoạ. |
Lúc vào Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Hồ Bắc, Tiểu Hào đã bất tỉnh, khó thở, vô niệu và xuất hiện các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng khác. Sau khi kiểm tra, bé được chẩn đoán là ngộ độc mật cá với suy gan và thận.
Báo cáo chỉ ra rằng ngộ độc mật cá cấp tính là một cấp cứu lâm sàng nghiêm trọng, Tiểu Hào đã uống mật cá trong hơn 9 giờ, tình trạng của bé vô cùng nguy kịch.
Đội ngũ Khoa Nhi chuyên sâu của Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em Hồ Bắc đã phối hợp chặt chẽ, điều trị truyền máu và chạy thận nhân tạo, tăng cường bảo vệ gan, thúc đẩy bài tiết, hỗ trợ triệu chứng và các phương pháp điều trị khác.
May mắn, sau vài ngày điều trị, phản ứng tinh thần của Tiểu Hào đã cải thiện đáng kể, chức năng gan transaminase của bé giảm xuống giá trị bình thường, chức năng thận của bé trở lại từ vô niệu đến đi tiểu bình thường, có thể tự ăn uống.
Về vấn đề này, bác sĩ Hứa Tuệ - Chủ nhiệm Khoa Nhi chuyên sâu của Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Hồ Bắc cho biết, túi mật của cá có chứa độc tố mật rất cao, cho dù túi mật cá được hấp hoặc ngâm rượu tươi thì vẫn có khả năng gây ngộ độc.
Nếu uống nhầm túi mật cá cần đến ngay bác sĩ gần nhất để rửa dạ dày, nếu có triệu chứng ngộ độc gây suy gan, thận cần chuyển đến cơ sở y tế có chuyên môn cao để được điều trị tốt hơn.
Mời quý độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. Nguồn video: Vinmec.