Bắt 3 con rắn đem về nuôi, không ngờ "đẻ" ra trăm triệu mỗi năm

Sở hữu hơn 100 rắn ri voi bố mẹ, anh Trần Thanh Long có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm nhờ bán con giống.

Bắt 3 con rắn đem về nuôi, không ngờ "đẻ" ra trăm triệu mỗi năm
Anh Trần Thanh Long (55 tuổi, ngụ xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) trong một lần đặt dớn đã bắt được 3 con rắn ri voi con rồi mang về nhà nuôi thử. Không ngờ rằng, từ đó loài bò sát này gắn bó với anh cho đến nay, hằng tháng đem lại nguồn thu nhập ổn định...

Ông Long kể, trước kia vợ chồng ông sống bằng nghề nuôi heo và bán tạp hóa. Tuy nhiên, nuôi heo vất vả, giá cả bấp bênh, nhiều lúc thua lỗ làm thâm hụt vốn. Năm 2019, trong lần đặt dớn dính 3 con rắn ri voi con. Thấy rắn lành tính nên anh Long để nuôi trong lu. Sau thời gian nuôi, tuy ít chăm sóc nhưng rắn vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, thậm chí tự sinh sản nhung nhúc con, dù nuôi trong lu nhỏ xíu.

Bat 3 con ran dem ve nuoi, khong ngo
Anh Long sở hữu trên 100 con rắn bố mẹ từ 2-4 kg.

Sau khi tìm hiểu thị trường, thấy con rắn ri voi là đặc sản, giá trị thị trường luôn ở mức cao, trong khi loài rắn này trong môi trường tự nhiên không còn nhiều. Từ đó, ông quyết định bỏ vốn mua con giống từ trại có tiếng về nuôi nhân đàn, tận dụng chuồng heo cũ cải tạo lại nuôi rắn.

Tuy nhiên, sau thời gian nuôi nhân đàn thành công lên đến 300 con rắn bố mẹ, anh lại “nếm trái đắng” khi trong một lần thay nước, do không biết nước dưới kênh bị nhiễm mặn nên bơm vào bể làm rắn chết hàng loạt. Sau đó, những con rắn bố mẹ còn sống, anh gầy dựng lại đàn cho đến nay.

Anh Long cho biết, điều quan trọng là bể nuôi rắn ri voi phải thoáng, sạch, thay nước thường xuyên. Có như thế rắn mới lớn nhanh và ít bị nhiễm bệnh. Một bí quyết quan trọng nữa là trong mỗi bể xi măng nuôi rắn cần để bó dây ni lông giúp cho rắn có nơi ẩn trú.

Anh Long tiết lộ, món khoái khẩu của rắn là cá trê. Tùy theo rắn lớn, nhỏ sẽ thả cá kích thước phù hợp. Cá trê trước khi thả vào bể rắn thì nên cho ăn thức ăn công nghiệp để khi rắn ăn cá cũng hấp thụ được lượng thức ăn công nghiệp, giúp tăng trọng nhanh.

Mỗi bể nuôi rắn ri voi dài khoảng 2m và rộng 1m, thả nuôi được khoảng 300 con rắn ri voi bố mẹ. Tỷ lệ thả rắn là 10 con rắn cái, 3 con đực.

“Theo kinh nghiệm của tôi, rắn nuôi trong bể hẹp chúng ít di chuyển, dễ bắt mồi. Ăn đủ mồi nên mau lớn hơn nuôi trong bể rộng”, anh Long cho hay.

Theo anh Long, rắn ri voi rất dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc. Sau 2 năm sẽ bắt đầu sinh sản. Rắn ri voi sinh sản từ tháng 4-6 âm lịch hằng năm, bình quân mỗi lần từ 10-30 con. Đối với rắn mẹ có trọng lượng trên 2kg có thể đẻ 40 con/lứa.

Hiện anh Long có khoảng 100 con rắn bố mẹ, mỗi con nặng từ 2-4 kg. Hằng năm, cho sinh sản gần cả ngàn con rắn con. Rắn giống được ông bán với giá từ 70.000-200.000 đồng/con (tùy kích cỡ). Nhờ đó đem lại thu nhập gần 100 triệu đồng cho anh. Mô hình nuôi rắn trong bể xi măng của anh Long vừa đơn giản, tiết kiệm diện tích, lấy công làm lời, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đang được nông dân trong vùng học hỏi làm theo.

Sự tiến hóa của lưỡi ở chim và bò sát hé lộ cách kiếm mồi

Sự tiến hóa của lưỡi đã giúp các loài bò sát và lưỡng cư bắt được con mồi. Còn ở loài chim, một số cách thích nghi kỳ lạ của lưỡi phản ánh sở thích ăn thực vật.

Sự tiến hóa của lưỡi ở chim và bò sát hé lộ cách kiếm mồi
Daniel Schwarz, nhà sinh vật học tiến hóa tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bang Stuttgar (Đức) đánh giá: “Nhu cầu ăn uống có thể đã thúc đẩy sự xuất hiện của lưỡi, nhưng chọn lọc tự nhiên sau đó đã điều chỉnh và mài dũa nó cho vô số mục đích khác, đôi khi tạo ra “những hệ thống chuyên biệt kỳ quặc một cách khó hiểu. Ví dụ, kỳ nhông ngón chân có màng (Hydromantes) khi thè chiếc lưỡi dính để ngoạm côn trùng hoặc các loài động vật chân đốt nhỏ khác đã phóng toàn bộ xương cổ họng ra ngoài qua miệng. Chế độ săn mồi này đòi hỏi đến việc trang bị lại các cơ cổ họng, với một bộ lưu trữ năng lượng đàn hồi có thể được giải phóng ngay lập tức để bắn lưỡi ra và một bộ phận khác cuộn lưỡi trở lại.
Các loài kỳ nhông khác, ít nhất 7.600 loài ếch và cóc, cũng như tắc kè hoa và các loài thằn lằn khác đã tiến hóa một cách độc lập với kiểu kiếm ăn dùng lưỡi làm phi đạn siêu nhanh này. Chẳng hạn, tắc kè hoa phóng lưỡi với tốc độ gần 5 mét mỗi giây, bắt dế trong thời gian chưa đầy 1/10 giây.

Video: Phát hiện rắn bò dưới chân, người đàn ông sợ hãi bỏ chạy

Phát hiện thấy con rắn khổng lồ đang bò dưới chân, người đàn ông nhanh chóng rời khỏi ghế và chạy ra đường.

Video: Phát hiện rắn bò dưới chân, người đàn ông sợ hãi bỏ chạy

Video: Phat hien ran bo duoi chan, nguoi dan ong so hai bo chay

Rắn dài 1,5m trườn vào lớp học khiến nhiều người hoang mang

Một cậu học sinh tinh mắt đã phát hiện một con rắn dài 1,5 m xâm nhập vào lớp học của mình ở Thái Lan.

Rắn dài 1,5m trườn vào lớp học khiến nhiều người hoang mang
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.