Báo Trung Quốc kinh ngạc khi Su-22 Việt Nam mang tên lửa chống radar

Báo Trung Quốc kinh ngạc khi Su-22 Việt Nam mang tên lửa chống radar

(Kiến Thức) - Có lẽ cánh báo chí Trung Quốc không hiểu rằng các máy bay tiêm kích – bom Su-22 Việt Nam hoàn toàn có thể triển khai các tên lửa thông minh, thậm chí có thể tấn công được các trạm radar. 

Mạng quân sự Sina (Trung Quốc) mới đây đăng một số hình ảnh về loại máy bay tiêm kích – bom Sukhoi  Su-22 của Việt Nam lấy lại từ các trang chia sẻ ảnh hàng không quốc tế. Điều đáng nói, tiêu đề bài viết nhấn mạnh việc Su-22 mang được tên lửa không đối đất có điều khiển Kh-25. Dường như, báo chí Trung Quốc cảm thấy khá kỳ lạ bởi Su-22 là một loại tiêm kích thế hệ cũ, trang bị đã lâu, chúng thường chỉ mang các loại bom không điều khiển, hoặc rocket tầm ngắn.
Mạng quân sự Sina (Trung Quốc) mới đây đăng một số hình ảnh về loại máy bay tiêm kích – bom Sukhoi Su-22 của Việt Nam lấy lại từ các trang chia sẻ ảnh hàng không quốc tế. Điều đáng nói, tiêu đề bài viết nhấn mạnh việc Su-22 mang được tên lửa không đối đất có điều khiển Kh-25. Dường như, báo chí Trung Quốc cảm thấy khá kỳ lạ bởi Su-22 là một loại tiêm kích thế hệ cũ, trang bị đã lâu, chúng thường chỉ mang các loại bom không điều khiển, hoặc rocket tầm ngắn.
Bài báo cũng đề cập tới việc chiếc Su-22 của Không quân Việt Nam đang mang theo các tên lửa chống bức xạ Kh-25MP chuyên sử dụng để tiêu diệt các đài radar dẫn bắn của hệ thống tên lửa đất đối không. Điều đó có nghĩa Su-22 cũng có khả năng thực hiện nhiệm vụ chế áp lực lượng phòng không đối phương (SEAD).
Bài báo cũng đề cập tới việc chiếc Su-22 của Không quân Việt Nam đang mang theo các tên lửa chống bức xạ Kh-25MP chuyên sử dụng để tiêu diệt các đài radar dẫn bắn của hệ thống tên lửa đất đối không. Điều đó có nghĩa Su-22 cũng có khả năng thực hiện nhiệm vụ chế áp lực lượng phòng không đối phương (SEAD).
Theo tham số kỹ thuật được Nga cung cấp, Kh-25MP là phiên bản được phát triển từ dòng tên lửa không đối đất đa năng Kh-25 (NATO định danh là AS-10 Karen), chế tạo từ năm 1975 tới nay bởi nhà máy Zvezda-Strela. Dù thiết kế đã lâu, nhưng Kh-25 hiện vẫn được sử dụng phổ biến trên nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại kể cả các dòng Su-30/35, không chỉ máy bay hệ cũ như Su-22, Su-24, Su-25.
Theo tham số kỹ thuật được Nga cung cấp, Kh-25MP là phiên bản được phát triển từ dòng tên lửa không đối đất đa năng Kh-25 (NATO định danh là AS-10 Karen), chế tạo từ năm 1975 tới nay bởi nhà máy Zvezda-Strela. Dù thiết kế đã lâu, nhưng Kh-25 hiện vẫn được sử dụng phổ biến trên nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại kể cả các dòng Su-30/35, không chỉ máy bay hệ cũ như Su-22, Su-24, Su-25.
Phiên bản tên lửa chống bức xạ Kh-25MP được phát triển từ năm 1978 và chính thức chấp nhận trang bị từ năm 1981. Đáng quan tâm là loại này phát triển thành 2 mẫu nhỏ trang bị hai kiểu đầu tự dẫn gồm: sản phẩm 711 trang bị đầu tự dẫn radar bị động PRGS-1VP; sản phẩm 712 lắp đầu tự dẫn radar bị động PRGS-2VP.
Phiên bản tên lửa chống bức xạ Kh-25MP được phát triển từ năm 1978 và chính thức chấp nhận trang bị từ năm 1981. Đáng quan tâm là loại này phát triển thành 2 mẫu nhỏ trang bị hai kiểu đầu tự dẫn gồm: sản phẩm 711 trang bị đầu tự dẫn radar bị động PRGS-1VP; sản phẩm 712 lắp đầu tự dẫn radar bị động PRGS-2VP.
Mục tiêu tác chiến của tên lửa Kh-25MP là các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung - tầm cao MIM-23 HAWK, Improved HAWK và Nike Hercules của Mỹ. Đầu tự dẫn của Kh-25MP có khả năng tương tự tên lửa AGM-78 Standard của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, theo đó nó có thể lần theo tọa độ cuối cùng ghi nhận để tấn công đài radar điều khiển đối phương kể cả chúng tạm thời tắt sóng.
Mục tiêu tác chiến của tên lửa Kh-25MP là các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung - tầm cao MIM-23 HAWK, Improved HAWK và Nike Hercules của Mỹ. Đầu tự dẫn của Kh-25MP có khả năng tương tự tên lửa AGM-78 Standard của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, theo đó nó có thể lần theo tọa độ cuối cùng ghi nhận để tấn công đài radar điều khiển đối phương kể cả chúng tạm thời tắt sóng.
Trọng lượng một quả Kh-25MP lên tới 315km, dài 425,5cm, đường kính thân 275mm, trang bị đầu nổ nặng 89,6kg. Để phóng Kh-25MP, máy bay mang phóng phải trang bị giá phóng APU-68UMZ, mỗi giá treo được tới 2 đạn Kh-25MP. Phiên bản Su-22M2 chỉ mang được tối đa 2 đạn Kh-25MP trong khi Su-22M4 có thể mang đến 4 đạn.
Trọng lượng một quả Kh-25MP lên tới 315km, dài 425,5cm, đường kính thân 275mm, trang bị đầu nổ nặng 89,6kg. Để phóng Kh-25MP, máy bay mang phóng phải trang bị giá phóng APU-68UMZ, mỗi giá treo được tới 2 đạn Kh-25MP. Phiên bản Su-22M2 chỉ mang được tối đa 2 đạn Kh-25MP trong khi Su-22M4 có thể mang đến 4 đạn.
Tầm bắn của Kh-25MP khá tốt lên tới 60km, trong khi loại chuyên đánh mục tiêu mặt đất là Kh-25ML chỉ đạt 11km. Kh-25MP lần đầu tiên được sử dụng trong thực chiến bởi KQ Iraq vào ngày 2/8/1990, một máy bay Su-22 đã phóng Kh-25MP vào đài điều khiển tên lửa MIM-23B I-HAWK nhưng không hạ được mục tiêu.
Tầm bắn của Kh-25MP khá tốt lên tới 60km, trong khi loại chuyên đánh mục tiêu mặt đất là Kh-25ML chỉ đạt 11km. Kh-25MP lần đầu tiên được sử dụng trong thực chiến bởi KQ Iraq vào ngày 2/8/1990, một máy bay Su-22 đã phóng Kh-25MP vào đài điều khiển tên lửa MIM-23B I-HAWK nhưng không hạ được mục tiêu.
Ngoài Kh-25MP, Su-22 còn có khả năng triển khai tên lửa chống bức xạ Kh-58 (NATO gọi là AS-11 Kilter) được trang bị từ năm 1982. Loại này hiện đại hơn Kh-25MP khi mà nó khả năng tiêu diệt các đài điều khiển hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ.
Ngoài Kh-25MP, Su-22 còn có khả năng triển khai tên lửa chống bức xạ Kh-58 (NATO gọi là AS-11 Kilter) được trang bị từ năm 1982. Loại này hiện đại hơn Kh-25MP khi mà nó khả năng tiêu diệt các đài điều khiển hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ.
Tên lửa Kh-58 nguyên bản đạt tầm bắn 120km nếu phóng ở độ cao 10.000m, 160km nếu phóng ở trần bay 15.000m và giảm xuống 36km nếu dưới các độ cao này.
Tên lửa Kh-58 nguyên bản đạt tầm bắn 120km nếu phóng ở độ cao 10.000m, 160km nếu phóng ở trần bay 15.000m và giảm xuống 36km nếu dưới các độ cao này.
Về hệ thống điều khiển bắn, do Su-22 không có hệ thống radar điều khiển hỏa lực nên khi triển khai các tên lửa tầm xa bắt buộc phải mang các thiết bị trinh sát - dẫn bắn có vỏ bọc theo kèm để hỗ trợ đầu dò tên lửa. Với MiG-23BN và MiG-27 thì sẽ mang pod Vyuga trong khi trên Su-22 là Vyuga-17. Trong khi đó, hệ thống ngắm bắn mục tiêu Klen-54 dưới mũi Su-22 chỉ có thể chỉ thị mục tiêu tầm dưới 20km cho tên lửa Kh-25ML hoặc Kh-29T.
Về hệ thống điều khiển bắn, do Su-22 không có hệ thống radar điều khiển hỏa lực nên khi triển khai các tên lửa tầm xa bắt buộc phải mang các thiết bị trinh sát - dẫn bắn có vỏ bọc theo kèm để hỗ trợ đầu dò tên lửa. Với MiG-23BN và MiG-27 thì sẽ mang pod Vyuga trong khi trên Su-22 là Vyuga-17. Trong khi đó, hệ thống ngắm bắn mục tiêu Klen-54 dưới mũi Su-22 chỉ có thể chỉ thị mục tiêu tầm dưới 20km cho tên lửa Kh-25ML hoặc Kh-29T.
Video Su-22M4 Việt Nam huấn luyện bay - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT