Báo Tây "vạch lá tìm sâu" xe tăng T-54 huyền thoại

(Kiến Thức) - Mạng National Interest cho rằng, thiết kế tháp pháo của xe tăng chủ lực T-54 khiến tốc độ bắn của nó bị giảm xuống nhiều.

Báo Tây "vạch lá tìm sâu" xe tăng T-54 huyền thoại
Cũng giống như AK-47, mẫu xe tăng chủ lực T-54 xứng danh là các “xe tăng nhân dân” vì giá thành tương đổi rẻ, dễ hoạt động và bảo trì và hội đủ uy lực để tiêu diệt kẻ địch trong các cuộc chiến ở thế kỷ 20 và thậm chí là cả thế kỷ 21.
Được giới thiệu vào năm 1954, phiên bản T-54A so với các mẫu tiền nhiệm như T-54-1, T-54-2 và T-54-3 được sản xuất với số lượng nhỏ và được phân biệt bởi hệ thống ổn định cho pháo chính và thay đổi nhỏ ở tháp pháo.
Bao Tay
 Xe tăng T-54 trong bảo tàng chiến tranh Verkhnyaya Pyshma.
Nhưng có một điểm yếu trên T-54. "Thiết kế tháp pháo của nó giảm tốc độ bắn của T-54 xuống chỉ còn 4 phát/phút. Trong khi đó, kíp lái tăng phương Tây có thể bắn ra số đạn tương tự chỉ trong 15 giây".
Nhà thiết kế Liên Xô sau đó bắt đầu thiết kế cải tiến trên T-55. Nó trông không có nhiều cải tiến so với các mẫu tăng T-54 trước đó nhưng bên trong có nhiều thay đổi đáng kể.
“Hệ thống dò tìm bức xạ PAZ của T-55 giúp kíp lái bên trong tránh các lớp bụi phóng xạ trong các cuộc tấn công hạt nhân. Liên Xô bắt đầu cải tiến tốc độ bắn cho pháo chính là 9 phát/phút. Năm 1981, mẫu biến thể nâng cấp T-55A có thêm lớp lót chống bức xạ, hệ thống lọc không khí để loại bỏ các chất hóa học và các tác nhân sinh học. Đồng thời, nó cũng có một đại liên 7,62mm trên thân xe”, tạp chí National Interest viết.
Ước tính, các nhà máy ở Liên Xô đã chế tạo khoảng 50.000 xe tăng T-54/55, và đó mới chỉ là ước tính. Ba Lan và Tiệp Khắc sau này đã mua giấy phép và chế tạo thêm hàng nghìn chiếc khác. Trong khi Trung Quốc sao chép và làm thành mẫu Type 59 với hàng nghìn chiếc nữa.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Liên Xô đã cung cấp hàng trăm xe tăng T-54 thuộc nhiều biến thể cho Quân đội Nhân dân Việt Nam. Và chúng đã giúp QĐND Việt Nam chiếm đáng kể ưu thế trước xe tăng M41 và M48 của Mỹ.
Theo National Interest, trong một cuộc giao tranh giữa QĐND Việt Nam với Mỹ-VNCH, một chiếc T-54 của QĐNDVN đã bị hai tăng hạng nhẹ M41 Bulldog bắn trúng ba phát pháo 76mm. Nhưng chiếc T-54 chỉ chịu thiệt hại rất nhỏ và dễ dàng phá hủy hai tăng M41.
Hiện nay, xe tăng T-54/55 vẫn là "xương sống" bộ đội tăng - thiết giáp Việt Nam. Bên cạnh việc duy trì sử dụng, ta còn thực hiện nhiều phương án nâng cấp hiện đại hóa. Điển hình là đề tài T-55M3 triển khai với sự hợp tác từ Israel, cụ thể là trang bị pháo chính 105mm M68 thay cho 100mm D-10T, bổ sung thêm khẩu cối 60mm, trang bị giáp phản ứng nổ, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực.

Uy lực pháo 100mm xe tăng T-54/55 Việt Nam

(Kiến Thức) - Pháo chính D-10T 100mm của xe tăng T-54/55 có thể tấn công mục tiêu ở cự ly tối đa lên tới 14 hoặc 16km, sơ tốc đầu đạn 1.000m/s.

Uy lực pháo 100mm xe tăng T-54/55 Việt Nam

Theo dõi dàn “cua đồng” T-54/55 Việt Nam đột kích

(Kiến Thức) - Xe tăng T-54/55 là một trong những loại vũ khí đột kích mạnh mẽ nhất của QĐND Việt Nam, chiếm vị trí quan trọng trong chiến đấu hiệp đồng quân, binh chủng.

Theo dõi dàn “cua đồng” T-54/55 Việt Nam đột kích
Theo doi dan “cua dong” T-54/55 Viet Nam dot kich
 Tăng - Thiết giáp là binh chủng có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi chiến đấu hiệp đồng quân, binh chủng. Với ưu thế cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, tính đột phá cao, khả năng tự bảo vệ tốt, tăng – thiết giáp được sử dụng cả trong phòng ngự và tấn công và các loại hình chiến đấu khác. Ảnh: xe tăng T-54/55 của Việt Nam được đưa ra ngoài bãi để chuẩn bị cơ động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Khiếp hồn hạm đội tàu sân bay Nhật Bản trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Trong Chiến tranh Thế giới 2, Hải quân Đế quốc Nhật Bản sở hữu hạm đội 30 tàu sân bay đủ kích cỡ - một con số khủng khiếp. 

Khiếp hồn hạm đội tàu sân bay Nhật Bản trong CTTG 2
Khiep hon ham doi tau san bay Nhat Ban trong CTTG 2
Nhằm phục vụ cho cuộc chiến Thái Bình Dương đối đầu với sức mạnh Quân đội Mỹ, người Nhật đã xây dựng một hạm đội tàu sân bay khổng lồ trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Hạm đội này đã gây thiệt hại rất to lớn với các lực lượng Mỹ trong chiến tranh, mà một trong những đòn đau nhất là trận tập kích Trân Châu Cảng năm 1941 xóa sổ gần như hoàn toàn hạm đội 7 Thái Bình Dương. Hãy cùng tìm hiểu 30 tàu sân bay Nhật Bản này. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới