Bão số 9 mạnh: Kịch bản sơ tán gần 1,3 triệu người

(Kiến Thức) - Sáng nay (26/10), trước tình hình bão khẩn cấp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điều hành cuộc họp trực tuyến với các địa phương để ứng phó bão. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Kịch bản sơ tán gần 1,3 triệu người
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, cơn bão số 9 mạnh tương đương cơn bão Damrey năm 2017 (hơn 100 người chết và hàng chục nghìn tỷ đồng thiệt hại).
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, sáng nay (26/10), bão Molave đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 9 trong năm 2020.
Sáng cùng ngày, trước tình hình bão khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điều hành cuộc họp trực tuyến với các địa phương để ứng phó bão. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.

Bao so 9 manh: Kich ban so tan gan 1,3 trieu nguoi

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp.


Ngay sau cuộc họp, Thủ tướng đã đến trụ sở Tổng cục Khí tượng Thủy văn để kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão.
Kết luận cuộc họp khẩn ứng phó bão sáng 26/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, chúng ta đang trong tình trạng “bão chồng bão, lũ chồng lũ”, đặc biệt ở khu vực miền Trung.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương nghiêm túc triển khai công điện của về ứng phó bão số 9 (có tên quốc tế Molave với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, tức 115-135km/giờ, giật cấp 14). Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, các cơ quan liên quan phải đôn đốc kiểm tra, bảo đảm thực hiện công điện này một cách tốt nhất.
Thủ tướng nêu rõ tinh thần chủ động phòng chống tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại do cơn bão mạnh gây ra và sau bão là mưa lũ. Công tác cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ người dân 5 tỉnh miền Trung vẫn tiếp tục triển khai, nhất là tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ nhân dân ổn định cuộc sống. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các cơ quan đã có chủ trương, “các đồng chí bám vào các chủ trương này, đừng để nhân dân rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”, đói rét, khó khăn”.
Đối với cơn bão số 9, dự báo có thể đổ bộ vào nước ta ngày 28/10, Thủ tướng chỉ rõ, phải bảo đảm an toàn cho người dân, cả trên tàu, trên lồng bè. “Cứu người là quan trọng nhất, cho nên, tất cả các giải pháp có thể được, kêu gọi tàu bè, di dời dân cũng như khi tàu vào rồi thì cương quyết đưa ngư dân lên bờ, ngư dân trên lồng bè phải lên bờ”, Thủ tướng nói. Đây là kinh nghiệm khi trước đây, đã vào trú tránh gần bờ những vẫn xảy ra sự cố mất an toàn, “vì những con tôm hùm, lồng bè cá mà người chủ giữ ngư dân lại, không cho lên bờ, trách nhiệm đó phải xử lý nghiêm”. 
Đi liền với đó, chủ động sơ tán dân ở vùng thấp, ven biển bởi có nhận định, vùng ven biển có sóng lớn. Các địa phương đều phải có phương án di dời dân một cách phù hợp, không để ảnh hưởng đến tính mạng người dân sống ven biển.
Cùng với đó, bão có thể gây lũ lớn trên sông, gây ảnh hưởng rất lớn cho người dân. Thủ tướng cũng cảnh báo hiện tượng sạt lở núi có thể xảy ra bởi khu vực miền Trung có độ dốc lớn, đất ngâm nước lâu ngày mà hay gọi là “mưa thối đất”, như trường hợp 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn kinh tế quốc phòng 337 ở Quảng Trị bị vùi lấp thì vùng sạt lở nằm cách nơi đóng quân tới 1,6 km.

Thủ tướng họp khẩn với các địa phương

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và tiếp tục mạnh thêm.

Đến 7h sáng mai, vị trí tâm bão ở khoảng 13,7 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 270km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15.

Theo Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia Mai Văn Khiêm, cơn bão này rất mạnh, đi rất nhanh, ảnh hưởng đất liền trong 36-48 giờ tới.

Các đài quốc tế dự báo, bão số 9 trên Biển Đông cấp 13-14, khi vào vùng biển ven bờ cấp 12.

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia nhận định, vùng ảnh hưởng của bão kéo dài từ Bắc Trung Bộ - Nam Trung Bộ, hướng tập trung là Trung Trung Bộ - Nam Trung Bộ.

Ông Khiêm cho hay, bão số 9 không được thuận lợi như bão số 8, nhiều khả năng có cường độ khá cao khi tiến về miền Trung.

Bao so 9 manh: Kich ban so tan gan 1,3 trieu nguoi-Hinh-2

Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia Mai Văn Khiêm.

Từ chiều ngày 27/10, vùng biển ven bờ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió giật mạnh. Từ đêm mai đến ngày 28/10, khu vực đất liền sẽ chịu ảnh hưởng của bão. Hoàn lưu của bão có thể kéo dài đến tối ngày 28/10.

Phạm vi ảnh hưởng của bão tính từ Nam Nghệ An đến Khánh Hoà, trọng tâm là Thừa Thiên Huế đến Đà Nẵng, kéo vào Quy Nhơn- Phú Yên. Gió mạnh không chỉ các tỉnh khu vực ven biển, mà có thể có gió giật cấp 8-9 ở khu vực Tây Nguyên (tương tự cơn bão Damrey năm 2017 gió giật cấp 8-9 gây tốc mái nhà).

Do ảnh hưởng của bão, sóng biển có thể cao từ 8-10m. Nước dâng do bão từ Quảng Bình đến Đà Nẵng có thể gây ngập lụt.

Dự báo phạm vi mưa rộng từ Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ (từ Nam Nghệ An đến Phú Yên), bắt đầu từ chiều mai đến ngày 29/10, phổ biến 200-400mm.

Ông Khiêm lưu ý, sau khi bão đi vào sâu thì còn có hoạt động của không khí lạnh phối hợp với hoàn lưu bão tạo vùng hội tụ, tình hình mưa ở Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có thể kéo dài đến ngày 30-31/10; với tổng lượng mưa từ 500-700mm.

Với kịch bản mưa như trên, các sông từ Nghệ An đến Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum xuất hiện đợt lũ mới, mực nước một số sông BĐ3.

Ông Khiêm cũng đưa ra cảnh báo, vừa qua tại miền Trung đã có mưa rất lớn, độ ẩm đất bão hoà, vì vậy cần lưu ý phòng tránh lũ quét.

Hơn 368.000 quân ứng trực

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai thì cơn bão số 9 mạnh tương đương cơn bão Damrey năm 2017, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, cơ sở hạ tầng cho các tỉnh Bình Định.

Cơn bão này đã làm 123 người chết, mất tích và 134.000 nhà, hơn 73.000 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại, cùng với đó là 1.809 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng, 8 tàu thuyền vận tải bị chìm tại Quy Nhơn, Bình Định.

Bao so 9 manh: Kich ban so tan gan 1,3 trieu nguoi-Hinh-3

Dự báo hướng đi của bão số 9. Ảnh: NCHMF

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai, trong phạm vi 8 tỉnh bị ảnh hưởng của bão, cần đặc biệt quan tâm đến 5 đối tượng có nguy cơ cao. Trong đó, tổng số dân phải sơ tán theo kịch bản ứng phó với bão cấp 12, 13 là hơn 1,2 triệu người.

Hiện nay, Biên phòng, cơ quan thủy sản đã tổ chức kêu gọi, thông tin đến 59.477 tàu/289.298 lao động biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.

Thiếu tướng Doãn Thái Đức, Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho hay, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị đóng quân trên địa bàn từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận triển khai các lực lượng, phương tiện phòng chống bão với 368.902 lượt người, 3.562 phương tiện.

Đồng thời chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm công điện ứng phó bão số 9, duy trì nghiêm công tác trực, thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa lũ để kịp thời cảnh báo và triển khai phương tiện ứng phó…

Hai kịch bản đổ bộ của bão số 8

Chuyên gia nhận định bão số 8 có thể suy yếu trước khi vào đất liền. Dù vậy, bão vẫn gây mưa, trọng tâm là các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Dự báo đường đi của bão số 8 trên Biển Đông Bão số 8 liên tục thay đổi vận tốc, hướng đi và mạnh lên trong những ngày tới. Cường độ cực đại của bão có thể đạt cấp 11-12, giật cấp 14.
Chiều 21/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 8 có vận tốc di chuyển 10 km/h đã mạnh lên cấp 9, giật cấp 11. Trong 3 ngày tới, trước khi đi vào đất liền, bão tiếp tục di chuyển chậm và liên tục mạnh lên.

Bão số 8 gió giật cấp 15, hướng thẳng vào Hà Tĩnh - Quảng Trị

Trong 24 giờ tới, bão số 8 tiến sát quần đảo Hoàng Sa với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 13. Bão có khả năng giảm cấp khi tiến vào đất liền các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Trị.
 

Bão số 8 gây mưa dông, gió mạnh và sóng lớn trên biển

Theo bản tin mới nhất của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia về cơn bão số 8 vừa phát lúc 5 giờ sáng nay (23/10), hồi 04 giờ ngày 23/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 115,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 320km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km. Đến 04 giờ ngày 24/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 100km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 13.

Bao so 8 gio giat cap 15, huong thang vao Ha Tinh - Quang Tri
Sau khi chuyển hướng, bão số 8 mạnh di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tiến thẳng vào Trung Trung Bộ. (Nguồn: TTDBKTTVQG) 
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 15,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 110,5 đến 118,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.