Cuối năm, các gia đình thường tiến hành bao sái bàn thờ. Những ngày rút chân nhang gia chủ có thể tham khảo:
Nếu chọn ngày 23 âm, mọi người cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 9h10 đến 10h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Ngày 24 âm bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 5h10 đến 6h50 hoặc chiều từ 13h.
Ngày 25/12 âm vào ngày lập xuân nên 25/12, 26/12, 27/12 không được bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang nếu không sẽ mất lộc cả năm.
Ngày 28 âm bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 5h10 đến 6h50 hoặc từ 9h10 đến 10h50 chiều từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thân, Tị, Hợi.
Các bước rút tỉa chân hương:
Bước 1: Xin phép tổ tiên hoặc thần linh
Người thực hiện rút chân hương cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự, đọc văn khấn và thắp hương xin phép trước khi rút chân.
Bước 2: Rút chân hương
Sau khi xin phép, gia chủ tiến hành rút từng chân hương một, cho tới khi còn số lượng chân hương đẹp nhất (ở con số lẻ: 15, 17, 19 nếu là người làm ăn lớn để lại 25, 27, 29 chân nhang để nối phúc khí cho năm tiếp theo.
Còn nếu phân định theo các bát hương thì bát hương thờ cộng đồng gia thần hay gọi nôm na là Thần Linh thổ công thì giữ lại 15 hoặc 25 chân nhang, bát hương thờ cộng đồng gia tiên giữ lại 17 hoặc 27 chân nhang bát hương thờ bà cô ông mãnh giữ lại 19, 29 chân nhang.
Chân hương sau khi rút sẽ mang đi hóa tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây sân vườn nhà tuyệt đối không vứt ra nơi đổ rác. Ngoài ra cần chú ý khi làm nghi thức rút tỉa chân nhang phải rất chú ý không được làm xê dịch bát hương, không xê dịch bàn thờ.
Trong lúc rút, tỉa chân hương không được làm xê dịch, di chuyển bát hương, 1 tay giữ bát hương, 1 tay nhẹ nhàng rút, cẩn thận thì làm 2 người 1 giữ 1 rút. Sau khi thực hiện xong, cần phải thắp hương cẩn báo lại các cụ, thần linh.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo