Bao nhiêu người thân Nguyễn Trãi thoát nạn trong thảm án Lệ Chi viên?

Nguyễn Trãi từng bị triều đình xử tru di tam tộc nên nhiều người lầm tưởng họ tộc của ông đã bị tận diệt. Tuy vậy, các khảo cứu chỉ ra rằng, còn nhiều người sống sót sau thảm án này.

Lệ Chi viên - vụ án oan khuất bậc nhất trong lịch sử
Vụ án Lệ Chi viên xảy ra năm Nhâm Tuất 1442. Vua Lê Thái Tông đi tuần thú miền Đông, sau khi duyệt võ ở thành Chí Linh về Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Đêm 4.8, vua đột ngột băng hà. Triều đình đã khép Nguyễn Trãi tội sai vợ là Nguyễn Thị Lộ đầu độc giết vua và kết án tru di tam tộc. 12 ngày sau, Nguyễn Trãi và 3 họ bị chém đầu tại pháp trường Thăng Long.
Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Đến khi đi tuần miền Đông, về đến vườn Lệ Chi, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng... Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua".
Nhưng nhà sử học Lê Quý Đôn ở thế kỷ XVIII viết trong Đại Việt thông sử: "Khi vua Thái Tông đi tuần phía Đông, mắc bệnh nguy kịch, Thiếu úy Trịnh Khả hầu hạ thuốc men không rời lúc nào". Các sử quan triều Nguyễn ở thế kỷ XIX, trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng ghi về vụ án: vua mắc chứng sốt rét. Người ta đều nói Thị Lộ giết vua. Trãi phải tội liên lụy vì người vợ lẽ Thị Lộ. Người ta đều cho là oan.
Như vậy, vua bị "mắc bệnh nguy kịch" mà chết. Và theo hầu vua còn có Thiếu úy Trịnh Khả hầu thuốc suốt đêm, chứ không chỉ có riêng Nguyễn Thị Lộ.
Vậy tại sao triều đình lại quy kết vợ chồng Nguyễn Trãi giết vua? Các nhà sử học đã dần làm sáng tỏ nguyên nhân. Người đầu tiên nêu lên quan điểm và xét lại vụ án Lệ Chi viên là Lê Thước, trong bài viết "Thử xét lại vụ án Nguyễn Trãi" (Tạp chí Văn Sử Địa số 24 năm 1957). Năm 1980, sau khi UNESCO vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới, nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Năm 2002, tại "Hội thảo khoa học về Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ" tại Hà Nội, các nhà nghiên cứu đã dựa theo những nguồn tư liệu mới, đi đến kết luận, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ không liên quan đến cái chết của vua Lê Thái Tông. Hai người chỉ là nạn nhân. Vụ án đã bộc lộ nhiều nhược điểm cố hữu của chế độ phong kiến. Ở đó, tính chất dòng tộc độc tôn đã tạo nên sự ích kỷ.
Bao nhieu nguoi than Nguyen Trai thoat nan trong tham an Le Chi vien?
Đền thờ Nguyễn Trãi trong khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc.
Những người thoát nạn
Chính sử không cho biết trong vụ án, ngoài Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ còn những ai bị giết và số lượng bao nhiêu người.
Theo gia phả họ Nguyễn ở Chi Ngãi (Chí Linh), Phương Quất (Kinh Môn) và Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội)… thì Nguyễn Trãi có 5 bà vợ. Bà cả Trần Thị Thành; bà hai họ Phùng (quê ở Nguyệt Áng, Thanh Trì, Hà Nội); bà ba là Nguyễn Thị Lộ (quê xã Hải Triều, Ngự Thiên, nay là Hưng Hà, Thái Bình); bà tư là Phạm Thị Mẫn (quê Nỗ Vệ, Thụy Phú, Phú Xuyên, Hà Nội) và bà năm là Lê Thị phu nhân (người làng Chi Ngãi, Cộng Hòa, Chí Linh).
Nguyễn Trãi sinh được 7 trai, 1 gái. Nguyễn Phù (tức Nguyễn Hồng Quý hay Hồng Quỳ), Nguyễn Khuê, Nguyễn Ứng (con bà Trần Thị Thành); Nguyễn Thị Trà, Nguyễn Bản, Nguyễn Tích (con Phùng Thị phu nhân); bà Nguyễn Thị Lộ không có con; Nguyễn Anh Vũ (con bà Phạm Thị Mẫn); Nguyễn Năng Đoán (con Lê Thị phu nhân).
Khi vụ án xảy ra thì cha, mẹ của Nguyễn Trãi là ông Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái đã mất nên không liên đới. Cụ Phi Khanh có 2 bà vợ, sinh được 7 người con. Bà cả sinh được 5 con trai, Nguyễn Trãi là con cả. Bà hai sinh được 2 con trai. Ba người em cùng cha, mẹ với Nguyễn Trãi các gia phả đều ghi "vô khảo" nên có thể đã bị giết.
Ba người em của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Hùng (cùng mẹ, cùng bố), Nguyễn Nhữ Soạn, Nguyễn Nhữ Trạch (cùng bố khác mẹ) đã thoát nạn. Trong đó, người em Phi Hùng theo cha Nguyễn Phi Khanh sang Trung Quốc năm 1407. Các em Nhữ Soạn, Nhữ Trạch trốn thoát về Cẩm Nga, Đông Sơn (Thanh Hóa). Nhữ Trạch định cư ở làng Bòng, xã Vĩnh Tân, Vĩnh Lộc, từ đó hình thành 2 chi họ Nguyễn.
Trong số 5 người vợ của Nguyễn Trãi, vợ cả là Trần Thị Thành thọ 62 tuổi, giỗ ngày 16/8 âm lịch, trùng với thảm án năm 1442. Như vậy, có thể bà đã bị hành quyết. Bà vợ thứ họ Phùng không thấy gia phả nhắc tới. Trong 5 bà vợ của Nguyễn Trãi, còn 2 người thoát nạn là bà Phạm Thị Mẫn và bà thứ họ Lê người Chi Ngãi.
7 người con trai của Nguyễn Trãi thì 2 con bà cả Trần Thị Thành là Nguyễn Khuê, Nguyễn Ứng và 2 người con bà thứ Phùng Thị là Nguyễn Bản, Nguyễn Tích đều không có ghi chép, có thể những người này cũng bị hành quyết.
Theo ông Nguyễn Văn Cường, Phó Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, trong 7 người con của Nguyễn Trãi, còn 3 người con trai và 1 người con gái thoát nạn. Nguyễn Phù (con người vợ cả) trốn về Phù Đàm (nay là Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh), phát triển chi họ Nguyễn Trãi ở đó.
Người con thứ hai là Nguyễn Anh Vũ (con bà Phạm Thị Mẫn, vợ thứ tư của Nguyễn Trãi). Khi vụ án xảy ra, bà Mẫn đang mang thai 3 tháng, được học trò cũ của Nguyễn Trãi là Lê Đạt đưa trốn vào xứ Bồn Man (phía tây Thanh Hoá). Sau khi vụ án lắng xuống, bà về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia ẩn dật. Tại đây, bà sinh Nguyễn Anh Vũ. Để tránh truy sát, Vũ đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, Nguyễn Anh Vũ đại diện duy nhất của gia tộc ra nhận chiếu chỉ. Nguyễn Anh Vũ lấy 2 vợ, sinh được 7 người con trai và cử con về các nơi để phục hồi lại dòng họ như ở Nhị Khê, Phú Xuyên (Hà Nội), Chi Ngãi (Hải Dương) và hình thành, phát triển một số chi họ Nguyễn ở Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định), Xuân Dục (Mỹ Hào, Hưng Yên), Dự Quần (Xuân Lâm, Tĩnh Gia, Thanh Hoá)...
Người con gái duy nhất của Nguyễn Trãi sống sót là Nguyễn Thị Đào. Theo một nghiên cứu, bà bị câm từ nhỏ. Khi gia biến, phụ nữ trong nhà bị sung làm thiếp, nàng còn nhỏ và được một hoạn quan đưa về nuôi.
Ngoài ra, còn người vợ thứ năm của Nguyễn Trãi sống sót là Lê Thị phu nhân người Chi Ngãi. Khi vụ án xảy ra bà chạy về Phương Quất (Kinh Môn), sinh ra Nguyễn Năng Đoán, phát triển thành nhiều chi họ Nguyễn ở Kinh Môn, Triều Bến (Đông Triều, Quảng Ninh)…
Vụ án Lệ Chi viên đã thảm sát nhiều người trong gia tộc Nguyễn Trãi. Thế nhưng, còn nhiều cốt nhục của ông thoát nạn. Sau này khi vụ án được minh oan, họ tạo dựng cơ nghiệp, có nhiều đóng góp cho tiến trình phát triển dân tộc.

Nhà Lê thành lập, Nguyễn Trãi bị đối xử tệ bạc ra sao?

Mặc dù đã gần 600 năm trôi qua, song tấm lòng vĩ đại và nghệ thuật "Tâm công" của Nguyễn Trãi vẫn như nhắn nhủ với hậu thế rằng: Mỗi người hãy mang đến cho nhau một tấm lòng...

Năm 1428, triều Lê định công ban thưởng cho những người có công trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh. Bấy giờ, có 221 người được thưởng và trong số ấy có 93 người được ban tước vị theo thứ tự 9 bậc cao thấp khác nhau. Rất tiếc là Nguyễn Trãi chỉ được sắp vào số 1 trong 26 người của hàng thứ 7, với tước vị khiêm nhường là Á Hầu mà thôi. Một thời gian rất ngắn sau đó, Nguyễn Trãi được trao chức Hành Khiển, đứng đầu ban văn trong triều đình. Nhưng tước vị ấy, chức quyền ấy không đủ để Nguyễn Trãi có thể tiếp tục bộc lộ tài năng đa dạng của mình. Ông sống trong những ngày vui buồn khó tả.

Nếu như khi xông pha trận mạc, tướng lĩnh Lam Sơn gắn bó chặt chẽ với nhau thì khi thái bình, một bộ phận rất đáng kể của họ chỉ biết lo vun vén cho cá nhân. Nguyễn Trãi đau lòng trước một loạt những sự kiện xấu diễn ra ngay trong chốn cung đình, đặc biệt là mấy sự kiện lớn sau đây:

Nha Le thanh lap, Nguyen Trai bi doi xu te bac ra sao?
Tranh minh họa. Báo Bình Phước.

Ngày 16/5/1434, nhà vua sai Tuyên Phủ Sứ là Nguyễn Tông Trụ, Trung Thư Hoàng Môn Thị Lang là Thái Quân Thực, cùng Kì Lão là Đái Lương Bật, mang tờ biểu văn và phương vật sang cầu phong bên nhà Minh. Quan giữ chức Hành Khiển là Nguyễn Trãi soạn xong tờ biểu văn thì quan giữ chức Nội Mật viện là Nguyễn Thúc Huệ và học sĩ là Lê Cảnh Xước muốn đổi lại mấy chữ. Nguyễn Trãi giận nói: Các ngươi chỉ là hạng bề tôi hay vơ vét, nạn hạn hán hiện nay đều do các ngươi gây nên cả. Nguyễn Thúc Huệ đem chuyện tố cáo với quan Đại Tư đồ là Lê Sát và Đô đốc Vấn (Phạm Vấn).

Lê Sát và Phạm Vấn nghe vậy thì tức lắm, trách rằng:

- Thiên tai không phải do bọn ấy gây ra, lỗi là ở vua và Tể tướng thôi. Sao ông nỡ trách nhau nặng lời như thế.

Nguyễn Trãi nghe xong thì từ tạ nói:

- Nguyễn Thúc Huệ chỉ nhờ chút tài vơ vét thuế trong thiên hạ mà chiếm được địa vị then chốt trong triều đình. Mỗi khi có sổ sách tâu vào, hắn đều muốn vơ của dân về cho quan, cốt hợp ý vua. Cho nên tôi nhân có việc này mà nói ra đó thôi, đâu dám chê bai gì đến vua và tể tướng. Mặc dù Nguyễn Trã đã nói vậy nhưng Lê Sát vẫn không nguôi giận và biểu văn vẫn giữ nguyên như cũ, không thay đổi gì.

Sự kiện thứ hai tuy không trực tiếp liên quan đến Hành khiển Nguyễn Trãi, nhưng cũng đủ khiến ông phải đau buồn mãi không thôi. Sử cũ chép rằng:

- Bấy giờ, triều đình điều động đám thợ ở Cục Tất Tác đến làm chùa Báo Thiên. Công việc thổ mộc rất nặng nề. Có người thợ là Cao Sư Đãng nói vụng rằng:

- Thiên tử thất đức để đến nỗi xảy ra hạn hán. Đại thần ăn của đút, lại cất cử dùng những kẻ không có công lao. Có gì đáng gọi là thiện mà làm chùa to thế.

Không ngờ lời ấy bị người khác tố giác. Quan Đại Tư đồ là Lê Sát giận lắm. Quan giữ chức Thẩm Hình Viên là Nguyễn Đình Lịch nói:

- Hắn dám nói càn đến việc nước, phải đem ra chém. Các ngôn quan là Nguyễn Thiên Hựu và Bùi Cẩm Hồ đều xin tha tội chết.

Vua đã gần nghe theo nhưng Lê Sát lại nói:

- Trước đã nghe lời bọn Nguyễn Thiên Hựu mà không giết Nguyễn Đức Minh khiến chúng bỏ thơ nặc danh vu khống cho nhau. Nay lại định tha cả tên này thì biết lấy cái gì cho kẻ khác sợ?

Nghe Lê Sát nói vậy, Nguyễn Thiên Hựu không dám nói thêm gì nữa. Ngày hôm ấy, quân lính đem chém Cao Sư Đãng. Việc vừa xong thì trời bỗng nổi cơn mưa nhỏ.

Ngày hôm sau, Lê Sát vào nói ở trong triều rằng:

- Nếu nghe lời bọn ngôn quan thì làm gì có mưa.

Nghe vậy, Lê Ngân liền nói:

- Giết nhiều kẻ ác thì mưa nhiều, chỉ tiếc là xương người chất đầy đường mà thôi.

Nguyễn Trãi và nỗi buồn nhân thế

Suốt gần mười năm kháng chiến chống quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi và Lê Lợi đã gắn bó mật thiết như hình với bóng. Nhờ vậy, hai nhân vật lịch sử vĩ đại đã làm nên đại sự cho dân tộc: Chấm dứt hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh đối với dân tộc, mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng về kinh tế, văn hóa và quân sự dưới triều đại Lê Sơ. Tiếc rằng, ngay sau ngày đất nước sạch bóng quân thù, triều đình nhà Lê thời ấy đã say quá lâu trong men chiến thắng mà vội vàng xa lánh trung thần. Và quy luật của các triều đại phong kiến là vậy. Cho nên nỗi buồn của Nguyễn Trãi thời ấy âu cũng là nỗi buồn nhân thế.

Mặc dù đã gần 600 năm trôi qua, song tấm lòng vĩ đại và nghệ thuật "Tâm công" của Nguyễn Trãi vẫn còn như lời nhắn nhủ với hậu thế rằng: Mỗi người hãy mang đến cho nhau một tấm lòng. Và không có cách xây dựng đất nước nào hữu hiệu, cơ bản bằng cách trao nhau một tấm lòng đầy yêu thương và tha thứ. Thế nên trách nhiệm của hậu thế là ngày ngày "Mở rộng cửa nhân, chờ khách tới/ Vun trồng cây đức để đời sau!

'Lệ Chi Viên' và bản án tru di tam tộc nhà Nguyễn Trãi

Bà Nguyễn Thị Lộ bị triều đình (do Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh cầm đầu) sai người bắt giam và tra khảo. Bị kết tội đồng chủ mưu giết vua, Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc.

Nguyễn Thị Lộ sinh tại làng Hải Hồ (sau đổi là làng Hải Triều, tục gọi làng Hới), tổng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Cha bà là Nguyễn Mỗ, làm nghề thầy thuốc. Nhờ tư chất thông minh, lại được cha cho đi học, nên bà sớm thông hiểu các kinh sách và lại biết làm thơ. Ngoài ra, bà còn nổi tiếng là một người con gái rất xinh đẹp.

Sau khi cha đi phu bị quân Minh giết chết, bà cùng mẹ tần tảo nuôi dạy các em. Trong một lần lên kinh thành Thăng Long bán chiếu (làng Hới có nghề dệt chiếu nổi tiếng), Nguyễn Thị Lộ đã gặp Nguyễn Trãi. Thấy cô gái bán chiếu trẻ đẹp, ông đã xướng mấy câu thơ ghẹo, thấy bà đối đáp trôi chảy lại càng thêm yêu. Mến sắc, phục tài, Nguyễn Trãi bèn dò hỏi gia cảnh rồi cưới cô gái ấy (tức Nguyễn Thị Lộ) làm thiếp.

Tử vi tuần mới (30/12 - 5/1): 3 con giáp kiếm bộn tiền

Bước sang tuần mới, 3 con giáp có mệnh phú quý, được thần Tài ban lộc. Theo đó, những người làm trong lĩnh vực kinh doanh sẽ có thể kiếm được bộn tiền nhờ những quyết định khôn ngoan.

Tu vi tuan moi (30/12 - 5/1): 3 con giap kiem bon tien
Tuổi Sửu. Trong 7 ngày tới, người tuổi Sửu được dự báo sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống. Con giáp này có thể được quý nhân cho những gợi ý quý báu. Cộng với sự thông minh, gan dạ và kiên định, họ có thể tạo được dấu ấn lớn trong sự nghiệp và được thể hiện qua những con số thành tích "khủng".

Đọc nhiều nhất

Tin mới