Báo Nga: Tên lửa chống tăng Spike-NLOS đại bại trước Kornet-EM

Báo Nga: Tên lửa chống tăng Spike-NLOS đại bại trước Kornet-EM

Dù hệ thống tên lửa chống tăng Spike-NLOS có tầm bắn gấp đôi Kornet-EM nhưng theo bảng xếp hạng của RIA Novosti, tên lửa Nga vẫn đứng đầu bảng.

Theo cách xếp hạng vừa được trang RIA Novosti thực hiện cho thấy, đứng đầu tiên trong số 4 tổ hợp  tên lửa chống tăng (ATGM) mạnh nhất thế giới là Kornet-EM, tiếp theo là Javelin của Mỹ, đứng thứ 3 là Spike của Israel và đứng bét bảng là dòng tên lửa chống tăng Milan - sản phẩm hợp tác giữa Đức và Pháp.
Theo cách xếp hạng vừa được trang RIA Novosti thực hiện cho thấy, đứng đầu tiên trong số 4 tổ hợp tên lửa chống tăng (ATGM) mạnh nhất thế giới là Kornet-EM, tiếp theo là Javelin của Mỹ, đứng thứ 3 là Spike của Israel và đứng bét bảng là dòng tên lửa chống tăng Milan - sản phẩm hợp tác giữa Đức và Pháp.
Tổ hợp Kornet-EM được coi là ATGM hiện đại và mạnh mẽ nhất trong quân đội Nga. Từ thiết kế, phiên bản di động vác vai Kornet-EM là sự tiếp nối những loại ATGM trước đây. Tất cả các thiết bị của tổ hợp này được gắn trên một giá đỡ ba chân. Bệ phóng của loại ATGM này gồm có kính ngắm mục tiêu, hoạt động ở chế độ quang học và hồng ngoại; máy đo khoảng cách laser; thiết bị laser quang học và thiết bị theo dõi tự động.
Tổ hợp Kornet-EM được coi là ATGM hiện đại và mạnh mẽ nhất trong quân đội Nga. Từ thiết kế, phiên bản di động vác vai Kornet-EM là sự tiếp nối những loại ATGM trước đây. Tất cả các thiết bị của tổ hợp này được gắn trên một giá đỡ ba chân. Bệ phóng của loại ATGM này gồm có kính ngắm mục tiêu, hoạt động ở chế độ quang học và hồng ngoại; máy đo khoảng cách laser; thiết bị laser quang học và thiết bị theo dõi tự động.
Kornet-EM được thiết kế để tấn công các mục tiêu cố định cũng như di động trên mặt đất, trên biển và trên không. Khi sử dụng các tên lửa điều khiển chống tăng 9M133M-2 và 9M133FM-2, Cornet-D có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách từ 100 đến 8.000m. Phạm vi bắn của Kornet-EM có thể lên tới 10.000m nếu lắp tên lửa điều khiển chống tăng 9M133FM-3.
Kornet-EM được thiết kế để tấn công các mục tiêu cố định cũng như di động trên mặt đất, trên biển và trên không. Khi sử dụng các tên lửa điều khiển chống tăng 9M133M-2 và 9M133FM-2, Cornet-D có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách từ 100 đến 8.000m. Phạm vi bắn của Kornet-EM có thể lên tới 10.000m nếu lắp tên lửa điều khiển chống tăng 9M133FM-3.
Ngoài ra, Kornet-EM không chỉ làm nhiệm vụ đánh bại các mục tiêu trên không có tốc độ di chuyển lên đến 900 km/h và ở độ cao lên đến 9km, mà còn nhắm tới mục tiêu bọc thép hạng nhẹ của kẻ thù. Các loại tên lửa được trang bị cho Kornet-EM đều mang theo đầu đạn tandem với kết cấu 2 đầu nổ lõm, có khả năng chọc thủng lớp thép có độ dày lên tới 1.300mm hoặc xuyên thủng khối bê tông có độ dày 3.000mm.
Ngoài ra, Kornet-EM không chỉ làm nhiệm vụ đánh bại các mục tiêu trên không có tốc độ di chuyển lên đến 900 km/h và ở độ cao lên đến 9km, mà còn nhắm tới mục tiêu bọc thép hạng nhẹ của kẻ thù. Các loại tên lửa được trang bị cho Kornet-EM đều mang theo đầu đạn tandem với kết cấu 2 đầu nổ lõm, có khả năng chọc thủng lớp thép có độ dày lên tới 1.300mm hoặc xuyên thủng khối bê tông có độ dày 3.000mm.
Đặc biệt là dù Kornet-EM chỉ có tầm bắn 9km nhưng báo Nga vẫn xếp trên dòng tên lửa chống tăng Spike NLOS có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay - tầm bắn lên tới 25km. Đây là loại tên lửa dẫn đường quang điện với liên kết dữ liệu không dây thời gian thực.
Đặc biệt là dù Kornet-EM chỉ có tầm bắn 9km nhưng báo Nga vẫn xếp trên dòng tên lửa chống tăng Spike NLOS có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay - tầm bắn lên tới 25km. Đây là loại tên lửa dẫn đường quang điện với liên kết dữ liệu không dây thời gian thực.
Nó có thể tiến công các mục tiêu ở vị trí bị che khuất hoàn toàn nhờ hệ thống ống phóng thẳng đứng. Các tên lửa Spike NLOS có 2 chế độ tiến công gồm tiến công trực tiếp (đối với mục tiêu trong tầm nhìn thấy) hoặc tiến công mục tiêu nhờ xác định vị trí tọa độ sau khi đã được phóng lên (đối với mục tiêu bị che khuất hoặc ở xa).
Nó có thể tiến công các mục tiêu ở vị trí bị che khuất hoàn toàn nhờ hệ thống ống phóng thẳng đứng. Các tên lửa Spike NLOS có 2 chế độ tiến công gồm tiến công trực tiếp (đối với mục tiêu trong tầm nhìn thấy) hoặc tiến công mục tiêu nhờ xác định vị trí tọa độ sau khi đã được phóng lên (đối với mục tiêu bị che khuất hoặc ở xa).
Spike NLOS còn được trang bị hệ thống dẫn đường quang - hồng ngoại với hệ thống cảm biến kép nên nó dễ dàng phát hiện mục tiêu. Hệ thống dẫn đường này cũng giúp Spike NLOS tiến công chính xác các mục tiêu cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết.
Spike NLOS còn được trang bị hệ thống dẫn đường quang - hồng ngoại với hệ thống cảm biến kép nên nó dễ dàng phát hiện mục tiêu. Hệ thống dẫn đường này cũng giúp Spike NLOS tiến công chính xác các mục tiêu cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết.
Ngoài công năng chính là diệt tăng và các phương tiện bọc thép, Spike NLOS còn được biết đến là tên lửa chống hạm cực mạnh mẽ. Tên lửa này rất hiệu quả trong nhiệm vụ tiêu diệt những tàu đổ bộ, tàu chiến cỡ nhỏ. Với nhiệm vụ có thể hoàn thành cho thấy, Spike NLOS hơn hẳn Kornet-EM ở hầu hết mọi tính năng.
Ngoài công năng chính là diệt tăng và các phương tiện bọc thép, Spike NLOS còn được biết đến là tên lửa chống hạm cực mạnh mẽ. Tên lửa này rất hiệu quả trong nhiệm vụ tiêu diệt những tàu đổ bộ, tàu chiến cỡ nhỏ. Với nhiệm vụ có thể hoàn thành cho thấy, Spike NLOS hơn hẳn Kornet-EM ở hầu hết mọi tính năng.

GALLERY MỚI NHẤT