Báo Mỹ xếp top trực thăng tấn công "khủng nhất": Nga là số 1!

Báo Mỹ xếp top trực thăng tấn công "khủng nhất": Nga là số 1!

(Kiến Thức) -  Danh sách của Business Insider về top trực thăng tấn công mạnh nhất hành tinh tuyệt nhiên không ưu ái Apache của Mỹ mà thay vào đó họ "công tâm" khi đưa Nga giữ vị trí số 1.

Đứng ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng top  trực thăng tấn công tốt nhất thế giới do Business Insider đánh giá là dòng AH-2 của Nam Phi. Nguồn ảnh: BI.
Đứng ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng top trực thăng tấn công tốt nhất thế giới do Business Insider đánh giá là dòng AH-2 của Nam Phi. Nguồn ảnh: BI.
Hoả lực của loại trực thăng này bao gồm pháo chính 20mm, tên lửa chống tăng TOW hoặc tên lửa ZT-6 hoặc pháo phản lực phóng loạt. Tuy nhiên khả năng không đối không của AH-2 vẫn chưa có và Nam Phi hiện mới chỉ lên kế hoạch nâng cấp khả năng này cho AH-2. Nguồn ảnh: BI.
Hoả lực của loại trực thăng này bao gồm pháo chính 20mm, tên lửa chống tăng TOW hoặc tên lửa ZT-6 hoặc pháo phản lực phóng loạt. Tuy nhiên khả năng không đối không của AH-2 vẫn chưa có và Nam Phi hiện mới chỉ lên kế hoạch nâng cấp khả năng này cho AH-2. Nguồn ảnh: BI.
Vị trí tiếp theo thuộc về AH-1Z Viper - bản nâng cấp sâu của loại trực thăng tấn công AH-1 Cobra từng được Mỹ sử dụng ở Việt Nam. Mặc dù được cải tiến dựa trên AH-1 Cobra, tuy nhiên Viper lại có thể coi là phương tiện chiến đấu hiện đại của thế kỷ 21 hoàn toàn mới. Nguồn ảnh: BI.
Vị trí tiếp theo thuộc về AH-1Z Viper - bản nâng cấp sâu của loại trực thăng tấn công AH-1 Cobra từng được Mỹ sử dụng ở Việt Nam. Mặc dù được cải tiến dựa trên AH-1 Cobra, tuy nhiên Viper lại có thể coi là phương tiện chiến đấu hiện đại của thế kỷ 21 hoàn toàn mới. Nguồn ảnh: BI.
Loại trực thăng này có khả năng mang theo tên lửa không đối đất Hellfire kèm theo khẩu pháo 20mm đủ sức để nó tiêu diệt các mục tiêu thiết giáp hạng nhẹ. Khả năng không đối không của AH-1Z cũng không phải là dạng vừa với tên lửa Sidewinder. Nguồn ảnh: BI.
Loại trực thăng này có khả năng mang theo tên lửa không đối đất Hellfire kèm theo khẩu pháo 20mm đủ sức để nó tiêu diệt các mục tiêu thiết giáp hạng nhẹ. Khả năng không đối không của AH-1Z cũng không phải là dạng vừa với tên lửa Sidewinder. Nguồn ảnh: BI.
Loại trực thăng tấn công duy nhất trên thế giới có kèm khả năng chở quân đó là Mi-24 Hind. Đây là loại trực thăng do Liên Xô trước đây phát triển và được thiết kế làm phương tiện đổ quân cũng như yểm trợ bộ binh hành tiến. Nguồn ảnh: BI.
Loại trực thăng tấn công duy nhất trên thế giới có kèm khả năng chở quân đó là Mi-24 Hind. Đây là loại trực thăng do Liên Xô trước đây phát triển và được thiết kế làm phương tiện đổ quân cũng như yểm trợ bộ binh hành tiến. Nguồn ảnh: BI.
Mi-24 được trang bị hoả lực chính bao gồm một khẩu pháo 30mm kèm theo giá gắn vũ khí bao gồm các loại tên lửa, pháo phản lực phóng loạt đủ để Mi-24 tiêu diệt được mọi loại mục tiêu kiên cố của đối phương. Khả năng chở quân của Mi-24 cũng lên tới 8 lính kèm đầy đủ trang bị hoặc 4 cáng cứu thương. Nguồn ảnh: BI.
Mi-24 được trang bị hoả lực chính bao gồm một khẩu pháo 30mm kèm theo giá gắn vũ khí bao gồm các loại tên lửa, pháo phản lực phóng loạt đủ để Mi-24 tiêu diệt được mọi loại mục tiêu kiên cố của đối phương. Khả năng chở quân của Mi-24 cũng lên tới 8 lính kèm đầy đủ trang bị hoặc 4 cáng cứu thương. Nguồn ảnh: BI.
Đứng ở vị trí thứ 6 là trực thăng tấn công T-129. Đây là thiết kế do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, có cấu hình hoả lực cực kỳ khủng bao gồm khả năng mang theo tên lửa chống tăng UMTAS, pháo phản lực phóng loạt hoặc tên lửa đối không Stinger. Nguồn ảnh: BI.
Đứng ở vị trí thứ 6 là trực thăng tấn công T-129. Đây là thiết kế do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, có cấu hình hoả lực cực kỳ khủng bao gồm khả năng mang theo tên lửa chống tăng UMTAS, pháo phản lực phóng loạt hoặc tên lửa đối không Stinger. Nguồn ảnh: BI.
Ngoài ra T-129 còn được trang bị thêm một khẩu pháo 20mm 3 nòng xoay để đối phó với các mục tiêu mặt đất khác như bộ binh, phương tiện vận tải thậm chí là xe thiết giáp nhẹ của đối phương. Nguồn ảnh: BI.
Ngoài ra T-129 còn được trang bị thêm một khẩu pháo 20mm 3 nòng xoay để đối phó với các mục tiêu mặt đất khác như bộ binh, phương tiện vận tải thậm chí là xe thiết giáp nhẹ của đối phương. Nguồn ảnh: BI.
Tiếp theo là trực thăng tấn công Z-10 của Trung Quốc. Loại trực thăng có khả năng leo tới độ cao hơn 6400 mét và đối phó được với gần như mọi loại mục tiêu nhờ khả năng mang vũ khí tuyệt vời của nó. Nguồn ảnh: BI.
Tiếp theo là trực thăng tấn công Z-10 của Trung Quốc. Loại trực thăng có khả năng leo tới độ cao hơn 6400 mét và đối phó được với gần như mọi loại mục tiêu nhờ khả năng mang vũ khí tuyệt vời của nó. Nguồn ảnh: BI.
Z-10 mang theo được tên lửa không đối không TY-90, các tên lửa chống tăng và pháo 30mm. Loại trực thăng này hiện này được coi là trực thăng tấn công chủ lực của Lục quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: BI.
Z-10 mang theo được tên lửa không đối không TY-90, các tên lửa chống tăng và pháo 30mm. Loại trực thăng này hiện này được coi là trực thăng tấn công chủ lực của Lục quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: BI.
Eurocopter Tiger đứng trên Z-10 của Trung Quốc một bậc. Đây là loại trực thăng hội tụ đầy đủ các công nghệ hiện đại bậc nhất của nền công nghiệp quốc phòng châu Âu khi nó được thiết kế với các thiết bị điện tử tiên tiến nhất. Nguồn ảnh: BI.
Eurocopter Tiger đứng trên Z-10 của Trung Quốc một bậc. Đây là loại trực thăng hội tụ đầy đủ các công nghệ hiện đại bậc nhất của nền công nghiệp quốc phòng châu Âu khi nó được thiết kế với các thiết bị điện tử tiên tiến nhất. Nguồn ảnh: BI.
EEurocopter Tiger có trang bị một khẩu pháo 30mm nòng đơn kèm theo khả năng mang theo tên lửa chống tăng, tên lửa không đối không và pháo phản lực phóng loạt loại 70mm. Nguồn ảnh: BI.
EEurocopter Tiger có trang bị một khẩu pháo 30mm nòng đơn kèm theo khả năng mang theo tên lửa chống tăng, tên lửa không đối không và pháo phản lực phóng loạt loại 70mm. Nguồn ảnh: BI.
Một trực thăng khác của Nga được xếp ở vị trí thứ ba, đó là Mi-28N Havoc - loại trực thăng tấn công ngày - đêm được phát triển từ phiên bản Mi-28 từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.
Một trực thăng khác của Nga được xếp ở vị trí thứ ba, đó là Mi-28N Havoc - loại trực thăng tấn công ngày - đêm được phát triển từ phiên bản Mi-28 từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.
Mi-28 Havoc có trang bị vũ khí bao gồm pháo phản lực phóng loạt 80mm hoặc ống phóng pháo phản lực 122mm cùng pod pháo có thể thay đổi được từ cỡ nòng 23mm cho tới 7,62mm và một khẩu pháo 30mm nòng đơn trước mũi. Nguồn ảnh: BI.
Mi-28 Havoc có trang bị vũ khí bao gồm pháo phản lực phóng loạt 80mm hoặc ống phóng pháo phản lực 122mm cùng pod pháo có thể thay đổi được từ cỡ nòng 23mm cho tới 7,62mm và một khẩu pháo 30mm nòng đơn trước mũi. Nguồn ảnh: BI.
Đứng ở vị trí thứ hai là trực thăng tấn công Apache AH-64 do Mỹ sản xuất. Đây vốn được coi là loại trực thăng tấn công hiện đại nhất thế giới hiện nay nhưng Business Insider chỉ xếp nó ở vị trí thứ hai. Nguồn ảnh: BI.
Đứng ở vị trí thứ hai là trực thăng tấn công Apache AH-64 do Mỹ sản xuất. Đây vốn được coi là loại trực thăng tấn công hiện đại nhất thế giới hiện nay nhưng Business Insider chỉ xếp nó ở vị trí thứ hai. Nguồn ảnh: BI.
Apache AH-64 được trang bị vũ khí bao gồm tên lửa Hellfire, pháo phản lực phóng loạt 70mm và một khẩu pháo 30mm nhắm theo góc nhìn của phi công cực kỳ nguy hiểm. Ngoài ra loại trực thăng này cũng cung cấp khả năng đối không khi được mang theo các tên lửa Sidewinder. Nguồn ảnh: BI.
Apache AH-64 được trang bị vũ khí bao gồm tên lửa Hellfire, pháo phản lực phóng loạt 70mm và một khẩu pháo 30mm nhắm theo góc nhìn của phi công cực kỳ nguy hiểm. Ngoài ra loại trực thăng này cũng cung cấp khả năng đối không khi được mang theo các tên lửa Sidewinder. Nguồn ảnh: BI.
Cuối cùng, vị trí số một trong bảng xếp hạng này là trực thăng Ka-52 Alligator nguy hiểm và hiện đại nhất do Nga sản xuất. Đây là loại trực thăng có thể sử dụng vào nhiều mục đích chiến đấu khác nhau như đối hải, đối không hoặc đối đất. Nguồn ảnh: BI.
Cuối cùng, vị trí số một trong bảng xếp hạng này là trực thăng Ka-52 Alligator nguy hiểm và hiện đại nhất do Nga sản xuất. Đây là loại trực thăng có thể sử dụng vào nhiều mục đích chiến đấu khác nhau như đối hải, đối không hoặc đối đất. Nguồn ảnh: BI.
Sở dĩ báo Mỹ đưa Ka-52 lên vị trí số 1 có lẽ là vì dòng trực thăng này sở hữu những thứ "độc nhất thế giới". Ví dụ như nó là dòng trực thăng vũ trang hạng nặng đầu tiên sử dụng cơ cấu cánh quạt đồng trục mang tính ổn định cao khi xoay trở, cơ động, thứ 2 là việc trang bị cho phi công ghế phóng khẩn cấp và thứ 3 là việc nó trang bị vô số vũ khí gồm cả tên lửa hành trình có tầm phóng 130km. Nguồn ảnh: BI.
Sở dĩ báo Mỹ đưa Ka-52 lên vị trí số 1 có lẽ là vì dòng trực thăng này sở hữu những thứ "độc nhất thế giới". Ví dụ như nó là dòng trực thăng vũ trang hạng nặng đầu tiên sử dụng cơ cấu cánh quạt đồng trục mang tính ổn định cao khi xoay trở, cơ động, thứ 2 là việc trang bị cho phi công ghế phóng khẩn cấp và thứ 3 là việc nó trang bị vô số vũ khí gồm cả tên lửa hành trình có tầm phóng 130km. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Trực thăng tấn công Z-19 - phiên bản trực thăng tấn công đời mới của Trung Quốc nguy hiểm không kém gì Z-10.

GALLERY MỚI NHẤT