Báo Indonesia chỉ trích Trung Quốc sai trái ở Biển Đông

Báo chí Indonesia thời gian gần đây đã đưa tin về việc tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam, gây căng thẳng trên khu vực Biển Đông.

Hãng thông tấn Antaranews của Indonesia ngày 2/8 có bài viết "Việt Nam tiếp tục đối phó với Trung Quốc bằng con đường ngoại giao". Tác giả của bài viết cho rằng "những hành động của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2019 không phù hợp với tinh thần xây dựng hoà bình ở Biển Đông và Việt Nam hi vọng ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng trong giải quyết căng thẳng này".
Bao Indonesia chi trich Trung Quoc sai trai o Bien Dong
Bài báo của Hãng thông tấn Antaranews. (Ảnh chụp màn hình) 
Theo bài báo, Trung Quốc là quốc gia lớn trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Bởi vậy quốc gia này có trách nghiệm đóng góp bảo vệ môi trường hoà bình ổn định, thúc đẩy hợp tác và hữu nghị trên thế giới nói chung và khu vực Biển Đông nói riêng.
Ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc không chỉ xây dựng mối quan hệ với Việt Nam mà còn có quan hệ với các quốc gia khác. Tuy nhiên, các quốc gia trong khối ASEAN như Malaysia, Philipines và Brunei đều gặp phải vấn đề giống như Việt Nam trên Biển Đông.
Theo bài báo, trong thời gian ngắn, có thể việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh về kinh tế và quân sự sẽ đem lại lợi ích cho đất nước này, nhưng tính về lâu dài, nước này sẽ phải đối mặt với những rủi ro từ phản ứng của các quốc gia láng giềng và của cộng đồng Quốc tế. Các nước trong khu vực đang cố gắng bình tĩnh, kiềm chế trước những hành động trái pháp luật của Trung Quốc trên Biển Đông. Điều này không có nghĩa rằng Việt Nam và các nước này yếu thế hay thoả hiệp với những hành động sai trái đó mà họ chỉ muốn thể hiện thiện chí xây dựng hoà bình.
Sau khi chỉ ra một loạt những hành động sai trái của Trung Quốc trong thời gian gần đây như đánh chìm tàu cá Philippines, xây dựng đảo nhân tạo trái phép, thử tên lửa đạn đạo chống tàu, cấm hoạt động khai thác dầu khí của Malaysia ngoài khơi nước này, tờ báo cũng đề cập đến việc Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu Hải Dương 8 với sự hỗ trợ của tàu hải cảnh vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bài báo cũng đưa ra dẫn chứng về việc cộng đồng quốc tế đã chỉ trích hành động này của Trung Quốc và cho rằng chiến dịch tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc sẽ phá vỡ nỗ lực chung hướng tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và mâu thuẫn với tuyên bố của Trung Quốc trong việc xây dựng hoà bình và ổn định trên Biển Đông.
Cuối cùng bài báo kết luận, "lịch sử cho thấy Việt Nam luôn dùng biện pháp hoà bình đề bảo vệ lợi ích chính đáng". Đặc biệt, Việt Nam sẽ là nước chủ tịch ASEAN và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm 2020. Việt Nam sẽ có quyền kêu gọi các quốc gia ASEAN đoàn kết, đưa các vấn đề này ra diễn đàn quốc tế đa phương. "Nếu như Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành động "hung hăng, kiêu ngạo của mình, chắc chắn sẽ mất Việt Nam như một quốc gia láng giềng thân tình và hữu ích."
Ngoài hãng thông tấn Antaranews, các trang báo chí khác của Indonesia như báo CNN, Tempo, Sindonews, Thời báo chính trị... cũng đưa tin về việc tàu Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đồng thời trích dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng về việc Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc dừng các hoạt động trái pháp luật và đưa tàu cá của họ ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Mời độc giả xem video: Tàu Trung Quốc Hải Dương 8 xâm phạm thềm lục địa Việt Nam (Nguồn: VTC1)

Việt Nam lên tiếng về cuộc tập trận của 5 nước ở Biển Đông

Tại cuộc họp báo ngày 4/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi về việc quân đội 5 nước tập trận chung tại Biển Đông.
 

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc quân đội 5 nước Australia, Malaysia, New Zealand, Singapore và Anh tập trận chung tại Biển Đông từ ngày 2/10, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết:

Mỹ ngăn Trung Quốc "hạt nhân hóa" biển Đông

Washington lo ngại Bắc Kinh sử dụng công nghệ hạt nhân cho các hoạt động quân sự, trong đó có khu vực biển Đông.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ hạn chế bán công nghệ hạt nhân sử dụng trong lĩnh vực dân sự cho Trung Quốc (TQ) vì lo ngại rằng Bắc Kinh đang chuyển mục đích sử dụng các công nghệ này sang lĩnh vực quân sự và các lĩnh vực trái phép khác, CNN đưa tin hôm 12-10.
Lo ngại Trung Quốc đưa hạt nhân vào biển Đông

Mưu đồ chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông

Biển Đông được xác định là con đường sinh mệnh của nền kinh tế Trung Quốc, giúp kết nối Trung Quốc với 125 nước và vận chuyển 3/4 lượng dầu nhập khẩu vào nước này.

Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Brunei, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Nguyễn Trường Giang nói tại CLB Cafe Số gần đây về mưu đồ chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.