Bao giờ VN có những “người khổng lồ” như Alibaba, Amazon?

Việt Nam sẽ tận dụng cuộc cách mạng lần thứ 4 này như thế nào và bao giờ thì có những “người khổng lồ” như Alibaba, Facebook, Amazon…?

Sáng nay, ngày 5.12, Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Phát triển Công nghiệp thông minh (Smart Industry World 2017) dưới sự chủ trì và phối hợp giữa Ban Kinh tế T.Ư với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG đã chính thức khai mạc với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Ba câu hỏi cho công nghiệp 4.0 ở Việt Nam
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu 3 câu hỏi: “Việt Nam đang ở đâu? Các nước đang làm gì? Việt Nam cần làm gì để phát triển thành công nền kinh tế số, công nghiệp thông minh?” cần có lời giải để cuộc cách mạng 4.0 phát triển ở Việt Nam.
Các quốc gia trên thế giới đều có những đối sách khác nhau nhằm tận dụng được xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng công nghiệp 4.0), như: Chương trình công nghiệp 4.0 của Đức, chương trình hợp tác sản xuất tiên tiến của Mỹ với sáng kiến “Cộng đồng công nghiệp internet”;...
Hầu hết các nước phát triển và đang phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore đều đã đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế số, thúc đẩy công nghiệp thông minh. Nhiều tập đoàn như Alibaba, Facebook, Amazon… đã trở thành những “người khổng lồ” trong thương mại điện tử, mạng xã hội và có tác động lan tỏa, kết nối mạnh mẽ trong nền kinh tế toàn cầu.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đi thăm các gian hàng tại Hội thảo - triển lãm Smart Industry World 2017 (Ảnh: Quang Hiếu)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đi thăm các gian hàng tại Hội thảo - triển lãm Smart Industry World 2017 (Ảnh: Quang Hiếu) 
Trước xu hướng đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16 về tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nhiều giải pháp quan trọng.
Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là tập trung xây dựng, phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Đồng thời, Thủ tướng cũng nêu rõ một số nội dung trọng tâm như tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật cho phát triển nền kinh tế số, công nghiệp thông minh. Xây dựng chiến lược tổng thể về chuyển đổi số và cơ sở dữ liệu quốc gia.
Thủ tướng cho biết cuộc cách mạng 4.0 là một cuộc chơi lớn, nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn chủ động tiếp cận để tăng tốc phát triển thì phải đồng sức đồng lòng, huy động được nguồn lực toàn dân tộc.
“Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc nên chúng ta không thể bỏ lỡ và cần chủ động nắm bắt. Phải hành động quyết liệt, kịp thời để vượt qua thách thức, phát huy mọi lợi thế, tận dụng thành công cơ hội phát triển. Phải có thái độ ứng xử cởi mở, sẵn sàng thử nghiệm những mô thức mới. Phải tạo dựng môi trường thể chế, chính sách, pháp luật thông thoáng, sẵn sàng thích ứng và kiến tạo, thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh mới phát triển”, Thủ tướng cho biết.
Ông cũng nêu 3 vấn đề để đại biểu trao đổi, thảo luận. Đó là: “Việt Nam đang ở đâu?”, “Các nước đang làm gì?” “Việt Nam cần làm gì để phát triển thành công nền kinh tế số, công nghiệp thông minh?”.
Muốn được như vậy, Thủ tướng đã đề nghị các bộ ngành cần chủ động hơn trong việc phối hợp với các doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp làm trung tâm trong xây dựng các chính sách, đặc biệt là các chính sách hướng tới phát triển công nghiệp thông minh.
“Chúng ta hãy cùng nỗ lực, biến khát vọng thịnh vượng của quốc gia, dân tộc thành việc làm và hành động cụ thể. Tập trung nắm bắt xu hướng công nghệ mới, trang bị đủ năng lực, sẵn sàng tiếp nhận các mô hình kinh doanh mới, dũng cảm từ bỏ, cải cách mô hình cũ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, người tiêu dùng”, Thủ tướng nêu rõ.
Thiếu chiến lược riêng về thúc đẩy công nghiệp 4.0
Với vai trò là cơ quan chủ trì, ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, khẳng định cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tác động đến các quốc gia trên tất cả các phương diện từ quản trị của Nhà nước đến kinh tế, xã hội, môi trường.
“Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa chính thức có một chiến lược riêng về thúc đẩy công nghiệp 4.0. Việt Nam cần có một cái nhìn đầy đủ hơn, đa chiều hơn và phải có một chiến lược tiếp cận hợp lý để có thể nắm bắt cơ hội cải thiện vị thế của cá nhân, tổ chức và quốc gia, không bị tụt hậu trong cuộc cách mạng này”, ông Bình bình luận.
Theo ông Bình, trong điều kiện trình độ phát triển tại nhiều vùng miền còn khác nhau, đòi hỏi chiến lược riêng về công nghiệp 4.0 cỉa Việt Nam cần phải được thiết kế xó những lộ trình cụ thể, với bước đi phù hợp, có chính sách cụ thể, rõ ràng và khả thi.
“Những ưu tiên quan trọng nhất là phải sớm có chiến lược chuyển đổi số quốc gia, tạo thuận lợi cho phát triển nền kinh tế số với động lực chính từ khu vực tư nhân, hình thành động bộ hạ tầng số quốc gia...Sớm xây dựng và có cách cơ chế, chính sách cụ thể để thực thi hiệu quả chiến lược phát triển nhận lực công nghiệp đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Bình phân tích.
Rõ ràng, chỉ khi nào Việt Nam có được một chiến lược riêng về thúc đẩy công nghiệp 4.0, chính sách và người làm chính sách lấy doanh nghiệp làm trọng tâm, hướng tới nền công nghiệp thông minh, Việt Nam cũng sẽ sớm có những “người khổng lồ” như Alibaba, Facebook, Amazon…

Nhà máy Pousung Việt Nam bị tố "quỵt tiền"

Công nhân đã đến trước cổng nhà máy Pousung Việt Nam căng băng rôn nhằm yêu cầu công ty giải quyết chuyện tiền nong nhưng bị lãng tránh. 

Qua email: vanphongphianam@nguoiduatin.vn của báo Người Đưa Tin, CTCP Đầu tư Xây dựng Quảng Phát (Công ty Quảng Phát) đã kếu cứu về việc Công ty TNHH Pousung Việt Nam (Pousung Việt Nam) nợ tiền thi công nhưng không thanh toán theo hợp đồng khiến công ty này lao đao trong việc trả lương, thưởng Tết cho hàng trăm người lao động.

Đằng sau việc Big C Việt Nam lọt vào tay đại gia Thái

Saigon Co.op là ứng viên tiềm năng nhất của thương vụ mua Big C Việt Nam nhưng siêu thị này đã lọt vào tay đại gia Thái Lan.

Các đại gia bán lẻ ngoại đang đổ bộ vào thị trường bán lẻ Việt Nam, trong khi chính sách bảo hộ chính đáng của Nhà nước đối với nhà bán lẻ và hàng hóa trong nước lại lỏng lẻo.

Báo Anh: "Giá bia ở Việt Nam siêu rẻ"

(Kiến Thức) - Tờ Daily Mail của Anh vừa đăng một kết quả nghiên cứu cho thấy giá bia ở Việt Nam rẻ nhưng giá sữa lại đắt hơn ở Anh.

Bao Anh:
10 bảng Anh có thể mua được 21 chai bia 330ml ở Việt Nam.
Daily Mail vừa công bố kết quả nghiên cứu về tình hình vật giá ở 15 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cuộc nghiên cứu do công ty International Currency Exchange (ICE) thực hiện, bằng cách sử dụng 10 bảng Anh (hơn 316.000 đồng) để mua một vài món đồ cần thiết ở 15 thị trường khác nhau, từ đó tiến hành so sánh và đưa ra kết quả xem nơi nào rẻ nhất. Theo đó, giá bia ở Việt Nam là rẻ nhất trong danh sách, trong khi ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) là đắt nhất. Cụ thể, 10 bảng Anh có thể mua được 21 chai bia ở Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.