Bảo dưỡng tiêm kích MiG-29, Bulgaria cạch Nga vì giá đắt

(Kiến Thức) - Không quân Bulgaria sẽ chọn Ba Lan để bảo dưỡng tiêm kích MiG-29 của nước này thay vì ở Nga do chí phí quá đắt đỏ.

Bảo dưỡng tiêm kích MiG-29, Bulgaria cạch Nga vì giá đắt
Tạp chí quân sự Jane's Defence Weekly đưa tin, trong tương lai những chiếc tiêm kích MiG-29 của Không quân Bulgaria có thể sẽ phải thực hiện quá trình bảo dưỡng định kỳ tại Ba Lan thay vì ở Nga như trước đây.
Không quân Bulgaria hiện tại vẫn còn 12 chiếc tiêm kích MiG-29 (NATO định danh là Fulcrum A) và ba chiếc MiG-29UB (NATO định danh là Fulcrum B) biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi. Do chi phí bảo dưỡng máy bay ở Nga ngày càng tăng cao đã khiến Bulgaria buộc phải tìm một đối tác khác nhằm duy trì phi đội MiG-29 của nước này và lựa chọn tốt nhất hiện tại Ba Lan.
Bao duong tiem kich MiG-29, Bulgaria cach Nga vi gia dat
 Dù là thành viên của khối quân sự NATO nhưng Bulgaria lại có mối quan hệ chặt chẽ với Moscow.
Từ năm 2006, Bulgaria và Nga đã ký kết một thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật cho những chiếc tiêm kích MiG-29 của Bulgaria có trị giá khoảng 48 triệu USD, nhưng theo Bộ trưởng quốc phòng Bulgaria - Nikolay Nenchev cho biết, với tình hình tài chính eo hẹp cộng với chi phí bảo dưỡng từ phía Nga tăng cao như hiện nay có thể sẽ khiến Sofia phải suy nghĩ lại.
Hợp đồng bảo trì MiG-29 giữa Bulgaria với Nga sẽ hết hạn vào tháng 9 năm nay, và Bulgaria đang phải đàm phán với các đối tác Ba Lan nhằm tìm ra một mức giá hợp lý hơn cho những chiếc MiG-29 của nước này.
Tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-29 được đưa vào trang bị từ cuối những năm 1980 và Không quân Bulgaria đã bắt đầu lên kế hoạch thay thế số máy bay chiến đấu lạc hậu này.
Do hạn chế về mặt ngân sách khiến Bulgaria có thể sẽ phải chọn mua các máy bay chiến đấu đã qua sử dụng của một số nước Phương Tây, với một số khả năng như những chiếc tiêm kích F-16 Block 25 dự bị của Mỹ hoặc F-16 mới vừa được nâng cấp của Không quân Bỉ, Eurofighter Typhoons từ Italy và Saab Gripens của Thụy Điển.
Bao duong tiem kich MiG-29, Bulgaria cach Nga vi gia dat-Hinh-2
 Nhiều khả năng trong tương lai Không quân Bulgaria sẽ chọn những chiếc tiêm kích F-16 của Mỹ để thay thế MiG-29.
Mặc dù là thành viên của khối quân sự NATO nhưng Bulgaria lại có mối quan hệ lịch sử và văn hóa gần gũi nhất với Moscow. Việc Sofia quyết định trao hợp đồng bảo dưỡng các tiêm kích MiG cho Ba Lan có thể khá dễ hiểu khi mà NATO đang cố tình cô lập và gia tăng sức ép lên Moscow trong bối cảnh khủng hoảng ở Ukraine tiếp tục rơi vào bế tắc.
Tuy nhiên, nếu nói Bulgaria theo chân các nước NATO khác cô lập Nga vì lý do chính trị có phần cũng không đúng, khi mà yếu tố kinh tế thuần túy tác động một phần không nhỏ vào quyết định của Sofia. Như vậy, dù Bulgaria có đưa ra lựa chọn nào đi nữa thì về mặt lâu dài vẫn thể không tác động nhiều lắm đến mối quan hệ giữa Moscow và Sofia.

Bulgaria giúp Việt Nam bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí?

(Kiến Thức) - Theo Tạp chí Jane’s Defence Weekly, Việt Nam và Bulgaria vừa ký một biên bản ghi nhớ để hỗ trợ hợp tác phát triển công nghiệp quốc phòng.

Bulgaria giúp Việt Nam bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí?
Thỏa thuận này được ký ở Thủ đô Sofia giữa Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria Angel Naydenov và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Phùng Quang Thanh trong chuyến thăm của Bộ trưởng Phùng Quanh Thanh Thanh tới Bulgaria – một phần trong chuyến công du các nước châu Âu.

Trải nghiệm cuộc không chiến từ buồng lái MiG-29

(Kiến Thức) - Máy quay được đặt trong buồng lái chiếc MiG-29 đã ghi lại hình ảnh về cuộc không chiến giả định của Không quân Bulgaria.

Trải nghiệm cuộc không chiến từ buồng lái MiG-29

Xe thiết giáp Casspir: nguồn gốc thiết kế Typhoon-K Nga

(Kiến Thức) - Xe thiết giáp kháng mìn Casspir của Nam Phi có thể được coi là "nguyên mẫu" của xe thiết giáp chở quân Typhoon-K Nga.

Xe thiết giáp Casspir: nguồn gốc thiết kế Typhoon-K Nga
Xe thiet giap Casspir: nguon goc thiet ke Typhoon-K Nga
Xe thiết giáp kháng mìn Casspir là một trong những thành tựu nổi bật của ngành công nghiệp quốc phòng Nam Phi trong những năm 1980, nó được lực lượng cảnh sát và Quân đội Nam Phi đưa vào trang bị chính thức từ năm 1981 và vẫn được sử dụng cho đến nay. Casspir còn có thể được xem như là dòng xe thiết giáp kháng mìn đầu tiên trên thế giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới