Báo động việc nhập khẩu thịt giá siêu rẻ về Việt Nam

Các hiệp hội hội cho rằng, việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm chăn nuôi vào nước ta là vấn đề hệ trọng, gây lan truyền dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh nguy hiểm.

Mới đây, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam và các hiệp hội: Thức ăn chăn nuôi, Chăn nuôi gia súc lớn và Chăn nuôi gia cầm cùng ký vào đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về ba vấn đề của ngành chăn nuôi.
Trong bản kiến nghị, các hiệp hội nêu rõ, do tác động kép của hậu đại dịch Covid-19, xung đột vũ trang ở các quốc gia khiến tình hình sản xuất và thương mại chăn nuôi trong nước thời gian qua và hiện nay đang phải đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức.
Giá thức ăn, thuốc thú y, vật tư đầu vào liên tục tăng cao, giá đầu ra của các sản phẩm chăn nuôi luôn đứng ở mức thấp; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn diễn biến phức tạp; một số thủ tục hành chính bất cập; tình trạng nhập siêu các sản phẩm chăn nuôi khiến rất nhiều các hộ chăn nuôi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thua lỗ kéo dài, đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt trong thời gian tới.
Các hiệp hội cũng nhấn mạnh về vấn đề nhập khẩu thịt và hàng lậu.
Bao dong viec nhap khau thit gia sieu re ve Viet Nam
 Gà thải loại giá siêu rẻ được nhập ồ ạt về Việt Nam. Ảnh: Tâm An
“So với các nước có nền chăn nuôi phát triển, các quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của nước ta chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng. Trong khi đó, để xuất khẩu được sản phẩm thịt trứng gia cầm, chúng ta phải chịu rất nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt tại các nước nhập khẩu, khiến các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi của ta đang bị yếu thế và thiệt thòi ngay trên sân nhà”, đơn kiến nghị nêu.
Số liệu thống kê năm 2023, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi là 3,53 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ có 515 ngàn USD. Ngoài ra, còn một khối lượng rất lớn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập lậu.
Theo phản ánh của cơ quan chức năng và truyền thông, trong năm 2023 và những tuần đầu của năm 2024, mỗi ngày có từ 6.000-8.000 con lợn thịt (khối lượng 100-120kg/con) được nhập lậu vào Việt Nam, chưa kể lượng lớn trâu, bò, gà thải loại, gà giống...
Các hiệp hội hội cho rằng, việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm chăn nuôi vào nước ta là vấn đề hệ trọng, gây lan truyền dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh nguy hiểm. Trong đó có bệnh dịch tả lợn châu Phi, bệnh cúm gia cầm và viêm da nổi cục trên trâu bò.
Cùng với đó, gây áp lực cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Bởi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu chính ngạch hiện nay phần lớn là thứ phẩm mà ở các nước họ ít dùng làm thực phẩm, như: đầu, cổ, cánh, tim cật, lòng mề, gà đẻ và bò sữa thải loại... Chưa kể, đó còn là các loại thực phẩm đã gần hết hạn sử dụng nên có giá rất rẻ, chỉ bằng 1/3 giá trong nước cùng loại.
Việc này cũng gây rủi ro lớn về chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, nhất là ở khu vực bếp ăn tập thể cho học sinh, quân nhân, công nhân... đang là đối tượng sử dụng phần lớn các loại thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
Với tốc độ nhập khẩu như hiện nay, chỉ 3-5 năm tới khi các dòng thuế quan các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu về mức 0% thì Việt Nam sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Đây có thể là một ngoại lệ, diễn ra quá nhanh. Do đó, Nhà nước cần có chính sách và thời gian để người chăn nuôi và doanh nghiệp trong nước có thể thích nghi được, các hiệp hội nhìn nhận.
Bốn hiệp hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bộ ngành tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi.
Cụ thể, đối với nhập khẩu chính ngạch cần khẩn trương xây dựng các hàng rào kỹ thuật và các chính sách thương mại để hạn chế thấp nhất việc nhập khẩu chính ngạch các sản phẩm chăn nuôi.
Cấm tất cả mọi hình thức nhập khẩu và sử dụng các loại vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu theo hình thức này. Bởi, sản phẩm chăn nuôi trong nước đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Ngoài ra, Việt Nam có đường biên giới dài, các nước xung quanh chưa phải là những nước có công tác thú y, kiểm soát tốt dịch bệnh. Nếu không có những biện pháp kiểm soát quyết liệt vấn đề nhập lậu, chúng ta không thể kiểm soát được dịch bệnh và sản xuất chăn nuôi trong nước.
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại 

Chi 1,2 tỷ USD nhập khẩu thịt, hàng lậu vẫn tuồn về Việt Nam

Các doanh nghiệp nước ta đã chi 1,21 tỷ USD nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt trong 10 tháng đầu năm. Song, những ngày gần đây, hàng lậu vẫn tuồn qua biên giới về Việt Nam.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho hay, 10 tháng năm nay, Việt Nam nhập khẩu gần 545 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 1,21 tỷ USD. Lượng hàng nhập về giảm 11,9%, nhưng tăng 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, 10 tháng năm 2022, nhập khẩu các mặt hàng này từ Ấn Độ lên tới 418,63 triệu USD, tăng 51,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt, trong tháng 10/2022, nhập khẩu thịt từ Ấn Độ tăng hơn 114% về lượng và tăng gần 209% về trị giá so với tháng 10/2021, chiếm 20,4% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của nước ta trong tháng.

Giá nhập khẩu bình quân thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ mức 3.199 USD/tấn, tăng 44,3% so với tháng 10/2021.

Chi 1,2 ty USD nhap khau thit, hang lau van tuon ve Viet Nam

10 tháng năm nay, các doanh nghiệp chi 1,21 tỷ USD nhập khẩu thịt, sản phẩm từ thịt (Ảnh: Tâm An)

Số liệu thống kê cũng cho thấy, trong tháng 10 năm 2022, nước ta nhập khẩu chủ yếu các chủng loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm (nhóm 01.05 tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh); thịt trâu tươi đông lạnh; thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh...

Trong đó, nhập khẩu thịt lợn và thịt gia cầm tiếp tục giảm, còn nhập khẩu thịt trâu và thịt bò tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo tính toán từ cơ quan chức năng, thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt dự kiến sẽ tăng do nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nguồn cung thịt trong nước khá dồi dào, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa nên lượng nhập khẩu tới đây dự báo sẽ không tăng đột biến.

Tuy nhiên, mới đây, Bộ NN-PTNT phải gửi văn bản cho nhiều địa phương yêu cầu tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn trâu, bò vận chuyển, buôn bán trái phép qua biên giới. Thời gian qua, hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới miền Trung vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, đặc biệt là biên giới với Lào, Campuchia.

Theo Bộ NN-PTNT, việc buôn bán vận chuyển trái phép trâu bò vào nước ta làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như: lở mồm long móng, viêm da nổi cục; trâu bò nhập lậu không rõ nguồn gốc, có thể được cho ăn các sản phẩm cấm dùng trong chăn nuôi, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, có nguy cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, sức khỏe người dân.

Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam và một số nước

Lào tạm ngưng nhập khẩu thịt lợn, bao gồm lợn sống và sản phẩm đã qua chế biến từ Việt Nam, đồng thời các đơn vị liên quan tăng cường theo dõi và giám sát các hoạt động nhập khẩu bất hợp pháp.

Lao tam ngung nhap khau thit lon tu Viet Nam va mot so nuoc

(Ảnh minh họa. Đinh Hằng/TTXVN)

Bộ Nông Lâm nghiệp Lào vừa ra thông báo nêu rõ trong bối cảnh tình hình dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang bùng phát mạnh ở nhiều nước và để ngăn chặn không cho dịch bệnh lây lan, Lào đã tạm dừng việc nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam và các nước đang có dịch tả lợn châu Phi.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.