Bạo chúa La Mã Commodus với những quy định vĩ cuồng
(VietnamDaily) - Hoàng đế La Mã Commodus được các sử gia ghi nhận như một trong những hoàng đế điên rồ nhất của thế giới cổ đại với học thuyết Ưu sinh mà Đức Quốc xã đã sử dụng để biện minh cho chính sách diệt chủng của mình.
T.B (tổng hợp)
Hoàng đế La Mã Commodus(161-192 SCN) được các sử gia ghi nhận như một trong những hoàng đế điên rồ nhất của thế giới cổ đại.
Cai trị đế quốc La Mã từ năm 180, Commodus nổi tiếng với những quy định kỳ quặc, mang tính chất vĩ cuồng, ví dụ như việc bắt mọi người gọi mình là Hercules, con trai của Sao Mộc.
Ông cũng ra lệnh đổi tên các tháng để chúng có thể tương ứng với các chức danh và tên của ông như tháng Commodus, Augustus, Amazonius, Invictus… Đến năm 190, ông đổi tên thành Rome thành Commodus.
Commodus cũng thích biểu diễn như một đấu sĩ ở nơi công cộng. Ông giỏi đấu kiếm và thích giết thú vật trong đấu trường. Ông đã tổ chức 735 cuộc chiến bắt người dân phải tham gia, với cái giá phải trả là sinh mạng của người thua cuộc.
Sự tàn bạo và điên khùng của Commodus lên đến đỉnh điểm khi ông ra lệnh tập hợp tất cả những người tàn tật, những người lùn, và những người có vấn đề về tâm lý và bắt họ chiến đấu trong đấu đến chết.
Commodus lý giải, việc làm này nhằm mục đích loại bỏ những công dân "không hoàn hảo” của đế quốc La Mã. Chính sách Commodus được các sử gia hiện đại ví với học thuyết Ưu sinh mà Đức Quốc xã đã sử dụng để biện minh cho chính sách diệt chủng của mình.
Mặc dù những mệnh lệnh của hoàng đế Commodus hết sức phi lý, nhưng không một ai dám chống lại vì điều đó đồng nghĩa với việc bị tống vào hầm ngục, tồi tệ hơn là phải nhận một cái chết đau đớn.
Ách cai trị của Commodus chỉ chấm dứt khi bạo chúa này bị ám sát vào ngày 31/12/192.
Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.
(VietnamDaily) - Valens là hoàng đế La Mã nổi tiếng lịch sử khi mất tích bí ẩn vào năm 378. Cho đến nay, không ai có thể giải mã vụ mất tích bí ẩn này cũng như số phận của ông hoàng Valens.
Hoàng đế La Mã Flavius Julius Valens Augustus trị vì đất nước từ năm 364 – 378 sau Công nguyên.
Môn “bóng bầu dục” thời La Mã cổ đại gây sát thương kinh khủng thế nào?
(VietnamDaily) - Không ít vận động viên đã trở thành người tàn tật, thậm chí mất mạng vì những quy định lỏng lẻo của Harpastum, trò chơi được mệnh danh là "bóng bầu dục" của La Mã cổ đại.
Harpastum là tên gọi một trò chơi của người La Mã cổ đại, được xem như phiên bản nguyên sơ của môn bóng bầu dụcbây giờ.
Về tổng quan, Harpastum là môn thể thao khá đơn giản, được chơi với một quả bóng nhỏ, cứng cùng tên.
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.