Báo Bộ Xây dựng khi giao dịch bất động sản từ 300 triệu tiền mặt

Bộ Xây dựng yêu cầu báo cáo các giao dịch đáng ngờ, các giao dịch tiền mặt từ 300 triệu đồng trở lên về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) và Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Báo Bộ Xây dựng khi giao dịch bất động sản từ 300 triệu tiền mặt
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Theo đó, thực hiện nhiệm vụ được giao của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020. Trong đó, có giao Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc đối tượng báo cáo thực hiện báo cáo theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản.
Bao Bo Xay dung khi giao dich bat dong san tu 300 trieu tien mat
 Giao dịch bất động sản từ 300 triệu đồng tiền mặt phải báo cáo Bộ Xây dựng
Các giao dịch bất động sản bằng tiền mặt có giá trị lớn (từ 300 triệu đồng trở lên) phải báo cáo về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ảnh minh hoạ).
Bộ Xây dựng đề nghị các Sở Xây dựng triển khai một số nội dung như: Có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản (gọi chung là các đơn vị báo cáo) đang hoạt động tại địa phương thực hiện công tác phòng chống rửa tiền theo quy định.
Các đơn vị báo cáo phải ban hành và thực hiện Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố; Rà soát cập nhật Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố; Gửi Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của Quý Đơn vị về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 01/8/2019 để thống kê, theo dõi phục vụ công tác thanh tra, giám sát.
Bên cạnh đó, các đơn vị thực hiện các quy định về nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, rà soát các giao dịch, khách hàng, áp dụng biện pháp tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao, phân công cán bộ thực hiện phòng, chống rửa tiền…
“Lập và gửi báo cáo các giao dịch đáng ngờ, báo cáo các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn (từ 300 triệu đồng trở lên) về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đúng các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền” – văn bản của Bộ Xây dựng nêu rõ.
Thực hiện đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố tại chính tổ chức mình về các giao dịch bất động sản. Kết quả đánh giá rủi ro của Quý Đơn vị gửi về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chông rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 01/9/2019 để thống kê, theo dõi phục vụ công tác thanh tra, giám sát.
Đồng thời, liên hệ với Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có thông tin và hướng dẫn về các Danh sách đen, Danh sách cảnh báo, Danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEPs) theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các Sở Xây dựng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động tại địa phương và có báo cáo tổng hợp gửi về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng trước ngày 01/8/2019.

Sắp khởi tố vụ án các sai phạm của doanh nghiệp ông Lê Thanh Thản?

(Kiến Thức) - Giám đốc CA TP Hà Nội cho biết nhiều dự án của ông Lê Thanh Thản có dấu hiệu về tội trốn thuế và vi phạm các quy định về quản lý nhà ở.

Sắp khởi tố vụ án các sai phạm của doanh nghiệp ông Lê Thanh Thản?
Ngày 5/7, tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP Hà Nội dành một ngày để chất vấn các thành viên UBND TP về các vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm.
Tại phiên chất vấn của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội vào sáng 5/7, đại biểu Phạm Thanh Mai (Đông Anh) đã nêu ý kiến chất vấn đối với Giám đốc công an Hà Nội về vấn đề vi phạm trật tự xây dựng ở các tổ chức phát triển nhà ở.

DN sắp bị khởi tố của ông Thản sở hữu loạt dự án tai tiếng nào?

(Kiến Thức) - Một trong những doanh nghiệp của đại gia Lê Thanh Thản sẽ bị khởi tố do có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã và đang sở hữu nhiều dự án tai tiếng.

DN sắp bị khởi tố của ông Thản sở hữu loạt dự án tai tiếng nào?
Mới đây, tại kỳ họp thứ tư của HĐND TP Hà Nội khóa XV (ngày 5/7), Giám đốc Công an Hà Nội Đoàn Duy Khương vi phạm về trật tự xây dựng 6 tháng đầu năm và cả năm 2016, thanh tra Thành phố đã chuyển Công an TP điều tra làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật của 1 số đơn vị, trong đó điển hình là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên của ông Lê Thanh Thản.
Theo Thiếu tướng Khương, đây là đơn vị triển khai rất nhiều dự án trên địa bàn TP Hà Nội, khoảng 12 dự án. Qua điều tra của cơ quan công an, các dự án này đều có dấu hiệu về tội trốn thuế, và có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý nhà ở.

"Đại gia điếu cày" bình thản sau thông tin sẽ khởi tố Mường Thanh

Ngày 16/7, tại một sự kiện tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, nhiều khách mời đã bất ngờ khi bắt gặp "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản, ông chủ của tập đoàn Mường Thanh.

"Đại gia điếu cày" bình thản sau thông tin sẽ khởi tố Mường Thanh
Quan sát của phóng viên, ông Lê Thanh Thản khá tươi tỉnh. Thậm chí ông còn sẵn sàng chụp hình với các khách mời của sự kiện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới