Báo Anh cáo buộc người Cossack phá hoại bầu cử Tổng thống Ukraine?

(Kiến Thức) - Khi những người Cossack xuất hiện ở vùng Slaviansk, phương Tây tin rằng, Tổng thống Putin đang làm gia tăng căng thẳng nhằm mục đích cản trở cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra ở Ukraine.

Báo Anh cáo buộc người Cossack phá hoại bầu cử Tổng thống Ukraine?
"Trên những bậc thang của tòa nhà thị chính bị chiếm đóng của Slaviank, với khuôn mặt khá mệt mỏi, một nhóm những người đàn ông có vũ trang đang tranh thủ tạo dáng để chụp ảnh. Họ được trang bị súng trường AK-74, dao găm, áo chống đạn và máy bộ đàm. Nhìn chếch về hướng đằng sau, ngay gần với quảng trường với tượng đài Lenin, có một chiếc xe tải quân sự màu xanh không mang theo phù hiệu bên ngoài", The Guardian viết.
“Chúng tôi là những người Cossack. Không quan trọng chuyện chúng tôi tới từ đâu”, một người trong nhóm vũ trang trả lời. Với đề nghị xin giấu danh tính của mình, người này nhanh chóng kể lại câu chuyện lịch sử. Theo đó, vào hồi thế kỉ thứ 9 thời trung cổ, bộ tộc người Slav đã cùng nhau lập ra Kievan Rus, nhà nước liên bang tiền thân của Ukraine và Nga thời hiện đại.
Những người biểu tình chiếm trụ sở cảnh sát ở thành phố Horlivka hôm 14/4.
Những người biểu tình chiếm trụ sở cảnh sát ở thành phố Horlivka hôm 14/4.
“Chúng tôi không muốn Ukraine. Ukraine không tồn tại đối với chúng tôi cả. Chẳng có ai được gọi là người Ukraine cả. Chỉ có những người Slav của nhà nước Kievan Rus mà thôi. Chúng tôi sẽ lại bên nhau”, người đàn ông trung niên trong nhóm nói. Ông ta còn cho biết thêm rằng, nhóm họ tới Slaviank chỉ để giúp đỡ người dân và không có ý định hại chết bất cứ ai cả.
Những người Cossack bí ẩn tới Slaviansk, một khu vực cách thành phố Donetsk 65 Km theo hướng bắc, vào hôm thứ 7 (12/4). Họ cũng xuất hiện nơi đây giống như hồi ở Crimea, ngay sau khi Nga chiếm đóng và sáp nhập vùng lãnh thổ nằm trên Biển Đen này.
Theo chính phủ lâm thời Kiev, Nga chính là người “giật dây” các vụ đánh chiếm tòa nhà chính quyền khắp các tỉnh miền đông của Ukraine. Mỹ và EU cùng chung quan điểm này, còn Moscow phản bác các cáo buộc đó.
Tuy nhiên, một trong những người Cossak vào hôm thứ 2 (14/4) đã thú nhận, mình vừa từ Crimea tới đây. Theo chia sẻ của người này, anh ta đã lưu lại Crimea một tháng trời để giúp bảo vệ sự tiếp quản vùng đất này. Người lính vũ trang này từ chối cho biết, làm sao xoay xở từ vùng lãnh thổ Crimea của Nga để tới vùng miền đông của Ukraine mà không bị phát hiện trong khi vẫn mang theo khẩu súng trường. Đáp lại, người này nói: “Vũ khí của anh ta lấy từ một trụ sở cảnh sát bị bao vây”. Các phóng viên The Guardian cho rằng, trên thực tế, các cảnh sát Ukraine sử dụng khẩu súng nhỏ hơn và khá khác so với súng của anh này.
Giáo sư chính trị thuộc Đại học Donetsk Igor Todorov cho hay, mục tiêu của Nga khá đơn giản: khuấy động nhiều căng thẳng trước thềm bầu cử tổng thống Ukraine nhằm phá hoại sự kiện này.
Trong vòng nhiều ngày qua, những người biểu tình thân Nga đã chiếm giữ tòa nhà chính quyền thành phố ở hàng chục địa điểm. Tính cho tới thời điểm này, họ đang cắm chốt ở một số trụ sở chính quyền. Vào hôm thứ 2 (14/4), một đám đông vũ trang giận dữ với gậy guộc cầm trên tay đã tấn công trụ sở cảnh sát ở thành phố Horlivka, đánh đập một cảnh sát và đập phá các ô cửa sổ trong tòa nhà.
Với làn sóng nổi dậy mạnh mẽ như vậy, chính phủ thân phương Tây của Ukraine đã đưa ra một phản ứng cứng rắn, đó là khởi động chiến dịch chống khủng bố. Một nhân viên an ninh và 5 người khác đã bị thương trong loạt đấu súng giữa lực lượng chính phủ và phe biểu tình hôm chủ Nhật (13/4) ở Slaviansk. Sang tới hôm 14/4, Kiev đã ra tối hậu thư để những phần tử đòi ly khai này hạ vũ khí.
Người Cossack, những người đã tới Crimea vào hồi tháng trước, đã lên đường sang thành phố Slaviansk.
Người Cossack, những người đã tới Crimea vào hồi tháng trước, đã lên đường sang thành phố Slaviansk.
"Bên trong trung tâm thành phố Slaviansk, những người biểu tình thân Nga nằm quyền kiểm soát trụ sở cảnh sát thành phố, còn những người Cossack chiếm đóng tòa thị chính. Các thanh thiếu niên cầm chắc các tấm chắn bảo vệ, khuôn mặt bịt kín mít, và nhấp nhô đầu đằng sau hàng rào chắn bằng kèm gai và lốp xe", phóng viên The Guardian cho biết.
Trong khi chính quyền trung ương bắt đầu chiến dịch chống khủng bố ở Slaviansk, công việc kinh doanh nơi này cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Người biểu tình tên Nina cho hay: “Công việc kinh doanh đồ gốm sứ của mình đã sụp đổ bởi vì người Nga quá sợ hãi không dám tới Ukraine”. Hầu hết cửa hàng, trường học đóng cửa hôm 14/4. Một vài người can đảm ra ngoài khu vực quảng trường chính để tận hưởng ánh nắng ấm áp của mùa xuân.
“Chúng tôi không có việc làm. Và cũng chẳng có tiền. Tôi không quan tâm nếu họ (chính phủ) bắn chúng tôi hay không. Không ai tới thương thảo với chúng tôi cả. Chúng tôi không phải cướp hay các phần tử ly khai. Chúng tôi chỉ muốn tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý mà thôi”, nữ biểu tình tên Larissa bày tỏ.

12 điều thú vị về Crimea khiến Nga “quyết giữ đến cùng”

(Kiến Thức) - Crimea có nhiều yếu tố quan trọng để nước Nga “không đành lòng buông tay”, đó là vị trí chiến lược, nơi cội nguồn nền văn hóa và có vẻ đẹp thiên nhiên ngoạn mục.

12 điều thú vị về Crimea khiến Nga “quyết giữ đến cùng”
1. Ít ai biết rằng, vùng đất Crimea lại là nơi bắt nguồn của Chính Thống giáo, tôn giáo chính ở Nga, Ukraine và Belarus. Năm 988, Hoàng tử Vladimit (người sau này trở thành Vladimir Đại đế và Thánh Vladimir) đã chu du tới thành phố cổ Chersonesus ở phía tây nam bán đảo Crimea. Không lâu sau, Ngài đã chiêm nghiệm những điều mới mẻ về Chính Thống giáo và được rửa tội ở đó bởi các giám mục Byzantine, trở thành một tín đồ trung thành. Sau khi có quãng thời gian ở Crimea, Ngài đã quay trở lại vùng đất mình cai trị để truyền bá tôn giáo này. Hàng loạt những nhà thờ đã được xây dựng ở trong toàn thành phố Kiev.
 1. Ít ai biết rằng, vùng đất Crimea lại là nơi bắt nguồn của Chính Thống giáo, tôn giáo chính ở Nga, Ukraine và Belarus. Năm 988, Hoàng tử Vladimit (người sau này trở thành Vladimir Đại đế và Thánh Vladimir) đã chu du tới thành phố cổ Chersonesus ở phía tây nam bán đảo Crimea. Không lâu sau, Ngài đã chiêm nghiệm những điều mới mẻ về Chính Thống giáo và được rửa tội ở đó bởi các giám mục Byzantine, trở thành một tín đồ trung thành. Sau khi có quãng thời gian ở Crimea, Ngài đã quay trở lại vùng đất mình cai trị để truyền bá tôn giáo này. Hàng loạt những nhà thờ đã được xây dựng ở trong toàn thành phố Kiev.

Nghị sĩ Quốc hội Ukraine lại “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”

(Kiến Thức) - Trong phiên họp Quốc hội, một cuộc ẩu đả giữa các nghị sĩ Ukraine liên quan tới những ý kiến bất đồng về tình hình miền đông nam nước này đã xảy ra.

Nghị sĩ Quốc hội Ukraine lại “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”
Vụ ẩu đả diễn ra trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội Ukraine hôm 8/4 bắt nguồn từ những ý kiến liên quan tới tình hình căng thẳng ở đông nam nước này giữa các nghị sĩ.
 Vụ ẩu đả diễn ra trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội Ukraine hôm 8/4 bắt nguồn từ những ý kiến liên quan tới tình hình căng thẳng ở đông nam nước này giữa các nghị sĩ.

Xem mặt nữ gián điệp Nga bị Ukraine bắt giữ

(Kiến Thức) - Chính quyền Ukraine đã bắt giữ một nữ điệp viên Nga vì tình nghi tổ chức phá hoại trong suốt các cuộc biểu tình ủng hộ điện Kremlin  ở đông nam nước này.

Xem mặt nữ gián điệp Nga bị Ukraine bắt giữ
Theo truyền thông Ukraine, nữ điệp viên 22 tuổi Maria Koleda đã bị bắt giữ ở miền nam Ukraine “trong khi đang thực hiện một nhiệm vụ do cơ quan bí mật (Nga) giao phó với mục tiêu gây mất ổn định tình hình ở Ukraine”. Khi bị bắt, Koleda đang mang theo các chỉ thị hướng dẫn viết bằng tay về cách đào tạo các nhóm phá hoại cùng một khẩu súng lục.
 Theo truyền thông Ukraine, nữ điệp viên 22 tuổi Maria Koleda đã bị bắt giữ ở miền nam Ukraine “trong khi đang thực hiện một nhiệm vụ do cơ quan bí mật (Nga) giao phó với mục tiêu gây mất ổn định tình hình ở Ukraine”. Khi bị bắt, Koleda đang mang theo các chỉ thị hướng dẫn viết bằng tay về cách đào tạo các nhóm phá hoại cùng một khẩu súng lục.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.