Bánh sắn lên đời thành đặc sản hút khách Hà thành

Với giá từ 2.000-5.000 đồng/chiếc, bánh sắn nước cốt dừa nướng đang trở thành món ăn vặt thu hút đông đảo chị em khi tiết trời se lạnh.

Nhắc đến sắn, mọi người thường nghĩ ngay đến loại củ dân dã được trồng ở các vùng trung du, miền núi, đặc trưng của làng quê Việt Nam, nhất là những ngày nghèo khó phải ăn “sắn độn cơm” qua ngày.

Thế nhưng, vài năm trở lại đây, món bánh sắn lại trở thành món ăn vặt yêu thích, có mặt khắp phố phường Hà Nội, nhất là những đoạn đường gần các trường Đại học hay khu văn phòng.

Dạo quanh các cổng trường Đại học, không khó để bắt gặp những chiếc xe bán bánh sắn nước cốt dừa nướng bị bao vây bởi hàng chục sinh viên chờ mua bánh.

Chỉ với 1 chiếc xe đạp hoặc xe máy, để phía trên là chiếc tủ kính nhỏ, chứa hàng trăm chiếc bánh; 1 chiếc khay nhôm đựng than củi; 1 chiếc quạt nan… hàng bánh sắn nướng lại trở nên có sức hút hơn bao giờ hết.

Banh san len doi thanh dac san hut khach Ha thanh

Hình ảnh chiếc xe bán bánh sắn như thế này dần trở nên quen thuộc tại những con phố có đông học sinh, sinh viên qua lại ở Hà Nội.

Vừa nhanh tay trở những chiếc bánh sắn nước cốt dừa đang nướng trên bếp than đỏ rực, ông Nguyễn Văn Long - người bán bánh sắn tại phố Vọng (Hai bà Trưng, Hà Nội) cho hay, công việc này gắn bó với ông suốt hơn 3 năm nay và trở thành nguồn thu nhập chính cho cả gia đình.

“Quê tôi ở Thanh Hóa, ngày trước, tôi làm món bánh sắn nướng này đứng bán ở cổng trường cấp 3 ở quê nhưng từ khi đứa con trai út học Đại học trên này, tôi cũng lên theo, vừa để gần con vừa bán hàng”, ông Long nói.

Theo ông Long, mới đầu chưa quen còn ít khách, mỗi ngày ông chỉ bán được từ 100-200 chiếc nhưng dần dần nhiều người ăn quen lại giới thiệu cho bạn bè đến mua, có ngày ông bán được cả 500-600 chiếc. Khách đông, ông phải gọi cả vợ mình lên phụ.

Banh san len doi thanh dac san hut khach Ha thanh-Hinh-2

Bánh sắn nướng thường được làm từ những củ sắn tươi ngon nhất.

Để làm nên chiếc bánh sắn nướng phải trải qua rất nhiều công đoạn. Sắn sau khi mua về được bỏ vỏ, ngâm qua nước muối cho hết nhựa rồi luộc chín, giã nhuyễn, trộn với nước cốt dừa, dừa bào sợi và thêm 1 chút đường cho dễ ăn rồi cho vào khuôn nướng sơ qua.

“Để sắn ngon phải chọn giống sắn không bị đắng, khi luộc thêm vài hạt muối trắng cho đậm vị. Hơn nữa, bánh sắn làm ra phải bán hết trong ngày nên làm vừa đủ bán. Mỗi chiếc bánh sắn tôi bán có 2.500 đồng, chỉ lãi tí ti thôi nên đông người ăn lắm. Có ngày bán chạy, đứng cổng trường từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều là hết veo 500-600 chiếc, nhưng có những hôm mưa gió, đứng đến khuya vẫn còn quá nửa”, ông Long chia sẻ.

Banh san len doi thanh dac san hut khach Ha thanh-Hinh-3

Công cụ thô sơ, nguyên liệu làm nên bánh sắn cũng rất đơn giản nhưng lại được nhiều người yêu thích.

Xếp hàng dài chờ mua bánh sắn nướng, chị Hồng Cảnh (trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, hầu như tuần nào đi qua chị cũng phải ghé vào mua mỗi lần cả chục chiếc về ăn.

Theo chị Cảnh, quê chị trước kia nghèo lắm, đất đồi núi, cằn cỗi toàn sỏi đá, chỉ cây sắn là sống được nên các món từ củ sắn đã nuôi lớn chị em chị trưởng thành.

 “Tôi nhớ cứ đến tháng 9, tháng 10 khi thu hoạch sắn là ngày nào trên bếp cũng có 1 nồi sắn luộc ăn độn cơm. Ăn chán lại lấy sắn luộc mang ra giã nát rồi nặn thành những chiếc bánh dèn dẹt, cho lên chiếc chảo không mỡ, không dầu để rán ăn. Hết mùa lại mang sắn thái lát, phơi khô ra luộc ăn hoặc nghiền thành bột nặn thành bánh sắn ăn chống đói. Ra thành phố rồi, thấy bánh sắn bán đầy đường cảm thấy rất hào hứng”, chị Cảnh chia sẻ.

Banh san len doi thanh dac san hut khach Ha thanh-Hinh-4

Bánh sắn nước cốt dừa nướng trở thành món ăn vặt được yêu thích tại Hà Nội.

Cũng đứng chờ mua bánh sắn nướng, chị Phạm Thị Cúc (trú tại Đống Đa, Hà Nội) cho biết, mấy chị em cùng công ty chị rất ghiền món này bởi vừa lạ vừa quen, ăn không bị ngán như một số đồ ăn vặt khác. Buổi chiều tan tầm, trời lành lạnh, ăn miếng bánh sắn thấy rất ấm bụng.

“Ngày xưa nhắc đến sắn là ngán bởi ngày nào cũng ăn quá nhiều nhưng giờ, kinh tế phát triển, đủ các món sơn hào hải vị thì tôi lại thèm bánh sắn nướng. Giờ họ làm bán cho thêm nước cốt dừa và dừa tươi bào sợi nên cảm giác cũng ngon hơn”, chị Cúc bày tỏ.

Kinh tế phát triển, không còn những ngày ăn cơm độn sắn hay ăn sắn thay cơm cho no bụng, diện tích trồng sắn cũng ngày càng thu hẹp hơn do giá trị kinh tế từ củ sắn mang lại không cao bằng các loại cây trồng khác.

Thế nhưng, món bánh sắn nướng “nhà nghèo” ngày nào như mang lại một điều gì đó đậm chất quê giữa phố phường Hà Nội. Hơn nữa, nhờ công việc bán bánh sắn nướng đặc biệt này, những người lao động nghèo giữa Thủ đô có thêm cơ hội làm ra thu nhập để cải thiện cuộc sống.

Những đặc sản lạ độc có 1-0-2 trên quê cha thủ môn Đặng Văn Lâm

(Kiến Thức) - Thanh Hóa, quê cha của thủ môn Đặng Văn Lâm, có những đặc sản lạ độc như canh lá đắng hay nòng nọc...không phải ai cũng dám thử.

Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam

Ngoài nem chua, bánh gai, chè lam… đã quá quen thuộc với du khách, giờ đây về xứ Thanh bạn có thể nếm thử đặc sản lạ độc khác. Canh lá đắng: Cây lá đắng là loại cây mọc trong rừng, cũng như tên gọi của nó, lá cây có vị đắng. Khi đã trở nên phổ biến, cây đắng được mang về trồng ngay tại vườn nhà.

Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-2
Canh lá đắng thường được nấu để chiêu đãi khách quý. Lá đắng thái chỉ nấu cùng lòng mề hoặc thịt băm nhỏ cùng mẻ chua, mắm tôm, sả, hành khô phi thơm và chút gia vị cho đậm đà. Khi nồi canh đã bắt đầu sôi nhẹ, cho thêm chút tiết để tăng thêm hương vị rồi mang ra thưởng thức.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-3
Canh đắng phải được ăn nóng, những bát canh hôi hổi ăn cùng bánh đa giòn tan là hai thứ không thiếu. Những người mới ăn lần đầu sẽ thấy khó nuốt nổi vì vị đắng ngắt tê tê nơi cổ họng. Canh đắng là vậy nhưng khi nếu tiếp tục, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt ngọt, bùi bùi của bát nước canh.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-4
Nòng nọc om: Nếu có dịp ghé thăm bản Mường xứ Thanh vào mùa mưa lạnh, hãy thử món ăn đặc sản này như lời cảm ơn dành cho chủ nhà đã mời bạn thưởng thức thú vui ẩm thực độc đáo của miền sơn cước.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-5
Những con nòng nọc do loài ếch đá trong rừng đẻ ra vào các tháng mùa mưa thường béo tròn, to bằng ngón tay. Mùa mưa, cũng là mùa sinh sản của chúng, người dân thường vào rừng tìm bắt.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-6
Nòng nọc bắt về được chế biến thành nhiều món khác nhau như chả, chiên, xào, nấu, nướng, kho… nhưng được yêu thích nhất phải kể đến nòng nọc om măng. 
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-7
Những vị khách ở xa hiếu kỳ khi không thể biết được đó là món gì, tuy nhiên, khi biết đó là những chú nòng nọc mà lại to béo khác thường đều có cảm giác hơi ghê. Nhưng nếu can đảm nếm thử một chú nòng nọc đang nghi ngút khói cho vào miệng, bạn sẽ thấy vị mềm ngọt, xen lẫn vị đắng nhẹ của măng rừng và nước dùng béo ngậy, đậm đà.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-8
Sâu măng xào: Vào mùa mưa lạnh, người Mường ở huyện Mường Lát, Thanh Hóa thường vào rừng tìm những cây măng héo ngọn để bắt sâu về làm thức ăn. Sâu măng to như cọng rau muống, màu trắng sữa, dài độ 2 đốt ngón tay, thường xuất hiện vào những tháng mưa lạnh cuối năm.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-9
Qua bàn tay khéo léo và sáng tạo của người dân vùng cao, sâu măng được chế biến thành nhiều món như sâu măng om, chiên giòn, luộc… nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là sâu măng xào.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-10
Sâu đem rửa sạch, ướp tiêu muối rồi cho vào chảo, đảo nhanh tay, lúc gần được cho thêm lá chanh thái chỉ vào là đã có ngay món ngon, sạch, giàu dinh dưỡng để thiết khách.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-11
Đĩa sâu măng vàng tươi, có mùi thơm rất hấp dẫn, nhưng không phải ai cũng can đảm để đưa lên miệng thử. Tuy nhiên, khi mạnh dạn thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị ngậy ngậy, ngọt bùi, thơm thơm rất riêng của loại côn trùng này.  

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Không ngờ miền gái đẹp Tuyên Quang có những đặc sản “say lòng người” này

(Kiến Thức) - Tuyên Quang không chỉ nổi tiếng là miền gái đẹp mà còn được biết đến nhiều món ăn, đặc sản ngon khó cưỡng.

Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay

Tuyên Quang, miền gái đẹp, nổi tiếng với món gỏi cá bỗng sông Lô. Đặc sản này được ưa chuộng vì là sự kết hợp của chua, cay, mặn, ngọt cùng cách chế biến độc đáo. Những lát cá thái mỏng kèm theo gia vị, rau thơm và các loại lá rừng rất thơm ngon.

Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-2
Mắm cá ruộng Chiêm Hóa là đặc sản ngon khó cưỡng của đồng bào dân tộc Tày từ bao đời nay. Để làm ra một hũ mắm cá, đòi hỏi khá công phu, phải mất 3 tháng nuôi cá ở ruộng và 10 tháng ủ men làm mắm.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-3
Bánh gai Chiêm Hóa mang hương vị đặc trưng rất riêng mà không ở nơi nào có. Hầu hết du khách có dịp đi qua thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hóa) đều mua loại đặc sản này về làm qua.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-4
Thịt lợn đen Tuyên Quang nổi tiếng với vị thịt thơm, săn chắc, khi nấu không có nước, bì giòn…Lợn đen có lượng mỡ và nạc cân bằng nên rất được ưa chuộng.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-5
Ngô nếp Soi Lâm ở đây nhỏ, bẹ mỏng, lõi nhỏ đặc, ngô luộc lên hạt trong và bóng, ăn rất dẻo, mang vị ngọt thanh. Từ ngô nếp có thể làm ra chè ngô, xôi ngô… vô cùng hấp dẫn.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-6
Cơm lam đất Tuyên Quang không có nhiều khác biệt với các miền vùng cao khác. Thế nhưng, ai đã từng thưởng thức cơm lam nơi đây sẽ không bao giờ quên được hương vị dẻo thơm của nếp.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-7
Hồng Xuân Vân vốn là thứ đặc sản nổi tiếng của Tuyên Quang. Cứ vào độ hồng chín thương lái lại rủ nhau về đâu gom cho bằng được thứ hồng không hạt này. Hồng không hạt Xuân Vân da mịn, ít đốm đem, vị ngọt sắc và có hương vị bản địa rất đặc trưng.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-8
Cam sành Hàm Yên là một thương hiệu nổi tiếng của huyện Hàm Yên, Tuyên Quang. Cam được trồng trên núi cao, khí hậu mát mẻ, cho vị ngọt mát. 
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-9
Rượu ngô Na Hang ngon không chỉ bởi vị ngô ngọt mà còn bởi công thức gây men đặc biệt từ lá rừng. Chỉ cần một nhấp rượu ngô Na Hang, bạn có thể cảm nhận được hương thơm vị mát lan tỏa khắp cơ thể.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-10
Măng khô Tuyên Quang ngon nhất trong các loại măng vì ngọt, thơm, không hắc đắng. Nổi tiếng nhất có lẽ là măng lưỡi lợn dày, chắc, đặc và mềm. Măng Tuyên Quang đem kho cá, nấu giò heo, luộc… đều khiến người ta ngơ ngẩn không quên.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-11
Lạp xưởng Suối Khoáng được làm từ thịt lợn đen. Thịt qua quá trình tẩm ướp được nhồi vào lòng lợn đen. Thành phẩm đem phơi nắng đến khô bề mặt rồi phơi gác bếp. Lạp xưởng Suối Khoáng khi khô có màu đỏ đặc trưng, thịt lợn đen dẻ cứng và thơm nồng các gia vị rừng.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-12
Xôi ngũ sắc là món ăn của dân tộc Tày vào dịp năm mới. Người Tày ở Tuyên Quang cho rằng mâm xôi ngũ sắc sặc sỡ sẽ tượng trưng cho sự thịnh vượng của họ. Ảnh: Internet. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.